Em thấy sách Nguyên Phong được giới thiệu khá nhiều khi có bạn hỏi về sách tâm linh, có vẻ có nhiều bạn không biết rằng đa số sách của Nguyên Phong là phóng tác chứ không phải dịch. Phóng tác kiểu Nguyên Phong là kiểu có thể tự ý thay đổi nội dung sách gốc, và Nguyên Phong thay đổi rất nhiều, có những cuốn (như Hành Trình Về Phương Đông) là thay đổi gần như hoàn toàn. Cái nguy hại em thấy ở đây là nội dung bịa nhưng lại được nhiều độc giả nghĩ là có thật (vì Nguyên Phong luôn nói vậy), và thấy đáng tiếc cho những cuốn sách gốc hay và chân thật hơn lại được ít người biết đến.
Dưới đây em liệt kê một số cuốn sách dịch từ bản gốc tương ứng với sách phóng tác của Nguyên Phong để các bác tham khảo. Các bác có thể đọc cả hai bản để thấy sự sai khác nội dung nhiều ít thế nào.
1. Hành Trình Về Phương Đông: sách dịch bản gốc cũng có cùng tên nhưng bìa màu xanh (sau này còn ra mấy màu khác) và dày hơn nhiều. Ngoài ra cũng thấy nhiều bác phản ánh rằng cuốn Hành Trình Về Phương Đông của Nguyên Phong giống gần như y hệt cuốn Đông Phương Huyền Bí của Paul Brunton, khác mỗi nhân vật, nhiều đoạn còn được trích dẫn y nguyên. Nhưng cuốn Đông Phương Huyền Bí này em chưa đọc nên chưa rõ cụ thể. Lưu ý sách gốc vốn đã là truyện bịa. (tham khảo: http://www.bairdtspalding.org/)
https://external-content.duckduckgo.com/iu/?u=https%3A%2F%2Fwebdocsach.com%2Fwp-content%2Fuploads%2F2020%2F07%2Fhanh-trinh-ve-phuong-dong.jpg&f=1&nofb=1

2. Huyền Thuật Và Các Đạo Sỹ Tây Tạng: Sách dịch bản gốc là Tây Tạng Đạo Sư Và Huyễn Thuật.
3. Đường Mây Qua Xứ Tuyết: sách dịch bản gốc có 2 bản của hai dịch giả khác nhau có tên là Con Đường Mây Trắng  Hỏi Đường Mây Trắng Qua.
4. Tử Thư Tây Tạng: Quyển này em thấy trên mạng chứ không thấy sách giấy, sách giấy của Nguyên Phong tên là Trở Về Từ Cõi Sáng. Quyển tử thư Tây Tạng với nội dung dịch từ sách gốc Tây Tạng ở Việt Nam có 3 bản là Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư, Người Chết Đi Về Đâu,  Đại Giải Thoát Thông Qua Sự Nghe Trong Bardo.
Còn những quyển khác Nguyên Phong phóng tác theo em biết là không có bản dịch tiếng Việt, các bác có thể tìm bản tiếng Anh nếu thấy cần tham khảo thêm.
Trong số này Hành Trình Về Phương Đông gốc (vì là bịa nên) có thể thay bằng Tự Truyện Của Một Yogi cho những bác thích những câu truyện phép thuật huyền bí mà vẫn có triết lý tôn giáo.