SUY THOÁI KINH TẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC MÀ TÔI RÚT RA
Một chút dòng suy tư của tác giả
Dạo gần đây khi tôi đọc báo chợt nghe thấy những cảnh báo về suy thoái kinh tế toàn thế giới vào năm 2023, những ký ức bồi hồi chợt ùa về. Cảm giác đó giống như khi tôi còn bé những năm 2012 khi ấy thế giới đang trải qua một giai đoạn tồi tệ của suy thoái kinh tế. Các công ty vật lộn sống quá ngày tìm mọi cách để duy trì sự sống. Các chính sách kinh tế bơm tiền để giải cứu làm đồng tiền mất giá tôi vẫn nhớ cái ngày khi tôi chợt nghe được thông tin, các cậu các chú các bác tôi phá sản và trắng tay… những người từng có trong tay hàng chục tỷ đồng vào thời điểm 2005, từng đi oto sang trọng, ở trong biệt thự nguy nga có cả hồ bơi ấy vậy mà phải bán tháo từng chút một để trả lãi ngân hàng cố gắng duy trì công ty tồn tại thoi thóp.
Note: Bài này tôi viết chỉ để cảnh báo các nguy cơ mà các bạn Startup và các công ty nhỏ đang và sẽ gặp phải trong tương lai. Khi thành công và tiền bạc chỉ có trong nhất thời.
1. Bạn không thể bị phá sản ngay cả khi âm vốn nhưng vẫn vỡ nợ do âm dòng tiền cả khi sở hữu tài sản hàng chục tỷ
Thời điểm 2012 khi đó bđs ở Việt Nam chững lại, cũng đã có rất nhiều các lời mời gọi các triết lý đầu tư giữ tiền, nào là mua vàng nào là mua đất nào là đầu tư nhà máy nhà xưởng. Người thân tôi cũng tin vậy họ mua vào các bđs và đầu tư trang thiết bị máy móc để phục vụ cho công ty nhưng rồi ầm cơn địa chấn đi qua. Toàn bộ nghành xây dựng VN đứng yên, hàng loạt các cty nhà thầu vỡ nợ bất ngờ. Không có đơn hàng việc duy trì số lượng lớn máy móc và nhà xưởng, bđs trực tiếp cấu một miếng rất đau vào báo cáo tài chính cho mục khấu hao. Các nhà thầu đại lý thì thi nhau vỡ nợ và rồi không ai trả nợ, một bản báo cáo tài chính 2012 rất đẹp nhưng sang 2013,2014 phải ôm theo một đống nợ xấu không thể thu hồi. Các ngân hàng bị siết room tín dụng hối thúc thu hồi nợ và rồi những máy móc nhà xưởng bđs kia không thể thanh lý ngay lập tức, quá hạn trả nợ nửa năm trong khi phải bán từng phần máy móc nhưng không ai thèm mua ( nghành xây dựng đóng băng ai thèm mua máy móc xây dựng làm gì khi chính họ còn không có việc làm) và rồi công ty đó suýt chút nữa bị xét vào mục phá sản ngay cả khi còn rất nhiều tài sản.
2. Khi thành công chúng ta là anh em, khi thất bại em bái bai anh
Việc đầu tư góp vốn cùng nhau là điều rất dễ dàng thấy ở các công ty Startup mọi chuyện đều ổn khi hoạt động kinh doanh bình thường nhưng khi khó khăn. Chính các cổ đông ngày đầu đó yêu cầu rút vốn để bảo toàn tài sản của mình. Đó cũng là lý do chính đáng chứ đâu có sai trái gì đâu. Nhưng tiền ngày mai trả lương công nhân còn không có thì lấy tiền đâu mà hoàn vốn. Thế là chuyện gì đến cũng phải đến kiện cáo, đấu tranh ngay trong nội bộ công ty. Khách hàng người ngoài nhìn thấy cũng lắc đầu ngao ngán, anh em trong nhà thì không nhìn mặt nhau thật thảm họa. Uy tín của công ty xây dựng hàng chục năm cũng từ đó bốc hơi.
3. Đòn bẩy tài chính, không hề tồn tại cái gọi là hệ số an toàn
Có rất nhiều cách tính và công thức tính khác nhau về tỷ lệ nợ/ vốn chủ sao cho an toàn, nhưng điều nực cười là: “ Mọi hệ số đều chỉ có thể đo lường dựa trên kết quả trong quá khứ, chúng không thể dự đoán được tương lai”. Như đã đề cập ở phần 1 tài sản mà công ty đó có rất nhiều và chỉ vay có 5 tỷ để mua đất và mua tài sản nhưng rồi sao? Khi suy thoái kinh tế lạm phát dâng cao lãi suất thả nổi của ngân hàng từng có thời điểm lên đến 20%. Vay 5 tỷ sau 1 năm trả nợ đến 1 tỷ tài sản đứng ra đảm bảo là miếng đất được định giá tới 10 tỷ kia. Suốt 4 năm ròng từ 2012-2016 doanh nghiệp nhận rất ít đơn hàng ấy vậy mà mỗi năm trả nợ tới 1 tỷ đồng. Một con số thật khủng khiếp cuối cùng thì miếng đất trị giá 10 tỷ cũng bị ngân hàng xiết nợ. Tài sản trị giá nhất của gia đình đó chính thức bay đi chỉ sau 5 năm sở hữu
4. Suy thoái kinh tế là chuyện của mấy ông to bà lớn
Một nhận định hoàn toàn sai lầm, suy thoái là câu chuyện của tất cả mọi người, năm đó bà bán bánh mì đầu ngõ tôi cũng phải đau đầu khi suy nghĩ chuyện nên tăng giá cho ổ bánh mì 5000 đồng hay là giữ nguyên mà ít lời. Nhưng mà dạo này người ta ít ra đường ăn sáng lắm ai cũng khó khăn mà. Một cuộc đấu tranh nội tâm sâu bên trong lòng mỗi con người. Người thì thất nghiệp người may mắn thì giữ được công việc. Những người yếu thế cạnh tranh công việc trong xã hội càng thiệt thòi hơn khi người ta quyết định đi xe buýt thay vì bắt grab. Đúng vậy đây là câu chuyện của mọi nhà. Khi cầu giảm cung cũng giảm theo.
Kết bài: Bài viết chỉ là những dòng cảm xúc và suy nghĩ thoáng chốc của tác giả cũng là bài học sinh tồn mà bản thân tác giả cùng người nhà đã phải trải qua trong quá khứ. Tác giả hi vọng rằng những lời tâm sự mà tác giả viết có thể giúp bạn đọc ít nhiều khi trải qua một đợt suy thoái tiếp theo
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất