SỰ CHÍNH TRỰC
Tại sao chúng ta phải giữ “sự chính trực” trước hết cho riêng bản thân mình, vì đối với tôi đó là kim chỉ nam, trong tất cả các hoạt động thường ngày, trong tất cả các mối quan hệ, và cả trong kinh doanh với khách hàng.

Ảnh: Hoàng hôn trên Tà Xùa - Yên Bái
Khi nghe đến điều này, nhiều người có thể nghĩ rằng “sự
chính trực” là điều khá hiển nhiên, hoặc là điều lý thuyết hóa trong những cuốn sách dạy về đạo đức. Tôi cũng đã từng không quan tâm đến cái từ này, cho đến khi ở cái tuổi này, khi sự hỗn loạn và thay đổi bên ngoài diễn biến phức tạp và không đoán trước được. Thì “sự chính trực” là điều dẫn dắt tôi mỗi ngày trong cuộc sống.
Tại sao chúng ta phải giữ “sự chính trực” trước hết cho
riêng bản thân mình, vì đối với tôi đó là kim chỉ nam, trong tất cả các hoạt động thường ngày, trong tất cả các mối quan hệ, và cả trong kinh doanh với khách hàng.
Tôi chưa có con, nhưng tôi có những đứa cháu nhỏ, điều đầu tiên thật sự diễn ra trong đầu tôi, là dạy cháu mình phải chính trực. “Chính trực” không phải là đức tính, cũng không phải tính cách, mà nó là điều bản thân ta mỗi ngày phải theo đuổi và lựa chọn.
Giữa vô vàn sự biến động, giữa vô vàn lợi ích trước mắt,
chúng ta bắt buộc phải đưa ra lựa chọn, nhưng lựa chọn làm sao để mang lại kết quả tốt nhất cho mình, mà không mang lại hậu quả đáng tiếc nào, đó là điều thật sự khó khăn trong cuộc sống hiện nay. Nhưng tôi thật sự muốn mang lại cho bạn một sự gợi ý “hãy nghĩ về sự chính trực” khi trong những sự lựa chọn mà bạn chưa thể đưa ra quyết định.
Điều thứ hai, tôi muốn nói đến nữa là khi giữ sự chính trực,
khi giữ sự chân thật của bản thân, lúc ấy bạn không cần phải tô vẽ bản thân mình hào nhoáng trước mặt một ai đó, rồi phải luôn cố gắng để chứng minh cho họ, bạn thật sự như vậy, cái năng lượng cố gắng ấy, cố gắng để sự đẹp đẽ, sẽ làm cho bạn mất nhiều thời gian và năng lượng, cho những điều thật sự trong cuộc sống. Và nó sẽ bạn dẫn bị chệch hướng, mà về lâu về dài, bạn sẽ không biết là bản thân mình đi chệch hướng, có một câu nói rất hay “cái gì sai, mà được làm nhiều lần, hoặc được đại số đông lựa chọn làm, thì lâu dài nó trở thành đúng”. Giống như một kiểu thao túng vậy, người khác thao túng bạn cũng không đáng sợ bằng chính bạn đang thao túng bạn.
Để tôi phân tích ở một khía cạnh khác mà tôi nhận ra, trong khi quan sát chính mình, là khi ta tô vẽ bản thân mình trước mặt người khác, nó sẽ mặc định trở thành “tài sản” của ta, mà tôi gọi là tài sản vô hình. Khi đã gọi là tài sản, bất cứ con người nào cũng sẽ sợ mất nó, họ sẽ cố gắng giữ lấy nó, bám víu và xây dựng nó. Nhưng có khi nào, bạn nhận ra, cái “tài sản” ấy không phải là của bạn hay không?
Có những bạn, hoặc những người sẽ phản bác lại điều này với tôi, họ nói rằng “con người phải tiến bộ, phải trau dồi, chứ không phải phơi bày cái tệ, cái tiêu cực, rồi mặc định nó là của mình, thì chúng ta mãi không thể đi lên”.
Đây thật sự là một câu hỏi lớn giữa hai trường phái, một trường phái “sống thật với chính mình, đi tìm chính mình” và một trường phái “phải hoàn thiện, phải phát triển, phải cố gắng, để đi lên”.
Nhưng tôi thử đặt ra một câu hỏi: Nếu bạn thật sự không biết mình, cái sự cố gắng của bạn có chắc mang lại đúng hướng cho bạn hay không, hay là những điều bạn đang cố gắng hoàn thiện, là sự chuẩn mực của xã hội, hay còn gọi là tiêu chuẩn của xã hội, mà “tất cả”, không quan tâm đến sự khác biệt của mỗi người, đều phải trở thành và làm theo?
Nếu bạn thật sự không rõ nữa, thì tôi đưa ra một ví dụ, bạn
đã từng có cảm giác khao khát một đạt được một thứ gì đó, để khi bạn đạt được rồi, bạn cảm thấy phấn khích, bạn cảm thấy vui sướng, tôi cho có những điều đạt được sẽ mang lại cho ta niềm vui cả năm. Nhưng khi niềm vui qua rồi, bạn còn lại gì, có chăng là một thứ cũ kỹ nào đó, rồi bạn đặt mục tiêu tiếp tục để mong muốn có thêm trạng thái niềm vui khác.
Nhưng khi bạn sống chân thật với chính mình, thì niềm vui của bạn sẽ diễn ra mỗi ngày, đó là trải nghiệm của tôi. Thứ nhất, bạn sẽ không mất quá nhiều năng lượng để trở nên hào nhoáng trước ai khác. Thứ hai, bạn không mất nhiều năng lượng và thời gian để đưa ra những quyết định hàng ngày. Thứ 3, bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian của 2 điều trên, để sống và cảm nhận cuộc sống của chính mình. Và lúc ấy, cũng là lúc bạn sẽ thấy vui với chính mình, vui với những điều bạn đang có, vui với những thứ nhỏ nhặt diễn ra xung quanh bạn, mà bạn đôi lúc không nhìn thấy được. Đó là lý do tại sao có câu nói “hạnh phúc là hiện tại”.
Cuộc sống chúng ta ngày càng được đơn giản hóa hơn, với sự phát triển của AI, nhưng để làm sao con người chúng ta có thể vượt qua AI, với tốc độ “công nghệ học máy của AI”, không phải chúng ta phải học nhiều và trao dồi nhiều hơn nó, nói thật, không thể học lại. Chúng ta phải thông minh hơn AI, ở một chỗ, phải tiết kiệm năng lượng của bản thân, vào những điều thật sự quan trọng trong cuộc sống. Hay theo nguyên tắc 80/20, luôn luôn phải tìm ra 20% những
công việc, những hoạt động mà giúp chúng ta mang 80% kết quả mĩ mãn. 20% ở đây tôi cho là những điều, những nguyên tắc mà bản thân ta thiết lập cho mình, để mình theo đuổi.
Và để tôi nhắc lại một lần, “sự chính trực” không phải tính
cách, đó là con đường mà ta theo đuổi, có đôi lúc ta sẽ đi chệch hướng, nhưng hãy quay lại, và tiếp tục. Hãy để nó làm kim chỉ nam trong hành trình cuộc sống này của bạn.
Đọc thêm các bài viết khác của mình tại
Ann Lê

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này