Sea Dragon - Quái vật biển xanh
Sea Dragon - Quái vật biển xanh SpaceX đã phóng thành công tên lửa Falcon Heavy, từ nay nó sẽ mang danh hiệu tên lửa đẩy mạnh nhất...
Sea Dragon - Quái vật biển xanh
SpaceX đã phóng thành công tên lửa Falcon Heavy, từ nay nó sẽ mang danh hiệu tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới. Thế nhưng nó vẫn chưa phải là tên lửa lớn nhất từng bay trên bầu trời, nắm giữ danh hiệu này vẫn đang là Saturn V hay còn gọi là tên lửa mặt trăng, với chiều cao 111m và đường kính 10m, nó từwww.theserialexpert.com
SpaceX đã phóng thành công tên lửa Falcon Heavy, từ nay nó sẽ mang danh hiệu tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới. Thế nhưng nó vẫn chưa phải là tên lửa lớn nhất từng bay trên bầu trời, nắm giữ danh hiệu này vẫn đang là Saturn V hay còn gọi là tên lửa mặt trăng, với chiều cao 111m và đường kính 10m, nó từwww.theserialexpert.com
Xem bài viết của tôi tại địa chỉ gốc:
SpaceX đã phóng thành công tên lửa Falcon Heavy, từ nay nó sẽ mang danh hiệu tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới. Thế nhưng nó vẫn chưa phải là tên lửa lớn nhất từng bay trên bầu trời, nắm giữ danh hiệu này vẫn đang là Saturn V hay còn gọi là tên lửa mặt trăng, với chiều cao 111m và đường kính 10m, nó từng đem con người lên mặt trăng và sau đó là đưa trạm vũ trụ skylab lên quỹ đạo.
Tuy nhiên nếu như lịch sử rẽ sang một hướng khác, thì có lẽ danh hiệu đấy sẽ được dành cho một mẫu tên lửa khác. Kẻ khổng lồ mang tên Sea Dragon quả thực là to lớn so với chú lùn Saturn V.
Với chiều cao 150m và đường kính 23m, toàn bộ tầng thứ nhất của Saturn V có thể được nhét gọn vào trong động cơ của Sea Dragon. Sea Dragon là tên lửa đơn động cơ với lực đẩy lên đến 360,000 kN, gấp 10 lần lực đẩy của Saturn V. Với lực nâng khổng lồ này, Sea Dragon có thể nâng 450 tấn hàng hoá lên quỹ đạo so với 118 tấn của Saturn V.
Tên lửa Sea Dragon được thiết kế bởi Traux, một kĩ sư của hải quân mỹ. Ông cho rằng các thiết kế động cơ phức tạp đã đẩy giá thành tên lửa lên cao, qua đó gây khó khăn cho việc phát triển các tên lửa siêu trọng. Để chứng minh điều này, ông cho ra đời mẫu thiết kế Sea Dragon với thiết kế hết sức đơn giản. Thay vì sử dụng các hệ thống bơm nhiên liệu phức tạp như ở tên lửa Saturn V, sea dragon sử dụng cơ chế nén nhiên liệu. Theo thiết kế này, nhiên liệu được nén với áp suất cao và được điều khiển bằng một hệ thống van đóng mở. Khi van mở, nhiên liệu sẽ tràn vào buồng đốt nhờ áp suất nội tại. Cơ chế này tương tự như cơ chế van mở trên chiếc bếp ga thường ngày vậy, nói thế để thấy thiết kế đơn giản đến mức khó tin của động cơ Sea Dragon. Mặc dù thiết kế này cho hiệu suất đốt thấp hơn nhiều so với cơ chế bơm của Saturn V, chi phí nghiên cứu và phát triển rất thấp khiến cho phép gia tăng quy mô của tên lửa. Bên cạnh đó thiết kế đơn giản khiến cho việc thu hồi và tái sử dụng tầng thứ nhất của tên lửa là hoàn toàn khả thi qua đó giảm cho mỗi kg hàng hoá gửi lên không gian.
Với kích thước khổng lồ của Sea Dragon, riêng việc chế tạo, vận chuyển và lắp ráp hoàn thiện nó cũng là một vấn đề vô cùng nan giải. Bên cạnh đó với sức nâng 355000 kN, sea dragon sẽ tạo nên tiếng ồn vô cùng khủng khiếp nếu phóng ở bệ phóng đất liền. Không những gây ô nhiễm tiếng ốn, năng lượng sinh ra từ nguồn âm thanh này có sức mạnh phá vỡ toàn bộ hệ thống bệ phóng, gây tổn hao cực kì lớn cho mỗi lần phóng. Do đó, Sea Dragon được đề xuất là phóng ở biển, cách bờ mũi Canavero khoảng 30km. Không phải phóng trên bệ phóng nổi mà phần lớn tên lửa sẽ bị đánh chìm, chỉ để phần hàng hoá ở phía trên nhô lên mặt nước. Thực ra, phóng tên lửa ở mặt biển như thế này lại có nhiều lợi thế. Thứ nhất là không phá hỏng bệ phóng, khi mà không có bệ phóng nào để phá hỏng cả, do đó chi phí cơ sở hạ tầng là rất rẻ. Bên cạnh đó nước biển sẽ đóng vai trò làm chống sốc và hấp thụ năng lượng âm thanh sinh ra từ tên lửa, giảm áp lực của sóng âm lên bản thân tên lửa. Hơn nữa, do nước biển có mật độ phân tử dày hơn không khí, nó sẽ góp phần định hướng tên lửa, giúp cho tên lửa giữ phương bay thẳng đứng trong những giây phút đầu của quy trình phóng.
Lắp ráp Sea Dragon tại xưởng đóng tàu
Nếu bạn đang đặt câu hỏi là tại sao nước ko dập lửa. Lửa, như chúng ta đều biết, cần oxy để cháy, và trong nước thì có rất ít oxy. Thông thường, khi đổ nước vào lửa, nó sẽ cắt đứt nguồn oxy duy trì ngọn lửa, lửa sẽ bị dập tắt. Tuy nhiên điều này không đúng với tên lửa, khi mà bản thân động cơ của nó có nguồn oxy riêng. Điều này cũng là lý do tên lửa có thể hoạt động trong không gian, nơi mà hoàn toàn không có oxy.
Nhằm tiết giảm chi phí lắp đặt, toàn bộ tên lửa được lắp đặt ở các nhà máy đóng tàu. Bản thân điều này cũng có những khó khăn nhất định. Nước biển vừa có tính dẫn điện vừa có tính ăn mòn, điều này rất là có hại đối với các thiết bị điện tử tinh tế mà nasa tốn hàng triệu đô để phát triển. Tuy nhiên khó không có nghĩa là không làm được, bản thân các tàu ngầm hiện đại cũng chứa những thiết bị điện tử hiện đại, do đó kĩ thuật đóng tàu ngầm đã được lựa chọn để xây dựng các hệ thống tên lửa Sea Dragon.
Sau khi được lắp đặt hoàn thiện và bơm đầy nhiên liệu ở phương nằm ngang, toàn bộ tên lửa sẽ được kéo ra vùng phóng để sẵn sàng cho quy trình phóng. Khi có mặt ở bệ phóng, các phao nổi ở chân của tên lửa sẽ được bơm đầy bùn, trọng lượng này sẽ kéo chìm phần chân của tên lửa, qua đó dựng tên lửa lên theo chiều thẳng đứng, sẵn sàng phóng.
Đánh chìm Sea Dragon
Sea Dragon với sức mạnh khủng khiếp của mình được dự kiến trong suốt quá trình hoạt động sẽ làm giảm giá thành trên mỗi kg hàng hoá xuống còn chỉ khoảng 20-40$, đây cũng chính là mục tiêu của SpaceX hiện tại. Tuy nhiên điểm mạnh nhất của nó cũng chính là điểm yếu chết người của Sea Dragon, thế giới về cơ bản là không có nhu cầu cho một tên lửa lớn như vậy. Được phát triển trong giai đoạn cao trào của cuộc đua không gian, thế giới cho rằng chúng ta sẽ có trạm đồn trú trong những năm 70-80, qua đó nhu cầu vận chuyển hàng hoá lên mặt trăng là rất lớn. Với nhu cầu lớn như vậy, một tên lửa đẩy khoẻ và rẻ quả thực là rất đáng mơ ước. Tuy nhiên điều đó không thành sự thực và mẫu thiết kế Sea Dragon bị cho vào lãng quên.
Dẫu vậy, tất cả những thiết kế của Sea Dragon vẫn chưa lỗi thời ngay cả ở thời điểm hiện tại. Và hi vọng cho đến một ngày chúng ta sẽ thấy con quái vật biển được vùng vẫy hết sức mạnh.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất