Ngày 58. VUN ĐẮP SỰ TRUNG LẬP Ở NƠI NGƯỜI KHÁC PHÁT TRIỂN ĐAM MÊ 

"Trong tất thảy mọi thứ, có những cái tốt, có những cái xấu, và những cái còn lại là trung lập. Cái tốt là những phẩm hạnh và tất cả những gì dự phần trong chúng. Cái xấu là những hành vi đồi bại và tất cả những gì chiều theo chúng. Sự trung lập nằm giữa phẩm hạnh và tật xấu, bao gồm sự giàu có, sức khỏe, sự sống, cái chết, niềm vui và cả nỗi đau."
Epictetus
Hãy tưởng tượng sức mạnh kỳ diệu và các mối quan hệ mà bạn có trong cuộc sống, khi mà những điều rắc rối gây ra cho tất cả mọi người - họ mảnh mai thế nào, họ có bao nhiêu tiền, họ còn sống được bao lâu, họ sẽ chết như thế nào - đã không còn quan trọng nữa. Điều gì sẽ xảy ra nếu, trong khi người khác thì buồn bã, đố kỵ, kích động, chiếm hữu hoặc tham lam, còn bạn thì khách quan, bình tĩnh và sáng suốt? Bạn có thể hình dung được không? Tưởng tượng xem, nó sẽ làm được gì cho những mối quan hệ tại nơi làm việc, hoặc cho đời sống tình cảm, hoặc cho những người bạn của bạn. 
Seneca là một người cực kỳ giàu có, thậm chí nổi tiếng nữa - nhưng ông là một người khắc kỷ. Ông có rất nhiều của cải, tuy nhiên, là một người khắc kỷ, ông cũng thờ ơ với vật chất. Ông hưởng thụ  khi có chúng, nhưng ông cũng chấp nhận rằng, một ngày nào đó có lẽ chúng sẽ biến mất. Thái độ như thế tốt hơn là tuyệt vọng vì ham muốn có nhiều hơn hoặc sợ hãi khủng khiếp khi mất mát dù chỉ một xu. 
Sự trung lập là điều vững chắc nằm ở giữa. Không phải là trốn hay né tránh, mà ta biết rằng “thích hợp” là khả năng có nhiều quyền lực hoặc ưu tiên hơn cả. Chắc chắn đây không phải là điều dễ dàng thực hiện, nhưng nếu bạn có thể xoay xở được thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn biết bao nhiêu.

Ngày 59. KHI BẠN MẤT KIỂM SOÁT

"Linh hồn giống như một bát nước, và những ấn tượng của chúng ta giống như tia sáng rơi trên mặt nước. Khi mặt nước gợn sóng, có vẻ như ánh sáng cũng chuyển động theo, nhưng không phải. Như vậy, khi một người mất bình tĩnh thì tinh thần họ - chứ không phải là những kỹ năng và phẩm hạnh tồn tại trong đó - gặp rắc rối, và khi tinh thần điềm tĩnh thì những thứ kia cũng vậy.
Epictetus
Bạn làm vài thứ lộn xộn. Hoặc có thể bạn làm rối tung mọi thứ. Thì sao? Điều đó không làm thay đổi triết lý mà bạn biết. Không phải là sự lựa chọn hợp lý đã bỏ rơi bạn vĩnh viễn, mà chính bạn là người đang tạm thời từ bỏ nó. Hãy nhớ rằng các công cụ và mục tiêu đào tạo của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn tại thời điểm này. 
Hãy dừng lại. Lấy lại bình tĩnh. Nó vẫn đang chờ bạn.

Ngày 60. BẠN KHÔNG THỂ LUÔN CÓ ĐƯỢC THỨ BẠN MUỐN

"Khi đứa trẻ đút tay vào một lọ mứt (miệng lọ nhỏ hẹp), nó không thể rút tay ra ngoài và bắt đầu khóc. Hãy bảo nó: Bỏ bớt một vài miếng và con sẽ rút được tay ra! Kiềm chế ham muốn của bạn - đừng đặt trái tim của bạn vào rất nhiều thứ và bạn sẽ nhận được những gì bạn cần."
Epictetus
“Chúng ta có thể có tất cả” là một câu thần chú trong cuộc sống hiện đại. Công việc, gia đình, mục đích, thành công, thời gian giải trí - chúng ta muốn tất cả cùng một lúc (ngay bây giờ, để khởi động). 
Ở Hy Lạp, giảng đường là một trung tâm giải trí, nơi sinh viên chiêm nghiệm những điều cao cả hơn (chân, thiện, mỹ) với mục đích sống tốt đẹp hơn. Đặt câu hỏi về thứ tự ưu tiên, thảo luận về sự ưu tiên của thế giới bên ngoài.
Ngày nay, chúng ta quá bận rộn vì mong muốn có được nhiều thứ - giống như những đứa trẻ bị kẹt tay trong lọ mứt (miệng lọ nhỏ hẹp) - làm quá nhiều đến nỗi không có thời gian để thắc mắc.
Epictetus nói “Đừng đặt trái tim bạn ở quá nhiều thứ”. Tập trung. Ưu tiên. Hãy huấn luyện tâm trí của bạn để biết tự hỏi: “Mình có cần thứ này không? Điều gì xảy ra nếu mình không có được nó? Mình có thể làm mà không có nó?” 
Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn thoải mái, giúp bạn loại bỏ những thứ không cần thiết, những thứ làm bạn quá bận rộn đến nỗi không thể cân bằng hoặc hạnh phúc.