Series “Lịch sử Buê Đuê” (tên sao nội dung vậy LOL), chia sẻ lại hành trình phát triển của LGBT+ trên nhiều góc nhìn. Bạn chỉ thực sự yêu một thứ, khi bạn hiểu về nó đủ sâu sắc. Mình tìm hiểu về lịch sử LGBT, vì mình đã từng rất không "yêu" nổi việc mình thuộc cộng đồng này. Nay mình share lại, và mong nó cũng giúp ích cho bạn. Stay happy, stay healthy nhé! Fanpage: https://www.facebook.com/MotCayButVietMotChiecCoLucSac
Sau các cột mốc lịch sử chung, StoneWall, Drag Queen,... tập 4 của series mình sẽ viết về quá trình phát triển của các phiên bản cờ LGBT+.
Vì sao nó ra đời? Vì dù xã hội thời điểm đó còn khắt khe với LGBT, lá cờ này được sinh ra không phải là một biểu trưng để đảo chính xã hội, mà là để những người LGBT thời đó có thêm sức mạnh và sự đoàn kết để tồn tại và sống thật hạnh phúc.
Các phiên bản cờ cũng sẽ gắn liền các vấn đề tiêu biểu của từng năm khác nhau trong lịch sử LGBT. Lưu ý đọc, bạn sẽ thấy ngay thôi! Bắt đầu nhé:
A hi lâu gồi mới đăng bài lại trên Spiderum, hi vọng mn vẫn khỏe (nguồn: crushpixels)
A hi lâu gồi mới đăng bài lại trên Spiderum, hi vọng mn vẫn khỏe (nguồn: crushpixels)

1960 – 1978: KHÔNG PHẢI "LỤC" MÀ LÀ "BÁT" SẮC

Đây là mother-of các phiên bản cờ LGBT. Do Harvey Milk - người đồng tính công khai đầu tiên trúng cử vào cơ quan chính quyền Mỹ chỉ định cho Gilbert Baker - một nghệ sĩ, nhà hoạt động và một cựu quân nhân đồng tính công khai khác thiết kế.
Ý tưởng thiết kế 8 màu cơ bản được Gilbert lấy cảm hứng từ bài hát Over The Rainbow năm 1939 (OST phim Phù Thùy Xứ Oz), mỗi màu mang một ý nghĩa khác nhau:
Chân dung  tác giả Gilbert và phiên bản cờ "bát sắc" đầu tiên
Chân dung tác giả Gilbert và phiên bản cờ "bát sắc" đầu tiên
Hồng Đậm: Sex
Đỏ: Life - Cuộc sống
Cam: Healing - Sự chữa lành
Vàng: Sunlight - Ánh mặt trời
Xanh lá: Serenity – Thanh bình (có một số nguồn khác cho rằng là Nature – Thiên Nhiên)
Ngọc Lam: Art – Nghệ thuật
Xanh Indigo: Harmony – Hòa quyện
Và Tím: Spirit – Tinh thần LGBT

1978: THẤT SẮC - PHIÊN BẢN NHẠT NHÒA

Để tưởng nhớ và lan tỏa những thành tựu đấu tranh cho bình đẳng giới của Harvey Milk sau khi ông qua đời, các cộng đồng và đồng minh LGBT tại San Francisco liên tục sử dụng lá cờ cho các hoạt động của mình, dẫn đến nhu cầu in cờ với số lượng lớn.
Tuy nhiên, màu Hồng Đậm rất đỗi buê đuê khó in được ra shade chuẩn nên Gilbert Baker, và doanh nghiệp địa phương hỗ trợ in lúc đó là Paramount Flag Co. đã phải loại bỏ và cho ra phiên bản “tạm chấp nhận” này.

1979: LỤC SẮC - PHIÊN BẢN NỔI TIẾNG NHẤT

Đây là ý nghĩa của các màu, có hiệu chỉnh lại đôi chút so với bản gốc
Đây là ý nghĩa của các màu, có hiệu chỉnh lại đôi chút so với bản gốc
Màu Ngọc Lam và Xanh Indigo được pha chung tạo thành Xanh Dương, màu Đỏ được đưa lên trên cùng. Đây là 2 điều chỉnh sau cùng của Gilbert để tạo ra phiên bản cờ được sử dụng rộng rãi mãi đến tận sau này.
Người ta cho rằng do cờ hay được sử dụng cho các tuyến đường diễu hành nên để tạo hiệu ứng tối đa, nó cần được điều chỉnh cho giống cầu vồng ngoài thực tế nhất có thể.

1999: 3 MÀU - PHIÊN BẢN CỜ ĐẠI DIỆN CHO NGƯỜI CHUYỂN GIỚI (TRANSGENDER)

Personally, đây là shade màu mà mình thấy là đẹp nhất về mặt thẩm mĩ
Personally, đây là shade màu mà mình thấy là đẹp nhất về mặt thẩm mĩ
Có một sự thật đau lòng là những vụ giết hại, hoặc tấn công vật lý đối với người LGBT diễn ra nhiều nhất vào những năm này là với người chuyển giới da màu. Cá nhân mình nghĩ do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là thời điểm đó xã hội chưa thực sự cởi mở, và những người sẵn sàng chuyển giới trong thời kì đầu này, thực sự là những người rất dũng cảm và đáng ngưỡng mộ.
Lá cờ được thiết kế vào năm 1999 bởi Monica Helms, một một cựu lính hải quân Mỹ đã công khai là người chuyển giới nữ.
Màu xanh nhạt và màu hồng là màu truyền thống đại diện cho giới tính của bé trai và bé gái. Màu trắng tượng trưng cho những người đã và đang chuyển giới hoặc những người không cảm thấy bản thân gắn liền với bất kỳ giới tính nào.

2017: PHILADELPHIA - PHIÊN BẢN "HƠI" GÂY TRANH CÃI

Có thêm màu đen và nâu. Nguồn: NBC News
Có thêm màu đen và nâu. Nguồn: NBC News
Đây là phiên bản cờ kém được biết đến hơn, thiết kế bởi một PR agency tại Philadelphia. Trong đó, 2 màu nâu và đen được bổ sung, đại diện cho những người bị nhiễm bệnh H, và những người da màu bị kì thị trong chính cộng đồng LGBT+.
Tuy rất nhân văn, một số nhà hoạt động và tổ chức đã chỉ trích thiết kế này, cho rằng nó tạo ra sự chia rẽ không cần thiết trong cộng đồng.

2018: CỜ TỰ HÀO TIẾN BỘ

Cùng theo sự phát triển của xã hội, những vùng khám phá giới và thuật ngữ mới được sinh ra.
Nhà thiết kế và họat động xã hội Daniel Quasar đã kết hợp các phiên bản cờ Tự Hào tạo thành lá cờ mang theo ý nghĩa của tất cả các lá cờ trước: LGBT+, những người chuyển giới, những người sống chung với bệnh H, và những người phi nhị nguyên giới
Tên của lá cờ cũng được đổi từ Pride Flag (Cờ Tự Hào) thành Progress Pride Flag (Cờ Tự Hào Tiến Bộ)

2021: CỜ TỰ HÀO TIẾN BỘ - PHIÊN BẢN MỚI NHẤT

Nguồn: The Atlantic
Nguồn: The Atlantic
Được công bố bởi nhóm vận động Quyền bình đẳng Intersex Vương quốc Anh vào cuối tháng 5 năm nay và nhanh chóng go viral.
Xanh và hồng, theo truyền thống được coi là màu chuyên được dùng để chỉ định cho giới tính nam và nữ, theo đó cộng đồng Intersex - liên giới tính (những người có cơ quan sinh dục không phân định theo truyền thống nam-nữ) sử dụng màu tím và vàng, là 2 màu đối nghịch của xanh và hồng theo quy tắc màu sắc.
Riêng vòng tròn tượng trưng cho sự tròn vẹn, thể hiện rằng người liên giới tính có toàn quyền tự quyết định về cơ thể của họ
Ngoài ra có nhiều phiên bản cờ tượng trưng cho các nhánh cộng đồng riêng như cờ đại diện cho người đồng tính nam/ nữ, cho người song tính, á tính, toàn tính, cờ tự hào dị tính,… Nếu muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể xem qua tại link bài viết này:
https://www.volvogroup.com/en/news-and-media/news/2021/jun/lgbtq-pride-flags-and-what-they-stand-for.html
Kết bài bằng một chiếc hình đẹp lượm lặt được từ Pixels
Kết bài bằng một chiếc hình đẹp lượm lặt được từ Pixels
Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết.