Sách chi mà dạy ra quyết định tốt và dễ thực hành?
Hehe, Hồi ký, tiểu sử này nọ là số 1. Tại nó không chỉ nói khẩu quyết hay đề cập chung chung, mà quan trọng nhứt là người ta kể về một quá trình để đi đến kết luận, và đó chính là điều cần phải học, không phải là những phân tích đằng sau kết quả (hay hậu quả), vì nói phân tích đằng sau giống như phân tích một trận bóng đá đã có tỷ số vậy, nói nhăng nói cuội nói gì cũng "có lý".
Mới đọc chun chút nhưng thấy rất hay. Cụ tỷ một ví dụ như ông Lý kể về từ thời vừa niên thiếu, thì bà mẹ đã đem mọi việc trong gia đình ra hỏi ý kiến cậu con trai của mình, và đó là một điều tuyệt vời với ông Lý trong quá trình được giáo dục, hun đúc ý chí tự lập, ra quyết định.
Cá nhân mình có sự hứng thú nhiều với chi tiết này với những trải nghiệm cá nhân rất đáng giá. Nếu bạn được đặt những câu hỏi đơn giản và có thể trả lời được, dần dà đến những việc quan trọng hơn bạn sẽ gánh vác, và sống ở một tư thế lúc nào cũng sẵn sàng giải quyết mọi việc cho trôi chảy.
Chủ động, nghe lạ mà quen, đó chính là thói quen thứ nhất trong 7 thói quen thành đạt của Covey. Đây là những thói quen rất tốt và là mầm mống tốt để phát triển những đức tính tốt đẹp khác. AI mà không thích làm việc với người luôn chủ động tìm ra hướng giải quyết công việc, phải không?
Việc người mẹ hỏi ý kiến con mình mang một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ cung cấp cho con sự tự tin khi đưa ra quyết định, mà điều này còn có thể giúp nảy nở những khí chất khác, ví dụ như "cảm thấy có trách nhiệm chung" với một việc mà người khác có thể sẽ nghĩ, đó không phải việc của mình, điều này cũng có thể tạo nên đức tính cần cù, siêng năng khi cảm thấy "mình nên là người nhận trách nhiệm việc này chứ không phải người khác". Thông thường đứa trẻ được hỏi ý kiến có khả năng sẽ ủng hộ những nhắc nhở của cha mẹ về việc nhà, hay của cộng đồng về những việc chung mà nhiều người sẽ không chịu làm.
Thoạt đầu đọc thì thấy vai trò của người cha của ông Lý khá mờ nhạt, không biết đoạn sau thế nào, hehe, nhưng đoan đoán là những người đàn ông vĩ đại đa số, có lẽ thêm trường hợp này là được sự nuôi dạy kỹ lưỡng của người mẹ, mà thường thiếu vắng mặt của bên còn lại.
Có lẽ đó là quy luật chung? Vẫn có những người giỏi do người cha nhào nặn nên nhưng hình như là ít hơn?