Sử Thi Ấn Độ Vĩ Đại Mahabharata Và Chí Tôn Ca ...

Ngày phổ thông chúng ta đã được học 1 trích đoạn Sử thi Rama, nhưng Ấn Độ còn có 1 bộ sử thi khác hoành tráng hơn, gần gấp 5 lần Sử thi Rama, chứa đựng trong tất cả mọi yếu tố về văn hóa, lịch sử, triết học, tôn giáo, thần thoại...đến nỗi mà người Ấn Độ có câu tục ngữ:
"Cái gì không tìm thấy ở trong Mahabharata thì cũng không thể tìm thấy được ở Ấn Độ"
Đó là Sử thi Mahabharata.
Sử thi Mahabharata được coi là thiên sử thi dài nhất thế giới (gấp khoảng 10 lần Iliad + Odyssey), là "Đại bách khoa toàn thư" về Ấn Độ cổ. Nó chiếm vị trí quan trọng trong triết học và tôn giáo Ấn Độ với phân đoạn Bhagavad Gita, thuật lại cuộc đối thoại giữa "tráng sỹ tay khỏe" Arjuna và Krishna, một vị thần hóa thân.
Sử thi Mahabharata lớn lao đến nỗi mà người Ấn Độ cho rằng nó được thần linh ban tặng. Theo truyền thuyết, tác phẩm vừa ra đời thì đã được dùng ngay làm sách dạy học cho các bậc vua chúa, đạo sĩ, thần linh, Trời… Và cứ như thế qua hàng nghìn năm, tác phẩm vẫn dồi dào sức sống, hùng vĩ như núi Himalaya, cuồn cuộn như nước sông Hằng và rực thắm như bông hoa Patala nơi rừng già Ấn Độ. Tập sử thi đã thu hút sự chú ý say mê, thán phục của tân thế giới, từ các nhà Đông phương học đến các nhà văn, nhà tư tưởng. Bởi qua tập sử thi, người Ấn Độ thời xưa đã băn khoăn đi tìm một lẽ sống mà họ cho là tốt đẹp nhất trong một thời buổi nhiễu nhương đầy những xung đột, họ cũng đã rung động với những tình cảm, những ước mơ nhân văn chủ nghĩa nhất, ước mơ hòa bình, ước mơ một phong cách sống hào hùng, ước mơ những quan hệ tốt giữa người với người...
Cuốn này và cuốn Bhagavad Gita Nguyên Nghĩa (phân đoạn của Sử thi Mahabharata kèm giải nghĩa) dường như không còn ở đâu có sách bán, một vài người mua lẻ sách cũ đã báo rằng mua phải đồ đểu, có mỗi cái bìa bên trong toàn báo. Các bác cẩn thận.
Okar Research: Shambhala in the Mahabharata (500 BC)