Lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về sự bất lực tự luyện và lý thuyết của nó trong trầm cảm. Ở bài viết này, hãy cùng xem cách learned helplessness được áp dụng ra sao để tìm hiểu về những học sinh thiếu tự tin về khả năng của mình, hay những người phụ nữ khốn khổ với nỗi đau thể xác. 

Và ở cuối bài, sẽ đưa ra giải pháp được viết bởi chính Seligman - người đặt những viên gạch nền móng cho sự bất lực tự luyện. 

1. Theory of violence (1)

Vào những năm 70 ở Mỹ, khi phong trào bạo hành phụ nữ bắt đầu, sự bất lực tự luyện cũng theo đó được đưa vào để giải thích hành vi của nạn nhân. 
Google
Trong trường hợp của bạo lực gia đình hoặc sự lạm dụng trong các mối quan hệ. Những kẻ đó sẽ thường xuyên mang tới một chuỗi "cú sốc điện", tức những hành vi lạm dụng mà chúng bắt nạn nhân phải chịu, khiến họ thích nghi với hoàn cảnh đó và rồi sau đó "dạy" nạn nhân rằng họ không thể kiểm soát được tình huống. Chúng sẽ tiếp tục duy trì cho đến khi nạn nhân học được sự bất lực. 

Tất nhiên là trong vô thức. Các từ ngữ của đoạn văn có thể khiến bạn lầm tưởng kẻ lạm dụng cố ý đưa nạn nhân vào sự bất lực để kiểm soát họ. Việc "dạy" ở đây đề cập tới việc bạo lực thường tới một cách không thể đoán trước, hoặc có thể nhưng méo tránh được, từ đó khiến nạn nhân tin rằng họ không kiểm soát được tình huống. 

Trong những trường hợp lạm dụng cực đoan ví dụ trói dưới hầm, nhốt trong nhà.Thật dễ để thấy những hành vi lạm dụng sẽ dẫn tới sự bất lực tự luyện. Ở đây thực sự họ không thể trốn thoát cũng như kiểm soát tình huống. Giống như những chú chó trong thí nghiệm ban đầu, học được rằng dù chúng có cố gắng đến mức nào, cũng ăn điện đều đều. Họ cũng sẽ bất lực và cam chịu dưới sự kiểm soát của những kẻ lạm dụng. 

Sự nhận thức này thường rất khó để rung chuyển, yêu cầu một liệu pháp tâm lý mạnh mẽ và sự giúp đỡ từ xung quanh để loại bỏ chúng. 

Dựa trên sự bất lực tự luyện, một lý thuyết đặc biệt đã được đưa ra bởi Leonore walker cho sự lạm dụng trong các mối quan hệ được gọi là theory of violence. Trong lý thuyết này đề cập tới một mối quan hệ mà ở đó sự lạm dụng đã xảy ra thường có khả năng tiếp tục theo một cách có thể dự đoán được và lặp đi lặp lại hình mẫu (lạm dụng) ấy. 

Thường thì một chu kì bạo lực có cấu trúc như sau: 
Google
Giai đoạn 1 - xây dựng sự căng thẳng: kẻ lạm dụng bắt đầu tức giận, giao tiếp đổ vỡ, mối quan hệ trở nên căng thẳng. Giai đoạn này là rất đáng sợ với những người từng bị lạm dụng, nạn nhân cảm thấy "ngàn cân treo sợi miến" và sợ rằng bất cứ điều gì bản thân làm sẽ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn, từ đó dẫn tới hành vi mềm mỏng và phục tùng. 


Giai đoạn 2 - lạm dụng: tại đây kẻ lạm dụng sử dụng bạo lực để thể hiện quyền lực và sự kiểm soát nên nạn nhân. 

Giai đoạn 3 - giải thích: ở đây kẻ lạm dụng có thể sẽ xin lỗi, cảm thấy ăn năn. Hoặc anh ta sẽ đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài như áp lực công việc, rượu chè ... 

Giai đoạn 4 - tuần trăng mật: lúc này các hành vi lạm dụng dừng lại và kẻ lạm dụng hành động như thể sẽ không bao giờ  xảy ra nữa. Nạn nhân sẽ dần tin rằng cuộc sống đã bình yên trở lại và nửa còn lại của họ sẽ thay đổi. 

Giai đoạn yên bình sẽ kết thúc sau một khoảng thời gian và vòng luẩn quẩn lại bắt đầu. 

Như ta biết ở bài trước, sự sốc điện liên tục sẽ khiến nạn nhân mất ý chí để rời bỏ tình huống. 

Nhưng rõ là chỉ trong các trường hợp cực đoan thì nạn nhân mới không thể thoát ra được theo nghĩa đen. Với sự lạm dụng thông thường, ví dụ một ông chồng hay đánh đập. Thứ gì đã tạo nên "lồng sắt" giữ nạn nhân ở lại? 

 Câu trả lời là các yếu tố kinh tế, xã hội hoặc gia đình. Ví dụ có thể cô ấy phụ thuộc về kinh tế hoặc văn hóa không cho phép việc ly hôn, hoặc vì cuộc bạo lực đã có giai đoạn 3,4. Hoặc cũng có thể cô ấy sợ con cái sẽ đau khổ khi không có cha. 

Nhưng các yếu tố này phụ thuộc vào nhân, thay đổi theo thời gian, nên mọi chuyện có thể sẽ đi xa so với dự kiến. Ví dụ như đi kèm du nhập văn hóa phương tây và sự cởi mở của xã hội, việc dời đi thay vì ở lại với kẻ lạm dụng là điều thường thấy. 

Bản thân lý thuyết cũng được thừa nhận là sự lạm dụng trong thực tế có thể sẽ khác so với lý thuyết, có thể là không có giai đoạn 1 hoặc 3. Cũng có thể chỉ có giai đoạn 2. 

Hãy giữ tinh thần hoài nghi, vì thực tế thì phức tạp, trong khi chúng ta lại yêu thích sự giản đơn. 

 
2. Trong giáo dục (2) 

Sự bất lực tự luyện xuất hiện khá thường xuyên trong lĩnh vực giáo dục. Nơi mà việc học tập vẫn thường được tin là liên hệ với năng khiếu. Điều mà - khiến cho học sinh tin rằng giỏi hay dốt là ngoài tầm kiểm soát. 

Hãy xem xét một thí nghiệm được thực hiện bởi nhà tâm lý học Charisse Nixon tại trường Penn state Erie (video nè - khuyến khích xem rồi đọc tiếp). Bà yêu cầu sinh viên chơi trò tráo thứ tự các chữ cái để tạo thành các từ mới. Một nửa lớp được giao 3 từ là whirl, slapstick, cinerama - hai từ đầu nghe trong video bà bảo là không thể giải được (ai giải được comment phát). Một nửa còn lại giao cho 3 từ bat, lemon và cinerama - hai từ đầu dễ

Rồi khi đã thấy nửa lớp được giao từ dễ đã xong thì Nixon nói ai xong rồi thì giơ tay, trong khi nửa lớp còn lại loay hoay. Rồi đến từ thứ 2 cũng vậy, nửa lớp có từ khó chắc sẽ bối rối kèm chút tự ti khi rõ là mọi người dễ dàng hoàn thành còn bản thân thì loay hoay ở từ whirl. 

Giờ ta có thể nhìn khuôn mặt đen như đáy nồi của sinh viên bên trái, giờ là lúc sự bất lực tự luyện phát huy tác dụng nè. Lúc nhìn vào từ thứ 3 - từ mà cả hai nhóm đều có, nhóm được giao từ khó sẽ có con mắt khác hoàn toàn với nhóm đang trên đà chiến thắng. Vâng, kết quả như bạn thấy, họ bỏ cuộc ngay từ khi bắt đầu, dù đây không phải một từ khó, có thể dễ dàng chuyển thành American. 
my confidence was shot.
Sự bất lực ở học sinh thường là một vòng luẩn quẩn. Những học sinh bị thất bại nhiều lần - tức "sốc điện" thường sẽ nghi ngờ khả năng của bản thân, từ đó dẫn tới đặt ít nỗ lực hơn vào việc học hành, từ đó giảm cơ hội đạt thành tích tốt. 
Google
Ví dụ một học sinh trong giây phút mà anh ta nhận được điểm hóa dưới 3 lần thứ 5-6 sẽ bắt đầu nghi ngờ khả năng của bản thân hoặc đơn giản nghĩ "chúng ta không thuộc về nhau", điều ấy sẽ dẫn tới việc đặt ít nỗ lực hơn, rồi đạt thành tích thấp, thành tích thấp lại củng cố niềm tin ban đầu. 

Trường hợp ở trên minh họa cho sự bất lực tự luyện, chính là niềm tin rằng "hành động độc lập với kết quả". Học sinh tin rằng dù có làm gì thì kết quả học tập vẫn luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ta. 

Tuy nhiên nên lưu ý là con người có khả năng suy nghĩ, điều này khiến sự bất lực tự luyện ở chúng ta là khác biệt so với những chú chó của Seligman. Thay vì chỉ dập khuôn theo hoàn cảnh (tức auto cứ nhiều sự kiện tiêu cực là ta sẽ bất lực). Loài người lại phản ứng khác nhau tùy theo phong cách giải thích của bản thân. 

Nếu anh ta tin rằng mình thất bại vì bản thân ngu ngốc hoặc giáo viên ghét anh, những thứ không nằm trong tầm kiểm soát của anh ta, thường có khả năng rơi vào vòng xoáy của sự bất lực tự luyện. Ngược lại, nếu anh ta nghĩ rằng chỉ đơn giản là mình chưa học tập chăm chỉ hoặc hơi đen tý thôi, thì khả năng sẽ thấp. (3) 

Đây là một ví dụ đắt giá trong cuốn the turn-off child: learned helplessness and school failure của Robert và Myrna Gordon trong việc thay đổi tư duy. 

Nhà trị liệu tắt đèn và hỏi một học sinh: điều này nghĩa là đã không còn ánh sáng? 

Học sinh: không, vì bạn đã tắt công tắc thôi. 

Nhà trị liệu sau đó sẽ nói: có một công tắc trong đầu bạn đã tắt, nhưng bạn lại nghĩ vốn không có ánh sáng. 

Điều này giúp chuyển đổi cách nghĩa về lý do của sự thất bài từ "tôi ngu ngốc, tôi không có năng khiếu môn này" sang "tôi đã tắt công tắc, nghĩa là tôi đã không nỗ lực". Chuyển việc "ngoài tầm kiểm soát" thành "có thể kiểm soát được". 


3. Learned optimism (4)

Khái niệm về sự lạc quan tự luyện đề cập lần đầu trong cuốn learned optimism của Seligman - cha đẻ của tâm lý học tích cực, như là một đối trọng của sự bất lực tự luyện. 

Sự lạc quan tự luyện đề cập tới việc chúng ta có thể thay đổi góc nhìn về thế giới một cách lạc quan hơn, bằng việc chiến đấu với negative self-talk (bấm vào nếu bạn không hiểu rõ) và thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng mindset tích cực hơn. Từ đó, mọi người có thể "tự luyện" để trở nên lạc quan. 
Google
Vốn là một trong những người tiên phong trong nghiên cứu về learned helplessness. Seligman cảm thấy tò mò về một số cá nhân không trở nên bất lực ngay cả khi hoàn cảnh của họ đủ điều kiện. Mối quan tâm Seligman thay đổi và ông bắt đầu xem xét điều gì khiến chúng ta lạc quan hơn. Nên nhớ sự bất lực tự luyện ở con người, ngoài các sự kiện tiêu cực ra thì suy nghĩ của người đó cũng quan trọng không kém, nếu anh ta áp dụng phong cách giải thích lạc quan để diễn giải các sự kiện thì khả năng rơi vào sự bất lực tự luyện là rất thấp, và phong cách giải thích bi quan cho kết quả ngược lại. (5) 

Vì thế việc trở nên lạc quan hơn trong suy nghĩ là một phương pháp để chống lại sự bất lực tự luyện, vì bản chất của nó là khiến chủ thể tin rằng mọi nỗ lực đều vô ích. 

Seligman cho rằng cơ sở của bi quan hay lạc quan chính là nằm ở cách chúng ta giải thích các sự kiện tiêu cực. Những người lạc quan thường sẽ cho rằng sự kiện chỉ là tạm thời, chỉ trong lĩnh vực đó và cho rằng nguyên nhân tới từ bên ngoài, đồng thời với các sự kiện tích cực thì xem đó như là nỗ lực của bản thân. Những người bi quan thì ngược lại khi cho rằng những sự kiện tiêu cực sẽ kéo dài mãi, do bản thân anh ta và lan sang vĩnh vực khác. Trong khi những sự kiện tích cực thì anh ta cho rằng chỉ là tạm thời, do bên ngoài và trong lĩnh vực ấy. 

Và vì vậy, sau đây mình xin đưa ra mô hình ABCDE - được biết tới như là một phần của liệu pháp tâm lý hành vi (cognitive behavioral therapy) được viết bởi Albert Ellis và cũng được Seligman đề cập trong cuốn sách của mình. 

Quan điểm chủ đạo đằng sau mô hình là cho rằng các sự kiện bên ngoài không gây ra cảm xúc, nhưng niềm tin, đặc biệt là niềm tin phi lý (irrational) thì có. Nghĩa là, cảm xúc của chúng ta không trực tiếp được xác định bởi sự kiện, mà là cách chúng ta đánh giá và xử lý sự kiện ấy. (6)

Từ đó, một người không nhất thiết phải thay đổi môi trường sống của họ để trở nên tốt đẹp hơn, mà đơn giản có thể thay đổi cách họ phản ứng với môi trường. 

Sau đây là cấu trúc của mô hình: (7)

A: activating event - những sự kiện xảy đến hoặc xung quanh bạn. 
B: belief - cách chúng ta giải thích các sự kiện.
C: consequence - cảm xúc, cách phản ứng tiêu cực hay tích cực là phụ thuộc vào niềm tin. 
D: disputation - nếu chủ thể có niềm tin tiêu cực thì anh ta cần tranh luận với chính mình và thay thế nó niềm tin tích cực hơn.
E: effect - sự đấm nhau với niềm tin ngu ngốc của chính mình cho ra kết quả, giờ anh ta sẽ có consequence tích cực hơn. 
Google
Thực tế là, rất nhiều người còn không có chút kiến thức nào về mối quan hệ giữa niềm tin, cảm xúc và hành vi của bản thân. Đơn giản việc nhận thức về chúng đã là một công cụ đáng gờm để bắt đầu thay đổi tình huống. 
Google
Dù sao thì, giờ là một bài hướng dẫn nhỏ để giúp mọi người áp dụng mô hình: 

A - nghĩ về một sự kiện tiêu cực xảy đến với bạn gần đây mà chưa thể giải quyết. Nó có thể liên quan tới gia đình, bạn bè, tiền bạc... Ví dụ có thể bài viết đăng trên spiderum số lượng upvote đều đếm trên đầu ngón tay. 

B - take note những dòng suy nghĩ đang lướt qua đầu bạn khi nghĩ về nó. Hãy trung thực và đừng cố gắng chỉnh sửa hay tô vẽ gì thêm. Nếu như trong ví dụ thì có khả năng trong đầu bạn đang có những suy nghĩ như "mình bẩm sinh đã tệ trong việc viết, chắc chẳng bao giờ nổi 50 upvote đâu, chúng ta không thuộc về nhau ấu ầu, việc gì mình cũng tệ..." 

C - xem xét kết quả đến từ những niềm tin của bạn, nó có phải là một kết quả tích cực?. Trong ví dụ của chúng ta, việc suy nghĩ tiêu cực sẽ nhanh chóng làm suy giảm động lực, có thể bạn sẽ bỏ viết hoặc đặt ít nỗ lực hơn. 

D - tranh luận với chính bản thân mình, những suy nghĩa tiêu cực thường là phi lý trí (irrational). Nên hãy dùng lý trí để suy xét nó và tự tháo dỡ những mindset tiêu cực bằng tích cực và hợp lý hơn. Ở trong trường hợp trên, bạn có thể sẽ ngồi lại và thấy rằng có thể do cách trình bày chưa hợp lý, không chèn ảnh, lặp từ, chưa có nguồn cho các tuyên bố trong bài viết... Chứ không phải bạn bẩm sinh đã có tư chất làm người chơi hệ phế vật. 

E - so now việc đấm nhau trong đầu như phân thân cho ra kết quả thế nào? Liệu có hiệu quả? Lưu ý việc thay đổi niềm tin cần nhiều thời gian và công sức như khi xây dựng niềm tin ấy. Đó sẽ là một quá trình dài hơi, có lẽ bạn sẽ phải lặp lại thường xuyên. 

Với phần 3 này mình chỉ có thể tóm lược một số điểm chính về learned optimism. Để hiểu rõ và sâu hơn, bạn có thể tìm và đọc cuốn learned optimism của Seligman. Hoặc cũng có thể truy cập coursera - nơi mà hiện tại đã có một khóa cho sự lạc quan tự luyện. 

Hi vọng bài viết giúp các bạn hiểu thêm và có một chút nhận thức về gông cùm được cài vào tâm trí. Chúng ta có thể phản ứng giống những chú chó của Seligman, nhưng lại biết về gông cùm của chính mình, đó là điều khác biệt. 
Google 

Nguồn sẽ được để ở dưới phần comment. Việc mình trích nguồn ở ngay đầu đề mỗi phần là đại diện cho các luận điểm đều được tham khảo từ những bài viết đó.