Tôi đoán rằng: có lẽ mỗi con người trên thế giới này đều có chung một mong muốn giống nhau là có thêm tài sản cho chính bản thân mình. Mong muốn xuất phát từ lòng tham ẩn sâu trong chúng ta kể từ thời xa xưa cho đến tận bây giờ. Từ nhu cầu đó chính tôi và bạn đang làm hai điều trong cuộc  sống mình đó là Kiếm tiền và Tiết Kiệm.
Chúng ta học thêm các kiến thức chuyên ngành . Chúng ta phát triển thêm các kỹ năng bản thân. Lưu trữ lại các dữ liệu lao động để xây dựng lên nền móng kinh nghiệm. Để từ đó ta cung cấp giá trị sản phẩm và dịch vụ đến doanh nghiệp, khách hàng và kết quả từ việc trên chính là tiền . Từ thuở bé chúng ta đã biết chúng ta sẽ phải lao động.
Song với kiếm tiền để có thêm tài sản thì việc chúng ta giữ tiền và chú trọng cách ta dùng tiền cũng là một cách ta có thêm tiền. Tại sao nhỉ ? Tại sao tôi chú trọng trong cách dùng tiền lại cũng là một cách kiếm tiền. Hãy cùng tôi khám phá câu chuyện sự tiêu thụ năng lượng trong chương 10 từ cuốn sách “Tâm lý học về tiền” đầy thú vị.
(Cuốn sách : Tâm lý học về tiền)
(Cuốn sách : Tâm lý học về tiền)
Trong những năm 1970 tại Hoa Kỳ sự phát triển trong nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và toàn cầu nói chung. Các dấu hiệu khủng hoảng dầu đã xảy ra vì lượng sản phẩm ô tô , nhà máy , nhà cửa đã được tạo ra dẫn đến nhu cầu sử dụng dầu đi kèm. Nhưng tại thời kỳ đó con người chúng ta đã vượt qua sự khủng hoảng năng lượng, nó không bắt nguồn từ việc ta kiếm được nhiều dầu hơn bằng việc tìm thấy hay là trong việc khai thác tốt hơn. Mà kết quả đến từ  sự tối ưu trong việc sử dụng dầu  . Với thông tin sách cho biết rằng:
“ Hoa Kỳ đã sử dụng năng lượng trên mỗi đô la GDP ngày nay ít hơn 60% so với năm 1950”
Khi tôi đọc xong các câu chuyện chương 10 miêu tả đến. Tôi phải òa lên sự bất ngờ vì những góc nhìn thú vị này.
Từ câu chuyện trong chương 10 về khủng hoảng năng lượng tôi sẽ đặt lên hai ý như sau:
+ Khai thác thêm dầu gắn với việc ( Kiếm tiền)
+ Sự tối ưu trong việc sử dụng dầu gắn với việc ( Tiết kiệm)
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, chúng ta đã vượt qua bằng sự tối ưu trong việc sử dụng dầu. Vậy chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao chúng ta không khai thác thêm dầu? Nếu ta kiếm thêm thật nhiều vậy có thể đơn giản giải quyết được vấn đề sao ? Nhưng có những điều khi đối chiếu với thực tế không đơn giản như vậy trong cả việc  khai thác dầu hay là việc chúng ta kiếm thêm tiền. Ở khía cạnh về việc tìm kiếm thêm dầu đó là một câu chuyện đau đầu về địa lý, địa chất, chính trị... Dầu là một loại tài nguyên hữu hạn , Thậm chí việc kiếm thêm dâu không hề đơn giản chút nào. Cùng với đó việc kiếm thêm tiền thì sao? Là một người trẻ kinh nghiệm còn thiếu, kiến thức chưa cao, kỹ năng chưa đủ. Việc kiếm thêm tiền không phải là câu chuyện ngày 1 ngày 2. Chúng ta cứ như đang ở vị trí vừa bị động và chủ động trong việc kiếm thêm tiền vậy. Nó là một câu chuyện nằm trong sự mơ hồ vì còn chịu vào việc phụ thuộc các tác động khác : môi trường, sự kiện, cơ hội … , thật khó để ta có thể nắm bắt được.
Tiết kiệm có thể lại là một câu chuyện khác. Chính chúng ta có thể chủ động trong sự tối ưu việc sử dụng tiền hay là việc sử dụng dầu. Tôi đảm bảo với bạn rằng đó cũng không phải là một câu chuyện đơn giản mà ta có thể làm và thay đổi nhanh. Tuy nhiên sự tối ưu lại là một hướng đi có thể bắt tay vào làm liền bằng sự phân tích chính chi tiêu cá nhân và sự phát triển kiến thức bản thân để đưa ra sự tối ưu trong thực phẩm, dịch vụ,  đưa đồng tiền đến đúng với giá trị của nó. Như cách mà các nhà khoa học và các kỹ sư đã chú trọng phát triển hệ thống máy móc . Điều thần kỳ đã xuất hiện, đó là việc chúng ta sử dụng ít năng lượng hơn nhưng kết quả cho lại là năng suất đã tốt hơn theo thời gian.
Hãy cùng nhau xem xét về hậu quả trong việc tiêu thụ bừa bãi . Không khó để chúng ta biết được hậu quả từ nó. Thứ chúng ta đã bỏ ra không nhận lại được giá trị tối ưu nhất. Sự bừa bãi trong việc chi tiêu ảnh hưởng đến sự kiểm soát tâm trí của bản thân. Phó mặt vào nhu cầu mong muốn bản thân đưa ta đến sự mất kiểm soát trong việc chi các dòng tiền của mình. Một ví dụ điển hình mà tôi đã được quan sát xung quanh cuộc sống mình. Tại các thị trấn hay thôn quê bạn sẽ có thể biết đến một vài  gia đình như sau: Đó là những gia đình kinh doanh , những người dân buôn hay những nông dân chăn nuôi sản xuất. Có những thời điểm mà người dân dã chúng ta hay gọi là thời tới. Tại những thời điểm đó những con người trong họ có thể kiếm được một lượng tiền mà chúng ta có thể nói là siêu khổng lồ.
Điểm nguy hiểm nhất tại thời điểm đấy là cách họ dùng tiền nhiều đến một cách dư thừa trong sinh hoạt. Tất nhiên nhu cầu cuộc sống đầy đủ hơn khi thu nhập nhiều hơn là một nhu cầu đúng đắn trong mỗi chúng ta. Điều tôi thấy được là giá trị sống của họ không đạt hiệu quả so với số tiền đã chi. Môi trường sống, chất lượng thực phẩm, thời trang, giải trí… đã không thay đổi quá nhiều. Tôi nhìn thông qua số lượng thực phẩm mà họ đã mua và bỏ đi. Giá trị quần áo họ mua, họ sẵn sàng trả 500k cho chiếc áo chất lượng 50k ở các cửa hàng vì lời mời chào nghe mát cả người và cũng sẵn sàng bỏ đi sau vài ba tuần sử dụng vì quần áo đã hơi nhăn rồi. Niềm vui trong giải trí cũng chỉ là các bữa tiệc ăn uống và hát hò. Đôi lúc còn dính tới thú vui đỏ đen.
Điều tất yếu không phải lúc nào cũng gặp thời dù là ai , nhưng thói quen mất kiểm soát tâm trí trong sinh hoạt đã hình thành. Có những gia đình mà tôi quan sát được đã gặp tình trạng dòng tiền vào trở nên ít đi nhưng dòng tiền chảy ra vẫn không thay đổi như thời điểm gia đình ăn nên làm ra. Dẫn đến có một số người ở giai đoạn đầu họ vay nợ để chỉ thỏa mãn thói quen chi tiêu như trước đây gây ra một hệ quả rất xấu cho một chuỗi sự việc sẽ diễn ra sau đó. Để rồi khi cảm nhận thấy mọi thứ không ổn thì việc hối hận vì đã sử dụng tiền một cách phung phí cũng đã muộn. Suy nghĩ giá như xuất hiện và thực sự rất khó để vượt qua.
Một ví dụ trong sách cho chúng ta chú trọng đến giá trị việc sử dụng hiệu quả. Có hai người với lợi nhuận đầu tư hàng năm như sau: A với 8%, B  với 12%. Nhưng A chỉ cần một nửa số tiền để hạnh phúc còn B thì là một tỷ lệ nhiều hơn để đạt tới sự hạnh phúc. Về lâu dài A vẫn khá giả hơn dù là một nhà đầu tư tồi hơn. Nhưng vì A học cách hạnh phúc với ít tiền hơn. Điều đó đã tạo ra khoảng cách. Việc tăng lợi nhuận lên  là  một điều  không dễ dàng . Nhưng sử dụng tiền hiệu quả cũng đem lợi ích to lớn như lợi nhuận tăng lên vậy.  
KẾT LUẬN :
Tiết kiệm bằng cách sử dụng tiền một cách tối ưu giúp ta mang đến hiệu quả to lớn. Bằng cách nhìn nhận sự quan trọng trong góc nhìn phát triển bản thân nói chung và kiến thức tối ưu trong chi tiêu nói riêng. Từ đó giúp ta giải quyết vấn đề hiệu quả đưa đến sự tối ưu trong chi phí phải bỏ ra. Như cách mà con người chúng ta đã giải quyết khủng hoảng năng lượng những năm 1970 bằng cách tối ưu máy móc cho ô tô, nhà máy sản xuất giúp gia tăng năng suất với lượng năng lượng bỏ ra ít hơn. Câu chuyện trên đã thật sự đánh động trong tôi. Cho tôi cơ hội nhìn nhận được sự quan trọng trong từng đồng mà tôi bỏ ra. Liệu nó đã hợp lý hay chưa ? Nếu sử dụng hợp lý thì kết quả đem lại sẽ xứng đáng với từng đồng từng cắc mà ta phải chi . Điều này chắc chắn là một trong những điều tuyệt vời nhất.
Mọi thứ chúng ta cần điều năm dưới cái tôi của chúng ta. Bạn sẽ lựa chọn mua như thế nào giữa một trái dưa hấu hay một vài cây kem dưa hấu, Một nải chuối hay bịch snack, 300g thịt bò hay bò viên đã chế biến sẵn, một ly nước chanh tự pha  hay là một chai nước ngọt có ga… ? Hãy suy ngẫm và đưa ra lựa chọn riêng cho chính mỗi bản thân mình.
Bài viết trên chỉ là một góc nhìn nhỏ bé từ chính bản thân mà mình có thể cảm nhận được và hoàn toàn có thể đúng hoặc sai trên các quan điểm khác nhau. 
Cuốn sách "Tâm lý học về tiền" còn vô vàn góc nhìn hay mà các bạn có thể  khám phá. Nên bạn hoàn toàn có thể tìm  và đọc. Những điều mà cuốn sách nói đến biết đâu  có một vài  điều  giúp bạn giải quyết một số vấn đề hoặc tặng bạn sự nhận thức một số thứ hay ho thì sao. Và đừng ngần ngại chia sẻ lại với mình nếu điều ấy xảy ra.
Cảm ơn các bạn vì đã đọc. Chúc bạn một ngày đầy thú vị.