Ngày 65. CẮT GIẢM CHI PHÍ

"Vậy là, liên quan đến những gì chúng ta theo đuổi, những gì khiến chúng ta nỗ lực hết mình để có được, chúng ta thiếu đi sự cân nhắc này - chẳng có gì hữu ích trong số chúng, hoặc hầu hết đều không hữu ích. Một số thứ trong chúng là vô dụng, một số khác thì không đáng giá bao nhiêu. Nhưng chúng ta không hề nhận ra điều này và xem chúng như là miễn phí, trong khi chúng khiến ta phải trả giá đắt."
Seneca
Trong những bức thư của Seneca, đây chắc chắn là một bức thư quan trọng nhất và cũng được hiểu ít nhất. Ông đã đưa ra một quan điểm chưa từng thấy trong một xã hội mà những ngôi nhà ngày càng to lớn hơn và người ta sở hữu tài sản càng nhiều hơn: quan điểm rằng tất cả những gì tích lũy được đều phải trả giá. Và chúng ta nhận ra điều đó càng sớm càng tốt. 
Hãy nhớ rằng: ngay cả những gì ta nhận được miễn phí cũng có giá, trong chi phí phải trả để cất giữ nó - trong nhà kho và trong tâm trí của ta. Khi đi qua những khối tài sản của bạn ngày hôm nay, hãy tự hỏi: Tôi có cần cái này không? Có thừa không? Những thứ này có giá trị gì? Tôi phải trả giá gì? 
Bạn có thể ngạc nhiên bởi câu trả lời và bạn đã phải trả giá đắt bao nhiêu mà không hề hay biết.

Ngày 66. ĐỪNG BAO GIỜ KỂ CHUYỆN CỦA MÌNH

"Ở nơi công cộng, tránh nói chuyện thường xuyên và quá mức về những thành tựu và những mối nguy hiểm của bạn, cho dù bạn rất thích kể lại câu chuyện của mình, nhưng người khác không hề dễ chịu khi phải nghe những vấn đề của bạn."
Epictetus
Nhà triết học hiện đại Nassim Taleb đã cảnh báo về sự “ngụy biện tường thuật” - xu hướng lắp ráp các sự kiện không liên quan đến quá khứ thành những câu chuyện, mặc dù làm hài lòng người nghe, nhưng vốn đã trở nên sai lệch. Chúng dẫn tới cảm giác gắn kết và chắc chắn không hề có thật. Nếu”ngụy biện tường thuật” làm bạn quá phấn khích, hãy nhớ Epictetus đã chỉ ra, có một lý do khác để không kể những câu chuyện quá khứ của bạn. Nó nhàm chán, khó chịu, và tự phụ. Nó có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ khi làm chủ cuộc trò chuyện và khiến tất cả đều nói về bạn, nhưng bạn nghĩ nó như thế nào đối với những người khác? Bạn có nghĩ rằng mọi người thực sự thích những diễn biến trong ngày hội bóng đá ở trường cấp ba của bạn không? Đây có thực sự là thời điểm thích hợp dành cho câu chuyện phóng đại nào đó về khả năng tình dục của bạn không? Hãy cố gắng hết sức để không tạo ra những bong bóng tưởng tượng này, hãy sống thực tế. Lắng nghe và kết nối với mọi người nhưng đừng trình diễn với họ.

Ngày 67. ĐỪNG TIN TƯỞNG CÁC GIÁC QUAN

"Heraclitus gọi việc tự dối lừa bản thân là một căn bệnh kinh khủng, và thị lực là một giác quan lừa dối."
Diogenes
Khả năng tự nhận thức là năng lực đánh giá bản thân một cách khách quan. Đó là khả năng nghi vấn với trực giác, những khuôn mẫu, những giả thuyết của mình. Tự lừa dối bản thân, quan điểm ngạo mạn và cứng đầu, nó đòi hỏi bạn cứ khư khư ôm lấy quan điểm của mình một cách mù quáng, đến nỗi ngay cả thị giác cũng đánh lừa bạn. Điều này thật đáng báo động - thậm chí ta còn không tin được chính giác quan của mình?! Chắc chắn, bạn có thể nghĩ theo hướng đó. Hoặc là, bạn có thể nghĩ rằng: vì các giác quan thường có sự sai lệch, vì cảm xúc thường bị kích thích quá đà, vì những tiên đoán thường lạc quan thái quá, vậy thì, ta không nên kết luận quá nhanh về bất cứ thứ gì. Bất cứ hành động nào, ta đều có thể dừng lại một nhịp, để ý thức rõ ràng hơn về mọi thứ đang diễn ra - qua đó ta có thể đưa ra quyết định đúng đắn.