[STOICSM] 366 NGÀY THỰC HÀNH KHẮC KỶ - NGÀY 62, 63, 64.
The Daily Stoic: 366 Meditations on Wisdom, Perseverance, and the Art of Living. Tác giả Ryan Holiday. Người dịch Kiều bạch Vân
Ngày 62. TỰ ĐÁNH GIÁ CHÍNH XÁC
"Tự lượng sức mình là điều quan trọng hơn cả, vì chúng ta thường không làm được nhiều thứ như mình tưởng."
Seneca
Nhiều người không muốn đánh giá chính xác bản thân. Có lẽ họ sợ việc tự soi làm suy giảm niềm tin về năng lực của chính họ. Theo châm ngôn của Goethe “tự đánh giá cao hơn thực có” là thất bại khủng khiếp của mỗi cá nhân. Nếu bạn không thực sự xem xét điểm yếu của mình, làm sao bạn có thể tự hiểu được bản thân?
Đừng ngại tự đánh giá năng lực vì lo sợ rằng bạn phải thừa nhận điều gì đó với chính mình. Vế sau của châm ngôn Goethe cũng rất quan trọng. Ông chỉ ra rằng “tự đánh giá thấp bản thân” cũng gây tổn hại không kém so với “ảo tưởng sức mạnh”. Có phải đôi khi ta cũng ngạc nhiên về khả năng vượt qua nghịch cảnh mà ta tưởng rằng mình không thể đối phó? Cái cách mà ta có thể quan tâm đến người khác và tạm gác sang một bên nỗi đau mất mát người ta thương yêu, dù ta luôn nghĩ rằng ta sẽ vô cùng suy sụp nếu có chuyện gì xảy ra với cha mẹ hoặc người thân của chúng ta. Hay cái cách mà chúng ta có thể vượt qua khó khăn để nắm bắt cơ hội hoặc tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc sống.
Tự đánh giá thấp khả năng của mình cũng nguy hiểm không kém ảo tưởng về năng lực bản thân. Trau dồi khả năng đánh giá bản thân một cách chính xác và trung thực, nhìn sâu vào bên trong suy xét chính mình để nhận ra năng lực của mình và những gì cần để khai phá tiềm năng đó.
Ngày 63. (KHÔNG) HÒA NHẬP
"Những thứ này không thể lưu hành cùng nhau. Bạn phải là một con người nhất quán, hoặc tốt hoặc xấu. Bạn phải siêng năng làm việc, hoặc là chỉ theo lý lẽ của riêng mình, hoặc là với những thứ ngoài tầm kiểm soát. Chỉ nên đặc biệt quan tâm đến những gì bên trong chứ không phải những thứ bên ngoài. Hay nói cách khác là: hoặc theo đuổi sự minh triết, hoặc mù quáng theo đám đông."
Epictetus
Con người rất phức tạp. Trong chúng ta có nhiều xung đột giữa ham muốn, khát khao và sợ hãi. Thế giới bên ngoài cũng không kém phần rắc rối và mâu thuẫn. Nếu không cẩn thận, những ngoại lực mạnh mẽ này sẽ khiến ta chao đảo, và cuối cùng xé nát chúng ta. Dù sao đi nữa, chúng ta không thể sống hai mặt lâu dài mãi được. Chúng ta có một lựa chọn: hoặc là tìm kiếm sự minh triết và hết sức tập trung vào bản thân, hoặc là cư xử như một thủ lĩnh của đám đông hỗn tạp, trở thành bất cứ gì đám đông cần tại một thời điểm nhất định. Nếu chúng ta không tập trung vào nội tâm hòa hợp - tự nhận thức, ta sẽ rất dễ dàng bị hòa tan vào môi trường bên ngoài.
Ngày 64. HIỂU BIẾT THÌ SỰ TỰ DO
"Người tự do thì sống theo những gì họ mong ước, không bị cưỡng ép, không bị ngăn cản, cũng không bị giới hạn, những lựa chọn của họ không bị cản trở, họ khao khát thành công và không bị khước từ. Liệu có ai muốn sống trong sự gian dối - vấp ngã, mắc sai lầm. vô kỷ luật, phàn nàn, trong một lối mòn? Chẳng ai muốn cả. Nếu không được sống theo những gì họ muốn thì họ không được tự do."
Epictetus
Thật buồn khi quan sát nhiều người phải dành bao nhiêu thời gian cho những việc “phải” làm trong một ngày - không phải là nhiệm vụ cần thiết như công việc hay gia đình, mà là những nghĩa vụ người ta không cần thiết phải chấp nhận ngoài sự viển vông hay thiếu hiểu biết. Hãy xem xét các hành động vô ích mà ta thực hiện để gây ấn tượng với người khác hoặc khoảng thời gian dài ta dùng để khuyến khích hay làm thỏa mãn mong ước của mình mà thậm chí chưa từng tự hỏi. Seneca quan sát những người quyền lực thường xuyên làm nô lệ cho đồng tiền, cho địa vị, cho tình nhân, thậm chí - là hợp pháp ở Rome - cho những người nô lệ của họ. Trong một bức thư gởi Lucilius, ông viết: “Không có chế độ nô lệ nào đáng hổ thẹn hơn là một người tự áp đặt chính họ”.
Chúng ta thấy chế độ nô lệ này mọi lúc, một người phụ thuộc không thể không dọn dẹp mớ hỗn độn do người bạn dị hợm nào đó gây ra, một ông chủ quản lý nhân viên soi kỹ từng tý một và vắt kiệt từng xu. Vô số những vấn đề, sự kiện và các cuộc họp mặt mà chúng ta quá bận rộn để tham gia nhưng dù sao thì vẫn phải đồng ý một cách miễn cưỡng.
Thỉnh thoảng hãy tự xem lại những nhiệm vụ của bạn. Có bao nhiêu trong số này là tự áp đặt? Có bao nhiêu trong số chúng thực sự cần thiết? Bạn có tự do như bạn nghĩ không?
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất