[SOSUB Hướng dẫn làm phụ đề] #6: Tự review, sửa lỗi, chỉnh văn phong
Cái khó nhất khi review là mình rất khó tự thấy lỗi sai của chính mình. Đặc biệt là đối với những bài dài, bạn sẽ rất lười đọc lại....
Cái khó nhất khi review là mình rất khó tự thấy lỗi sai của chính mình. Đặc biệt là đối với những bài dài, bạn sẽ rất lười đọc lại. Nhưng tốt nhất là bạn nên duyệt lại lần nữa, vì khi dịch, mình dịch từng câu, khi xem lại, mình sẽ thấy được những chỗ cần sửa.
Những lỗi về kỹ thuật có thể kể đến như sai chính tả, lỗi đúp khoảng trắng, lỗi dấu câu,... nhưng đây là những lỗi dễ chỉnh sửa. Lỗi khó chỉnh sửa hơn là lỗi văn phong. Đặc biệt là khi bài dịch của bạn bị ám ngữ pháp tiếng Anh, bản thân bạn đọc lại sẽ rất khó nhận ra, nhưng khi người khác đọc thì họ sẽ thấy khó chịu. Lỗi khó sửa khác nữa là lỗi tham lam, muốn giữ hết tất cả nội dung trong bản gốc nên đâm ra bản dịch rất dài dòng, thậm chí còn khiến người đọc bối rối và khó hiểu.
Vậy để chỉnh sửa và hoàn thiện hơn, chúng ta nên áp dụng một vài cách dưới đây:
Đợi một thời gian đủ lâu
Nếu bạn xem lại ngay thì khả năng là bạn vẫn còn lười, hoặc còn nhớ kỹ những nội dung bạn đã dịch nên sẽ không nhận ra lỗi sai của mình nữa. Nhưng đợi thời gian đủ lâu, đầu óc sẽ được refresh lại để dễ phát hiện lỗi hơn. Ví dụ: bạn có thể ra ngoài ăn uống, hoặc tắm rửa, hoặc làm việc gì đó khác rồi ngày hôm sau mới xem lại.
Thay đổi các hiển thị
Ví dụ như màu sắc, font chữ, màu nền, màu viền, màu đổ bóng,... Tất cả những thay đổi về mặt thị giác này sẽ một phần nào đó đánh lừa não bạn, rằng bạn đang đọc một văn bản mới hoàn toàn khác, từ đó bạn sẽ dễ dàng phát hiện lỗi hơn.
Tiếp thu ý kiến
Cách tốt nhất là có một đứa bạn thẳng thắn góp ý với bạn, hãy gửi cho nó xem và tiếp thu ý kiến. Để xây được những công trình vĩ đại, bạn phải sẵn sàng đón nhận gạch đá. Đặc biệt là gạch đá từ ban biên tập của SOSUB.
Tùy vào tính cách mỗi người, sẽ có người khó tính hoặc vì lý do nào đó vô tình quên mất cảm xúc của bạn, vì tất cả mọi người đều mặc định là phải có thái độ tiếp thu ý kiến tốt. Chúng ta không nên đón nhận ý kiến kiểu "take it personally", vì ý kiến đóng góp chỉ để bản dịch tốt hơn chứ không phải với mục đích công kích cá nhân. Không chỉ trong việc làm phụ đề mà trong tất cả mọi việc, nếu chúng ta không sẵn sàng đón nhận ý kiến và hoàn thiện mỗi ngày thì chúng ta sẽ không tiến bộ được. Tất nhiên, bạn có thể bảo vệ ý kiến của bạn bằng luận điểm thuyết phục, nếu thấy ban biên tập sai, hãy mạnh dạn sửa sai cho ban biên tập. Tụi mình rất cởi mở đón nhận mọi góp ý và gạch đá! :D
Danh mục bài đăng trong series "Hướng dẫn làm phụ đề":
- #1 - Lời nói đầu: https://goo.gl/fKomHp
- #2 - Khó khăn thường gặp: https://goo.gl/cYFCvm
- #3 - Cơ bản về phần mềm AegiSub: https://goo.gl/jK5G11
- #4 - Timing & Tra thuật ngữ: https://goo.gl/QMnJ9i
- #5 - Style chữ, tùy chỉnh hiển thị: https://goo.gl/fRpxnp
- #6- Tự review, sửa lỗi: https://goo.gl/Hqq52H
- #7 - Xuất file, thumbnail, tiêu đề, mô tả: https://goo.gl/9rYM7a
- #8 - Sử dụng markdown để format mô tả: https://goo.gl/q1cVdR
- #9 - Đăng bài, nhận góp ý, chia sẻ, SEO: https://goo.gl/xj128o
- #10 - Những điều nên tránh, FAQ: https://goo.gl/Ain9GQ
- BÀI TEST CUỐI CÙNG: https://goo.gl/forms/itG1YKRcdGuMOX482
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất