Giễu và tự giễu
Có ai còn nhớ anh chàng này không? Kể từ khi mình biết đến "Tuyệt đỉnh Kungfu" của Châu Tinh Trì, anh luôn là "idol nghiêm túc vô...
Có ai còn nhớ anh chàng này không?
Kể từ khi mình biết đến "Tuyệt đỉnh Kungfu" của Châu Tinh Trì, anh luôn là "idol nghiêm túc vô phúc", "oppa không ngại má la" trong lòng toy. Tưởng như dù cho đời nát-tình tan-điếu thuốc tàn-si-líp rách đi chăng nữa thì anh vẫn có thể giữ cho mình vẻ mặt nghiêm túc, bình thản, ánh mắt đàng điếm, à lộn, đàng hoàng lịch lãm, cùng mái tóc chẻ ngôi giữa gọn gàng điệu đàng ăn đứt cả Đan Trường.
Tuy nhiên, thật may khi anh chọn con đường là một nghệ sĩ làm tóc thay vì chọn quảng cáo làm nghiệp mưu sinh như mình. Bởi vì nói một cách nghiêm túc thì không ai muốn xem một quảng cáo nghiêm túc.
Khi nói ra điều này thì minh2 cảm thấy nó thật là đơn giản. Đó là một sự thật hiển nhiên, đúng không? Chẳng ai muốn dành thời gian xem một thứ chán phèo cả.
Vậy số liệu năm 2017 của NY Times rằng "Tỉ lệ tăng hàng năm của người dùng các chương trình ad-block là 30%" nói lên điều gì? Phải chăng ngày càng có nhiều "đối tượng mục tiêu" đang tìm cách từ chối xem những gì chúng ta làm? Từ chối nghe những gì chúng ta muốn nói?
Phải chăng những gì quảng cáo làm ra đều rất nhàm chán?
Mình nghĩ rằng rất nhiều thứ mà client đang làm cũng tương tự như phong cách sống của "idol nghiêm túc vô phúc" ở trên. Họ quá nghiêm túc về mọi thứ. Họ nhồi nhét tagline, slogan, thông tin sản phẩm, mục tiêu 5 năm, chiến lược cổ đông, lịch họp hội đồng quản trị,...vào một TVC 30 giây. Không khó bắt gặp những nội dung social với độ dài của một bài PR. Client sẽ soi từng chữ trong status và nó phải được viết chính xác theo ý của họ. Chỗ này phải có thông tin này, chỗ kia phải nhắc đến từ kia. Hình ảnh phải cắt cái này, thêm cái kia.
Sự thật là client thường quan tâm cấp trên sẽ nghĩ gì hơn là người tiêu dùng muốn gì, dù rằng khởi đầu của mọi brief cho agency luôn là "đối tượng ABC, thu nhập XYZ". Kết quả là các chiến dịch quảng cáo trở thành một nồi lẩu thập cẩm không ai muốn ăn, được đốt thêm tiền để gí thật sát vào mũi người tiêu dùng. Thế nhưng họ vẫn không ăn và lạnh lùng cài ad-block.
Người bình thường đọc nội dung quảng cáo không quan tâm sứ mệnh thương hiệu là gì. Người bình thường không quan tâm màu của hình ảnh có đúng guideline hay không. Người bình thường không quan tâm slogan nghe có xuôi tai không. Họ không phải là những con robot được lập trình sẽ chăm chú lắng nghe mỗi khi thương hiệu nói, sẽ hô hào tham gia khi thương hiệu có minigame, sẽ tập trung suy nghĩ thấu đáo tầng tầng lớp lớp thông điệp từ thương hiệu.
Họ là những con người bình thường với rất nhiều thứ khác phải quan tâm. Gia đình, sự nghiệp, bạn bè. Chiều nay đón con có sợ bị trễ không? Tối nay nhà mình ăn gì? Đường về giờ này bớt kẹt chưa? Sao lâu rồi không thấy thằng bạn rủ đi nhậu? Một ngày 24 giờ là quá ít để dành ra vài phút, thậm chí vài giây cho những "người lạ nghiêm túc" giả vờ như là bạn của mình. Bạn nhậu trên bàn bia còn không suồng sã bằng bạn thương hiệu trên bàn net. Rốt cuộc chỉ có dân làm quảng cáo chuyền tay xem sản phẩm của nhau.
Như lý tưởng của bác Hồ "Phê cần và tự phê thuốc" (hình như thế), minh2 nghĩ rằng trong quảng cáo, để giảm cái tốc độ cài ad-block này thì mình cần áp dụng phương pháp "Giễu và tự giễu". Giễu sự đời éo le đã phát sanh cái nhu cầu với sản phẩm. Tự giễu cái cơ hội éo le đã mang bạn đến với người tiêu dùng. Và biến chúng thành một câu chuyện thú vị để kể. Đời vốn đã nhiều đau khổ, bớt nghiêm túc thì mới hạnh phúc.
Đó là lí do toy rất thích chiến dịch "Chúc mừng sinh nhật" gần đây của Lazada và đồng bọn.
Rõ là mấy cái tên Marketing Manager, Head of Marketing, Marketing Director này là một đám chơi chung đồng loã với nhau. Chứ không làm sao mà chuẩn bị sẵn thế? Sale thì cũng cần có sự chuẩn bị, là một phần trong kế hoạch cả năm chứ đâu phải cứ vung tay là có. Thế mà các mẹ lại phối hợp với nhau nhịp nhàng kẻ tung người hứng thế mới chết chứ. Và tuyệt vời hơn là họ biến một chiến dịch giảm giá thành một sân chơi.
Giễu và tự giễu. Mình tin đấy là một cách làm thương hiệu tuyệt vời.
Nói ra thì đơn giản nhưng làm thì đương nhiên là rất khó. Nó yêu cầu người làm thương hiệu phải biết mình muốn gì, hiểu sâu sắc về thương hiệu và nắm rõ giới hạn của . Những thứ xa xỉ trong thời đại "ai làm gì mình làm nấy". Tuy vậy, làm được điều mà người khác không làm được mới là cách tốt nhất giúp thương hiệu đi xa.
Thương hiệu nhắm đến nhóm khách hàng trẻ. Thương hiệu nói như người trẻ. Thương hiệu hành động như người trẻ. Thương hiệu thể hiện như người trẻ. Người trẻ thấy thương hiệu giống họ. Người trẻ thích thương hiệu. Người trẻ chấp nhận thương hiệu. Win.
Người thường ở ngoài đường, không phải trên giường. Vậy nên là, bớt nghiêm túc lại nha mấy má!
Scott M, NY Times, "Use of Ad-Blocking Software Rises by 30% Worldwide", <https://www.nytimes.com/2017/01/31/technology/ad-blocking-internet.html>
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất