[STOICSM] 366 NGÀY THỰC HÀNH KHẮC KỶ - LỜI GIỚI THIỆU PHẦN 2
The Daily Stoic: 366 Meditations on Wisdom, Perseverance, and the Art of Living. Tác giả Ryan Holiday. Người dịch Kiều bạch Vân
TỪ HY LẠP ĐẾN ROME CHO ĐẾN NAY.
Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học được Zeno of Citium thành lập ở Athens vào đầu thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Tên của nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp stoa, có nghĩa là mái hiên, đó là nơi Zeno dạy học sinh của mình lần đầu tiên.
Triết lý khẳng định rằng đức hạnh (gồm bốn đức tính cơ bản là tự chủ, dũng cảm, công bằng và khôn ngoan) là hạnh phúc, không phải bản thân sự vật mà chính nhận thức của ta về sự vật là nguyên nhân gây ra phần lớn những rắc rối của chúng ta. Chủ nghĩa khắc kỷ dạy rằng chúng ta không thể kiểm soát hoặc dựa vào bất cứ điều gì bên ngoài cái mà Epictetus gọi là “lựa chọn hợp lý”, đó là khả năng sử dụng lý trí của chúng ta để chọn cách chúng ta phân loại, phản ứng và định hướng lại cho các sự kiện bên ngoài.
Chủ nghĩa Khắc kỷ sơ khai gần với một triết học toàn diện giống như các trường phái cổ đại khác mà những cái tên có thể khá quen thuộc: Chủ nghĩa sử thi, Chủ nghĩa yếm thế, Chủ nghĩa Platon, Chủ nghĩa hoài nghi v.v. Những người đề xướng đã nói về các chủ đề đa dạng, bao gồm vật lý, logic, vũ trụ học và nhiều chủ đề khác. Một trong những phép so sánh được các nhà Khắc kỷ ưa thích để mô tả triết học của họ là một cánh đồng màu mỡ. Logic là hàng rào bảo vệ, vật lý là cánh đồng, và cây trồng mà tất cả những thứ này tạo ra là đạo đức, hay cách sống.
Tuy nhiên, khi chủ nghĩa Khắc kỷ phát triển, nó chủ yếu tập trung vào hai trong số các chủ đề này: logic và đạo đức. Từ Hy Lạp đến La Mã, chủ nghĩa Khắc kỷ trở nên thực tế hơn để phù hợp với cuộc sống năng động, thực dụng của những người La Mã cần cù. Marcus Aurelius sau này đã nhận xét: “Thật may mắn khi tôi không bị rơi vào cạm bẫy của những kẻ ngụy biện, không thả mình vào bàn viết của nhà văn, không suy diễn hoặc bận rộn với việc nghiên cứu thiên đường”. Marcus, Epictetus và Seneca tập trung vào một loạt câu hỏi không khác gì những câu mà chúng ta vẫn tự hỏi ngày nay: Cách tốt nhất để sống là gì? Tôi phải làm gì với sự tức giận của mình? Nghĩa vụ của tôi đối với đồng loại là gì? Tôi sợ chết, tại sao vậy? Làm thế nào để giải quyết những tình huống khó khăn mà tôi phải đối mặt? Tôi nên xử lý thế nào thành quả hoặc năng lực mà tôi đang nắm giữ?
Đây không phải là những câu hỏi trừu tượng. Trong các bài viết - thường là thư riêng hoặc nhật ký - và trong các bài giảng của họ, các nhà Khắc kỷ đã cố gắng đưa ra những câu trả lời thực tế, có giá trị hành động thiết thực. Họ đã sắp xếp việc thực hành khắc kỷ thành một chuỗi các bài tập trong ba lĩnh vực quan trọng:
Rèn luyện về nhận thức (cách chúng ta nhìn và nhận thức thế giới xung quanh).
Rèn luyện về hành động (các quyết định và hành động mà chúng ta thực hiện có mục đích).
Rèn luyện về ý chí (cách chúng ta đối phó với những điều chúng ta không thể thay đổi được, phán đoán rõ ràng và thuyết phục, hiểu đúng về vị trí của chúng ta trên trần thế).
Các nhà Khắc kỷ dạy cho ta biết: Bằng cách kiểm soát nhận thức, chúng ta có tinh thần minh mẫn, có khả năng dẫn dắt bản thân mình hành động đúng đắn và hiệu quả. Biết cách điều khiển ý chí của mình, ta sẽ tìm thấy sự khôn ngoan và có quan điểm riêng để đối phó với bất cứ gì mà cuộc sống đặt ra trước chúng ta. Người khắc kỷ tin rằng, bằng cách giữ nghiêm bản thân trong những kỷ luật này, họ có thể tăng khả năng phục hồi, đạt mục đích và thậm chí có được cả niềm vui.
Ra đời trong thế giới cổ đại đầy biến động, Chủ nghĩa Khắc kỷ nhắm ngay vào bản chất không thể đoán trước của cuộc sống thường nhật, và đưa ra một bộ công cụ thiết thực dành cho việc sử dụng hàng ngày. Thế giới hiện đại của chúng ta có vẻ khác hoàn toàn so với mái hiên của Athen Agora, khác Diễn đàn và tòa án của Rome. Nhưng, một ngày giống như mọi ngày, chúng ta sẽ không đối mặt với những điều khác biệt so với tổ tiên của ta đã từng, tương lai sẽ không thay đổi hoàn toàn bản chất của con người, và cuối cùng thì ai rồi cũng chết, như những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ đã nói.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất