Phần 1: Giới thiệu sách

Phần 2: Mục lục
Phần 3: Review sách

NHẮM MẮT BẮT ĐƯỢC VIỆC – ANH TUAN LE CUỐN SÁCH HƯỚNG NGHIỆP BẠN TRẺ NÀO CŨNG CẦN CÓ
“Nhắm mắt bắt được việc” – cuốn sách truyền cảm hứng và trao cho bạn những giá trị cơ bản để lựa chọn và theo đuổi một công việc như ý.
“Không biết mình thích nghề gì” là cụm từ xuất hiện thường xuyên khi nói về công việc ở rất nhiều bạn trẻ.
Một em học sinh cấp 3 không biết mình thích nghề gì nên không biết phải chọn ngành nào, trường gì để học cho phù hợp.


Một em sinh viên năm hai không biết mình thích nghề gì nên tâm trạng lúc nào cũng lo lắng về tương lai ra trường sẽ làm gì, ngành mình học hiện tại có đúng không, liệu mình không có đam mê thì có thành công không.
Một em sinh viên vừa tốt nghiệp không biết mình thích nghề gì, nên cứ đi làm ở chỗ mới được một thời gian thì lại chán và nghỉ, vì không biết mình thích cái gì, cái gì là hợp với mình – cái gì là cái mà mình nên theo đuổi.
Rất nhiều bạn trẻ khác có cơ hội học hành, làm việc có nhiều năm kinh nghiệm, môi trường giao tiếp rộng lớn hơn nhiều lần so với thế hệ trước. Thế nhưng dễ dàng chán nản, mang cảm giác vô định, thiếu niềm tin vào công việc mình làm. Các lý do phổ biến: Thiếu đam mê, không yêu thích công việc được gia đình định hướng, hoặc hối tiếc vì đã chạy theo nghề nghiệp thời thượng mà quên lắng nghe mong muốn thực sự của bản thân…


Với hàng loạt bài viết chia sẻ về kỹ năng tìm việc và kĩ năng phát triển bản thân cùng các dự án hướng nghiệp của UNESCO _ CIC, “Nhắm mắt bắt được việc” của tác giả Anh Tuan Le đã mang đến những tips ngắn gọn và hiệu quả dành cho bạn thông qua 7 chương sách:
  • Chương 1: Hiểu rõ chính mình: đưa ra 2 phương pháp để tìm thấy sở thích và đam mê của bản thân: tự hỏi bản thân – ngồi thiền & sử dụng các bài test tính cách online
  • Chương 2: Hiểu rõ thị trường tìm việc: đưa ra thông tin về các loại hình công việc, các nguồn tìm việc tốt cho sinh viên, các hoạt động ngoại khóa cũng như việc làm thêm cho sinh viên…
  • Chương 3: Phát triển mạng lưới chuyên nghiệp: các bước để xây dựng một website cá nhân để tạo sự lan tỏa và kết nối cộng đồng.
  • Chương 4: Kỹ năng viết CV: chỉ ra những lỗi sai cơ bản khi viết CV, các tips ngắn gọn viết CV phù hợp với từng loại hình công việc khác nhau. Chương 4 cũng hướng dẫn khá chi tiết từ việc viết “Thông tin cá nhân” như thế nào, đến “Kỹ năng” cần có để phù hợp với công việc tuyển dụng, thậm chí bao gồm cả lưu ý khi viết “thông tin khác” ra sao.
  • Chương 5: Cách viết cover letter: đưa ra phương pháp S.T.A.R – cách mô tả kinh nghiệm và kỹ năng cơ bản cùng những ví dụ cụ thể
  • Chương 6: Phỏng vấn tìm việc: cách trả lời những câu hỏi quen thuộc & khó nhằn trong phỏng vấn, phỏng vấn xong thì làm gì?
  • Chương 7: Bạn là nguồn cảm hứng của chính mình: những chia sẻ chân thành của tác giả về những việc nên làm ở tuổi 20. Ngoài ra còn có phụ lục các website học kỹ năng, các lớp học online, các cuốn sách hướng nghiệp hay nên đọc.
Sách về kỹ năng tìm việc trên thị trường hiện nay có rất nhiều, cung cấp thông tin chi tiết và bổ ích. Tuy nhiên, phần lớn các cuốn sách đi sâu vào các vấn đề tìm việc tại môi trường nhà nước mà thiếu đi các kỹ năng giúp các bạn sinh viên tìm việc ở các công ty tư nhân, tập đoàn quốc gia nhưng vẫn phù hợp với văn hóa Việt Nam để các bạn trẻ có thể áp dụng ngay như Nhắm mắt bắt được việc.


Bên cạnh đó, thay vì viết dưới dạng hướng dẫn từ A – Z, tác giả chia sẻ rất nhiều câu chuyện của bản thân ở từng phần, cũng như câu chuyện của các bạn học sinh, sinh viên đã từng gặp phải những vấn đề khó khăn khi đi tìm việc. Học từ những câu chuyện thật, những vết xe đổ của người đi trước là cách nhanh nhất để vượt qua thất bại của bản thân.
Với “Nhắm mắt bắt được việc”, bạn sẽ có bộ bí kíp tuyệt đỉnh tìm việc đánh đâu thắng đó. Một cuốn sách hướng nghiệp bạn trẻ nào cũng cần phải có.
Tác giả Anh Tuan Le
Career Blogger tại website anhtuanle.com – chuyên chia sẻ các bài viết Kỹ năng tìm việc và Kỹ năng phát triển bản thân dành cho người trẻ.
Quản lý dự án hướng nghiệp của trung tâm UNESCO – CIC
Hỗ trợ cho các chương trình dành cho sinh viên như YouthSpeak của AIESEC, VietAbroader Career Conference, Networking Event của RMIT…

Tác giả có hoạt động online tích cực trên Spiderum này
Và có trang cá nhân
Facebook

Phần 2: Mục lục

Nhắm mắt bắt được việc – Anh Tuan Le. Lê Tuấn Anh. Phòng hướng nghiệp UNESCO
Một số bài viết đã được đăng trên trang cá nhân của tác giả nhưng sách sắp xếp nội dung tốt hơn và có những phần tổng kết lại việc cần làm.
Mục lục
  • Giới thiệu
  • Chương 1: Hiểu rõ chính mình
  • Chương 2: Hiểu rõ thị trường làm việc
  • Chương 3: Phát triển mạng lưới chuyên nghiệp
  • Chương 4: Kỹ năng viết CV
  • Chương 5: Cách viết Cover Letter
  • Chương 6: Phỏng vấn tìm việc
  • Chương 7: Bạn là nguồn cảm hứng của chính mình
  • Phụ lục: Đọc cho đỡ buồn
Bắt đầu
Giới thiệu
Sách giải quyết 3 vấn đề :
  • Mông lung không biết thích gì, làm gì
  • Viết CV
  • Kỹ năng phỏng vấn

Chương 1: Hiểu rõ chính mình
Lộ trình nghề nghiệp đầy đủ gồm có:
  • Hiểu rõ bản thân
  • Hiểu rõ thị trường tuyển dụng
  • Biết cách tự lập kế hoạch nghề nghiệp cho chính mình
  • Chọn nghề bằng cây:
  • Phần Gốc rễ: Sở thích, Khả năng, Cá tính, Giá trị nghề nghiệp
  • Phần Hoa quả: Được nhiều người tôn trọng, Công việc ổn định, Môi trường làm việc tốt, Lương cao, Cơ hội việc làm
Bắt đầu từ phần Gốc rễ trước, Không làm ngược khi tập trung vào phần Hoa quả
Làm các bài tập trong Sách:
  • Em không biết mình thích cái gì?
  • Em thấy mình chẳng giỏi kỹ năng nào cả
  • Giá trị sống của mỗi người khác nhau
 Tổng kết
Trả lời 3 câu hỏi
  • 3 sở thích của bản thân là gì?
  • 3 kỹ năng giỏi của bản thân là gì? Viết ra giấy 100 – 300 từ về kinh nghiệm thực tế bạn đã sử dụng kỹ năng trên
  • 3 giá trị sống của bản thân là gì?
Làm xong tự nghiền ngẫm trước khi chuyển sang chương tiếp.
Chương 2: Hiểu rõ thị trường làm việc
 Sinh viên mới ra trường có thể làm vị trí nào?
Các nguồn tìm việc tốt cho sinh viên
Những người giỏi nào đáng để học theo
Ra quyết định và chịu trách nhiệm
Sinh viên có nên tham gia câu lạc bộ nào không?
Chương 3: Phát triển mạng lưới chuyên nghiệp
Ai cũng nên có một website cá nhân, tại sao?
Các bước để làm nhanh một website cá nhân
Làm sao để nổi tiếng “nhẹ” trên mạng xã hội
Networking như thế nào để danh bạ có nhiều số hơn?
Chương 4: Kỹ năng viết CV
Đọc một tin tuyển dụng như thế nào?
CV và Résume khác nhau như thế nào?
Thực trạng viết CV hiện nay của các bạn trẻ Việt Nam
7 nhầm lẫn trước khi viết CV
Các bước viết CV từ A-Z
Thông tin cá nhân gồm những gì?
Viết kỹ năng gì vào CV
Phần học vấn trong CV viết như thế nào
Phần thông tin khác thì viết cái gì
Kinh nghiệm làm việc là cái nhà tuyển dụng muốn xem nhất nên viết như thế nào?
Không có kinh nghiệm thì nên viết CV như thế nào?
4 Cách sắp xếp thông tin CV tùy vào từng công việc
Làm sao để thêm số liệu vào CV
Cách viết CV Profiles, Personal Statement, Carrer Objectives trong CV
7 vấn đề thường gặp viết CV
9 lỗi trong CV làm tốn 6s của nhà tuyển dụng
Bảng chấm điểm CV
Chương 5: Cách viết Cover Letter
Cover Letter thì viết như thế nào?
Viết Cover Letter khi còn là sinh viên
Viết Cover Letter với phương pháp STAR
Kính gửi Ai khi viết Cover Letter?
Viết nhanh Cover Letter trong 30 phút
Tự chấm điểm Cover Letter
Chương 6: Phỏng vấn tìm việc
Có những kiểu phỏng vấn gì?
Tìm hiểu gì về công ty trước khi đi phỏng vấn
Lặt vặt chuyện đi phỏng vấn xin việc
Sở thích của bạn là gì?
Giới thiệu bản thân
Phỏng vấn nhanh qua điện thoại
Vì sao em nhảy việc và mức lương hiện tại của em là bao nhiêu?
Em đề nghị mức lương bao nhiêu?
Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty này?
Lương bao nhiêu thì đủ
Phỏng vấn xong về nhà thì nên làm gì
Chờ bao lâu nếu công ty không gọi lại sau buổi phỏng vấn
Cẩm nang chuẩn bị phỏng vấn xin việc cho người mới bắt đầu
Thế mạnh của bạn là gì
Làm tư tưởng trước khi đi phỏng vấn
Chương 7: Bạn là nguồn cảm hứng của chính mình
Làm sao để tràn đầy cảm hứng và động lực
Những điều đọng lại ở tuổi 20
Sống đơn giản cho đời thanh thản
Phụ lục: Đọc cho đỡ buồn
Một số website
Lớp học kỹ năng miễn phí
Các cuốn sách hay nên đọc về hướng nghiệp
Công việc thực tập đã giúp mình nhiều như thế nào?
5 Bước chụp ảnh Cv chuyên nghiệp ngay tại nhà
Kinh nghiệm làm việc là cái chi chi
161 động từ tiếng Anh giúp CV của bạn chuẩn hơn

Phần 3: Review sách

Review Sách “Nhắm Mắt Bắt Được Việc”: Cuốn Cẩm Nang Chống Thất Nghiệp Các Bạn Trẻ Nên Đọc!



Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay chưa thể trả lời câu hỏi: “Bạn là ai?” hay “Bạn muốn trở thành người như thế nào?”. Nếu bạn đã gửi CV đến nhiều nơi nhưng vẫn chưa có được công việc như ý muốn. Nếu bạn cần những lời khuyên để có được một CV cạnh tranh và bí quyết khiến bạn tự tin trước nhà tuyển dụng.Thì hãy đọc ngay “Nhắm mắt bắt được việc”.
Dù bạn đang học ngành nào hay trường gì đi chăng nữa, chắc chắn bạn sẽ giỏi hơn bạn bè xung quanh ở một kỹ năng nào đó. Chỉ cần tìm ra được mình giỏi chỗ nào, kết hợp với những kỹ năng cơ bản có thể học được, bạn sẽ có một công việc mơ ước thôi, hoặc ít nhất, không thể thất nghiệp được đâu.
Chương 1: Hiểu rõ chính mình
Với trải nghiệm của một người làm Tư vấn Hướng nghiệp, tác giả chỉ ra vấn đề cơ bản mà người trẻ nào cũng mắc phải đó là không hiểu rõ chính bản thân mình. Vậy làm thế nào để tìm thấy sở thích và đam mê của bản thân? Mình tạm phân loại thành 2 phương pháp cơ bản từ quyển sách. Phương pháp thứ nhất xuất phát từ chính bản thân chúng ta: tự hỏi bản thân – ngồi thiền, hoặc ghi chép lại các công việc trong tuần và nhìn lại xem bạn thật sự thích hoạt động nào. Phương pháp thứ hai là sử dụng các bài test tính cách online.
Không phải cứ thích vẽ vời thì sẽ làm thiết kế, thích ăn uống thì sẽ làm nhà hàng. Mỗi một sở thích có thể mang đến cho chúng ta một cơ hội nghề nghiệp khác nhau mà nhiều lúc bản thân còn chẳng nghĩ tới. Nên điều quan trọng là lúc nào chúng ta cũng phải sẵn sàng để đón nhận cơ hội khi nó xuất hiện.
Sau Tính cách là đến Kỹ năng, làm thế nào để biết bạn giỏi kỹ năng gì? Cũng lại có nhiều phương pháp để kiểm tra: làm bài test kỹ năng, chủ động hỏi để có được feedback của những người xung quanh, nhớ lại các công việc mà bạn đã làm và tưởng tượng các công việc mà bạn có thể tự tin đảm nhận.
Ybox


Điều tôi thích ở quyển sách này nhất? Đó chính là phần tác giả đề cập đến “giá trị sống”. Lần đầu tiên tôi nghe về khái niệm này là trong cuốn “Đường đến Standford” của tác giả Huyền Chíp. “Giá trị sống” nên là điều được các bạn trẻ quan tâm hàng đầu, bởi vì nó sẽ định hướng con đường bạn đi, công việc bạn chọn và giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp. Giá trị sống sẽ thay đổi theo từng thời điểm nhưng nó sẽ đi cùng chúng ta đến suốt cuộc đời. Vậy giá trị sống của bạn là gì? Gia đình, bạn bè, sức khoẻ hay công việc.
Chương 2: Hiểu rõ thị trường tìm việc
Khi bạn đã bắt đầu hiểu được bản thân mình, biết mình nổi bật ở đâu và chưa thật sự giỏi ở điểm nào… thì việc cần làm tiếp theo phải là nắm bắt nhu cầu thị trường. Có những loại hình công việc nào? Các nguồn tìm việc tốt cho sinh viên và lưu ý đối với từng nguồn? Bạn nên follow ai Facebook để học hỏi được nhiều điều hay ho? Sinh viên nên tham gia các hoạt động nào hay làm những công việc gì? Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những hướng dẫn giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn.
Các bạn cũng đừng quá quan trọng việc tham gia câu lạc bộ này, học cái kia để có được giấy chứng nhận. Thật ra kinh nghiệm cá nhân mình thấy, nhà tuyển dụng không để ý đến các thể loại giấy chứng nhận đó đâu. Quan trọng là trong quá trình tham gia câu lạc bộ, các bạn đã làm được gì, học được gì từ đó. Đương nhiên câu lạc bộ nó có cái khác với đi làm, nó ít áp lực hơn, đặc biệt về mặt tài chính. Nên nếu ví dụ trong quá trình tham gia câu lạc bộ, bạn tổ chức không thành công một sự kiện gì đó, làm sai điều gì, thì hãy coi đó là một bài học, để kể lại với nhà tuyển dụng, để chắc chắn khi đi làm bạn sẽ không mắc phải những lỗi tương tự như thế nữa.
Chương 3: Phát triển mạng lưới
Chương này hoàn toàn thuyết phục mình sự cần thiết để xây dựng một website riêng cho bản thân, nơi làm bạn nổi bật giữa cộng đồng theo một hướng tích cực. Tác giả chia sẻ chi tiết các bước để xây dựng một website và những nội dung bạn có thể tự tạo, lan toả và kết nối với mọi người. Bên cạnh đó, những kênh hữu ích để mở rộng mạng lưới có thể là tham gia các buổi networking chuyên nghiệp, ngày hội nghề nghiệp, mạng xã hội Linkedin hay đơn giản là nhờ người thân, bạn bè giới thiệu cho bạn một mối quan hệ mới.
Ybox


Mình nghĩ mỗi chúng ta đều có một niềm đam mê nhất định. Ví dụ mình thích các chủ đề hướng nghiệp, có bạn mình thích về thời trang, có người lại thích về đá bóng – vậy tại sao không tự phát triển cho bản thân một thương hiệu cá nhân về chủ đề đó nhỉ.
Chương 4: Kỹ năng viết CV
Chương này đặc biệt đưa ra các tips rất hay mà bản thân mình cũng hay bỏ lỡ trước đây đó là tận dụng các thông tin có được trong “tin tuyển dụng” – Job Description để khiến CV mình trở nên ấn tượng hơn. Các bạn cũng nên lưu ý những lỗi dễ mắc phải trong quá trình chuẩn bị và gửi CV là thiết kế CV màu mè không cần thiết, gửi cùng một CV đến nhiều nơi và không điều chỉnh thông tin trong CV để phù hợp với các công việc khác nhau, CV quá dài hay gửi kèm nhiều tệp đính kèm không cần thiết. 
Ybox


Liệu bạn đã biết cách để tránh được những lỗi sai cơ bản trong CV của mình và khiến nhà tuyển dụng muốn gặp bạn ở vòng phỏng vấn? Chương này sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn từ việc bạn nên viết “Thông tin cá nhân” như thế nào, cách đề cập đến các “Kỹ năng” sao cho phù hợp với công việc bạn ứng tuyển, phần “Học vấn”, “Kinh nghiệm làm việc” có những lưu ý nào khi viết và cuối cùng là tận dụng phần “Thông tin khác” ra sao.
Chương 5: Cách viết Cover Letter
Cover Letter là gì và bạn nên viết gì ở đây? Mình thích thú với phương pháp S.T.A.R - cách mô tả các kinh nghiệm và kỹ năng ngắn gọn với Situation (kinh nghiệm làm việc bạn muốn nói đến), Task (nhiệm vụ bạn được giao ở vị trí đó), Action (Bạn đã làm gì để giải quyết công việc đó), Result (Hiệu quả công việc của bạn). Các ví dụ cụ thể sẽ giúp bạn hiểu và áp dụng ngay lập tức.
Một vấn đề thường gặp của các Cover Letter mình chỉnh sửa tới thời điểm này đó là lỗi liệt kê thay vì miêu tả kỹ năng. Ví dụ như trong Cover Letter các bạn hay viết “Em có kinh nghiệm làm nhân sự ở công ty A, làm kế toán ở vị trí B, làm tình nguyện viên ở tổ chức C, ngoài ra em còn có khả năng dùng Microsoft Office, làm việc nhóm, giao tiếp và các kỹ năng khác”. Việc liệt kê như vậy không có gì sai, nhưng những thông tin đó quá chung chung và không tạo được sự khác biệt cho bạn. Hãy tưởng tượng một người bạn của bạn cũng đang ứng tuyển vào vị trí đó, họ cũng viết y chang những điều trên như bạn, vậy điều gì sẽ tạo nên sự khác biệt giữa bạn và người bạn đó?
 
Chương 6: Phỏng vấn tìm việc
Sau khi vượt qua vòng đơn, vòng phỏng vấn sẽ quyết định bạn có được công việc mơ ước không! Những việc bạn nên làm trước vòng phỏng vấn là tìm hiểu thật kỹ về công ty (thế mạnh của công ty là gì?, công ty có những hoạt động nào?, công ty có những đối thủ nào? Và thậm chí là tìm hiểu cả những người sẽ phỏng vấn bạn!
Mỗi câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra sẽ là một cơ hội cho bạn cung cấp thêm thông tin và làm nổi bật bản thân mình giữa rất nhiều ứng viên khác. Chính vì vậy, hãy lắng nghe thật kỹ câu hỏi và nghĩ xem nhà tuyển dụng muốn biết thông tin gì từ bạn qua câu hỏi đó. Hãy chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến này nhé: Giới thiệu bản thân, Sở thích của bạn là gì?, Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Điểm mạnh của bạn là gì?, Bạn biết gì về công ty chúng tôi?, Công việc trước đây của bạn là gì?, Vì sao bạn ứng tuyển vị trí này? Và cuối cùng là câu hỏi quen thuộc: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Đối với những người mới ra trường, hoặc đi xin việc lần đầu, câu khó trả lời nhất là “Em đề nghị mức lương bao nhiêu?” Vì sao lại khó vậy? Bởi chúng ta chưa đi làm bao giờ, nên không nắm được mặt bằng chung mức lương trong ngành nghề, thành ra không biết đề xuất bao nhiêu là đủ. Nhiều quá thì sợ người ta không biết đề xuất bao nhiêu là đủ. Nhiều quá thì sợ người ta không chọn mình làm, ít quá thì sợ mình bị thiệt thòi.
Ybox


Ngày xưa, mình có đọc một số lời khuyên là khi nhà tuyển dụng hỏi câu đó, mình nên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng là “Công ty trả bao nhiêu cho vị trí này?”. Một lần đi phỏng vấn cho một công ty quảng cáo, lúc anh CEO hỏi là em kỳ vọng mức lương bao nhiêu, mình cũng áp dụng ngay chiêu này, hỏi lại “Không biết công ty sẽ trả cho em bao nhiêu?”, thế là ngay lập tức bị anh ý phủ đầu và dạy cho một bài học. Anh ý khuyên mình là khi nhà tuyển dụng hỏi gì thì nên trả lời, đừng hỏi vặn lại. Thế là mình mất điểm luôn.
Phỏng vấn xong về nhà thì nên làm gì? Một tips nho nhỏ góp phần gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đó là hãy viết thư cảm ơn. Đâu là thời điểm thích hợp để viết thư cảm ơn, nên viết dài hay ngắn và nội dung thư nên bao gồm những gì đều được chia sẻ cụ thể trong chương này.
Mỗi một câu trả lời, hãy đảm bảo cho mình là có đủ hai yếu tố: Về bản thân mình và Có liên quan đến công ty không? Như vậy là đủ. Ví dụ, bây giờ hỏi “Thế mạnh của em là gì?”, thay vì nói sơ sơ là “Em giỏi A, B, C” (đó là về bản thân), ta cần bổ sung là với A, B, C đó em có thể giúp công ty làm được X, Y, Z (như vậy là đã nói về công ty).
Chương 7: Bạn là nguồn cảm hứng của chính mình
Cá nhân mình thích chương này nhất vì những chia sẻ rất chân thành của tác giả về những điều mà các bạn trẻ ở tuổi 20 nên làm, từ việc hình thành các thói quen tốt, chú ý chăm sóc sức khoẻ của bản thân, theo đuổi mục tiêu của bản thân chứ không phải của một ai khác, học cách tiết kiệm đến việc phớt lờ những người không thích mình. Ngoài ra sách còn có phần phụ lục với thông tin về các website học kỹ năng mới mỗi ngày, lớp học online miễn phí (để viết vào CV) hay các cuốn sách hay nên đọc về hướng nghiệp.
Không phải cứ ra trường là phải kiểm việc “ổn định”, lấy vợ/chồng, sinh con, mua nhà, mua ô tô - không có quy định nào yêu cầu một người phải như vậy cả. Đừng theo đuổi mục tiêu của người khác, hãy theo đuổi mục tiêu của chính mình. Khi nghĩ về tương lai, đừng nghĩ về công việc bạn sẽ làm có tên là gì, hãy nghĩ xem bạn đang theo đuổi giá trị gì, điều gì làm bạn vui, điều gì có thể làm để đóng góp cho xã hội.
Cá nhân mình, là sinh viên, chẳng có gì để mất. Chúng ta phần đông còn chưa phải nghĩ đến vấn đề cơm áo gạo tiền, nên bạn vẫn có nhiều lựa chọn khi xin việc. Thua keo này ta bày keo khác. Chỗ này không nhận thì ta ứng tuyển chỗ khác, đâu có mất gì, ngoài thời gian, mà thời gian thì tuổi này có nhiều mà. Quan trọng là nếu mãi không hiệu quả, các bạn phải tìm hiểu xem, mình còn yếu ở đâu, tại CV mình kém, hay kinh nghiệm mình thiếu, hay mình phỏng vấn chưa tốt?
Kết
Lời tác giả: “Nếu bạn là một người muốn an phận, một công việc trong biên chế, bỏ tiền ra để chạy vào chỗ này, chạy vào chỗ kia, cuôn sách này có lẽ không phù hợp. Tất cả những gì mình viết trong này nhằm giúp các bạn có đủ kỹ năng, kiến thức để tự bản thân kiếm được một công việc phù hợp, bằng chính năng lực, kỹ năng của bản thân chứ không phải bỏ tiền ra để xin xỏ. Công việc đó có thể là trong một công ty tư nhân Việt Nam, hoặc nó cũng có thể ở một tập đoàn đa quốc gia – biết đâu được. Và một trong những kỷ năng mà các bạn cần chính là xây dựng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp.”
“Nhắm mắt bắt được việc” thật sự là cuốn cẩm nang chống thất nghiệp một cách hiệu quả dành cho người trẻ. Tác giả Anh Tuan Le đưa ra những lời khuyên, mà theo cảm nhận của mình, vô cùng chân thành và hữu ích nhằm giúp các bạn trẻ chuẩn bị hành trang để tìm được công việc mơ ước sau khi tốt nghiệp. Điều đầu tiên mình nghĩ đến sau khi đọc hết cuốn sách đó là: Ước gì mình đọc được những điều này ngay từ năm nhất đại học! Dù bản thân không nuối tiếc những tháng ngày đại học vì đã học và “làm” hết mình và ít nhất hiểu được bản thân và nhận thức được “giá trị sống”, nhưng đọc quyển sách này càng sớm thì các bạn sẽ đỡ vất vã hơn trong việc định hướng con đường phía trước và những việc nên làm để có một bản CV thật nổi bật.
 
Tác giả: Meo Anh - Bookademy
------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/
Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]