Người đời tôn kính, xưng danh Socrates là một nhà hiền triết vĩ đại thời La Mã cổ đại thế nhưng ông không để lại cho hậu thế bất kì tác phẩm cụ thể mà điều vĩ đại này chỉ được truyền tải một cách gián tiếp qua, sự kế thừa của các học trò, và lời thuật lại của họ đối với người thầy. Trong đó, những mầm mống pháp quyền chớm nở trong tư tưởng của Socrat được hình thành khi ông suy ngẫm về nhà nước và biểu hiện qua cuộc đối thoại giữa ông và toà án Athens, hơn nữa là cái chết của ông.
Bức ảnh được Aristotle xây dựng làm tiền đề tam đoạn luận:  mọi người đều phải chết/ Socrates là người --> Socrates phải chết
Bức ảnh được Aristotle xây dựng làm tiền đề tam đoạn luận: mọi người đều phải chết/ Socrates là người --> Socrates phải chết
Trong những ngày cuối đời, Socrates bị kết án tử hình bằng thuốc độc do những hành vi phản động đối với chính quyền thành phố. Crito và Platon là hai học trò nổi tiếng của Socrat đã kể về nỗ lực thuyết phục người thầy trốn khỏi nhà tù. Tuy nhiên, để chứng minh cho lý tưởng pháp quyền nên ông đã bày tỏ sự sùng kính tuyệt đối và kiên quyết tuân theo luật pháp bất chấp cái chết của mình. Socrate trả lời cho những lời thuyết phục trốn ngục của Crito rằng: “Crito, những kẻ đó hành động như vậy cũng có lý, họ muốn chần chờ cho có lợi, nhưng thầy muốn uống ngay cũng không phải là vô lý: thầy nghĩ uống trễ một chút chẳng có ích gì, đời thầy coi là hết rồi, nay rán níu lấy nó, cứu vớt nó thì chỉ là làm trò cười thôi. Thôi, nghe lời thầy đi, đừng trái ý thầy nữa”[1].
Những ý tưởng sơ khai của Socrat trong việc thể hiện tư tưởng về học thuyết pháp quyền được biểu đạt thông qua bốn luận điểm sau đây:
Thứ nhất, mọi công dân trong xã hội phải thượng tôn, tuân thủ pháp luật. Qua quá trình liên kết cộng đồng của con người, từ đó dẫn đến sự hình thành tất yếu của nhà nước mang tính chất mô tả một thứ đặc quyền, đặc lợi chung của các công dân. Khi sống trong một quốc gia, người nông dân dường như đã ký một bản hợp đồng về việc tuân thủ tuyệt các đạo luật của nó, cho dù những đạo luật ấy tốt hay xấu. Mặt khác, xã hội không thể tồn tại nếu như các đạo luật tỏ ra yếu kém, bất lực. Giá trị cao nhất của pháp luật chính là công lý, nghĩa là mọi người đều có quyền được áp dụng pháp luật như nhau đối với các quyền, nghĩa vụ và họ cũng đều phải tuân thủ pháp luật nhà nước.[2] Tư tưởng này được Socrat gìn giữ tính minh bạch cho đến khi chết mà chính cái chết của ông cũng một phần nào chứng minh cho sự đúng đắn và kiên cố của giá trị này. Tuy nhiên, Socrat chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đặt nhà nước dưới pháp luật mà chỉ xác định vai trò của quần chúng đối với pháp luật. Bởi, nhà nước vẫn có thể bị tha hoá nếu vượt trên cả pháp luật. Thế nhưng, giá trị ban đầu này tiếp tục được pháp triển và được xem là dấu mốc đầu tiên về tính thượng tôn pháp luật, đặt mọi thứ dưới pháp luật của tư tưởng pháp quyền hiện đại.
Thứ hai, pháp luật phải thể hiện công lý một cách triệt để và rõ ràng nhất. Vào thời kì của Socrates, giai cấp thống trị vẫn sử dụng nhiều công cụ để chi phối người dân trong đó pháp luật là công cụ được ưu tiên hàng đầu để hợp pháp hoá những hành vi trái với tự nhiên. Chúng ta đều lầm tưởng những gì được ghi chép trong pháp luật đều đúng đắn và hợp pháp, tuy nhiên nó chỉ đúng khi đó là pháp luật được dựa trên cơ sở tự nhiên, ý chí chung của nhân dân. Một nhà nước quý tộc biến thứ pháp luật thành công cụ ắt hẳn sẽ có những đạo luật vô căn cứ, thiếu tính công lý. Trong phiên toà, Athens đã xác nhận xử Socraté rằng, trong chế độ dân chủ trực tiếp ở đây, bộ máy cai trị đã không ngần ngại thực thi thứ công lý “thà giết oan một người để cứu vãn chế độ” còn hơn là “để thoát một kẻ tình nghi”. Sau khi bị kết tội, Socrat đáp: “giờ đây tôi sẽ ra đi, với án tử hình của toà án này, nhưng rồi họ cũng sẽ ra đi, đeo theo tội bất công và độc ác của toà án chân lý”[3]. Rõ ràng, sự đè nén và chi phối của nhà nước sẽ làm tổn thương những giá trị vĩnh hằng, cao thượng của pháp luật. Vì vậy, Socrates luôn đề cập giơ cao tính chất công lý trong pháp luật để thực hiện đầy đủ nhất sự trong sáng và thuần tuý của nó. Thế nhưng, ông chỉ mới khởi nguồn ra giá trị này ở hạn mức ý tưởng mà đến sau này được các nhà pháp luật khác kế thừa và trở thành một cơ sở nền tảng cho việc xây dựng tính độc lập của nhánh tư pháp – một tiêu chí quan trọng xác định nhà nước pháp quyền ngày nay.
Thứ ba, pháp luật phải bắt nguồn từ ý chí của con người và bảo vệ con người. Nghịch lý thời Socrates sống xảy ra khi mà pháp luật không đem tới sự công lý, khai sáng cho con người mà nó gieo rắt nỗi sợ hãi đối với họ. Pháp luật được công nhận bởi họ và sau đó chính họ lại sợ thứ mà họ đã bỏ phiếu thông qua. Thứ pháp luật đó không bảo vệ họ mà còn đe doạ, thậm chí là giết hại một cách hợp pháp hoá. Từ điều này, Socrat thấy được một hạn chế to lớn từ pháp luật của số đông nhưng lại làm lợi cho thiểu số cầm quyền. Ông nêu cao ngọn cờ đấu tranh nhân quyền, đòi hỏi pháp luật phải thể hiện đúng ý nghĩa của nó đối với xã hội, con người. Ông phê phán sự hèn nhát của đám đông nhân dân không dám bảo vệ thứ quyền ling thiêng của họ vốn dĩ được sở hữu. Socrates nói: “tôi thà chịu nguy nan đứng về phía pháp luật và công lý hơn là theo đuôi quý vị làm điều bất chính vì sợ gông cùm với tử thần”[4].
      Thứ tư, tính phổ biến của pháp luật. Pháp luật không chỉ dành cho nhóm người này hay nhóm người kia mà đó là một văn bản được áp dụng chung nhất đối với mọi con người trong xã hội, quốc gia. Tư tưởng này của ông được biểu hiện xuyên suốt trong các lập luận đối thoại của ông với toà án Athena. Pháp luật đến từ con người và phải bảo vệ con người, thêm nữa, pháp luật thể hiện công lý mà ai cũng cần cho nên nó phải là của chung và mọi người đều phải tôn thờ nó.“Bởi không ai trên cõi đời có thể bảo vệ tính mạng nếu thực sự chống đối quý vị hoặc đám đông quần chúng và ngăn cản biết bao sự việc bất công, phi lý xảy ra trong thành quốc. Trái lại, nếu ai thực sự bênh vực lẽ phải, muốn bảo vệ sinh mạng, dù chỉ thời gian ngắn ngủi, đương nhiên cần sống cuộc đời riêng tư hơn là cuộc đời công”.[5]
Tựu trung lại, những hình thức ý niệm sơ khai ban đầu về pháp luật của Socrates đóng góp một chỗ dựa nền tảng vững chắc, nhiều tiến bộ nhằm kiến tạo tư tưởng pháp quyền ngày nay. Quan niệm về pháp luật được thể hiện xuyên suốt như một dòng trạng thái cương quyết, kiên cố cho tư tưởng của ông trong các lời đối đáp được học trò Plato ghi chép lại. Rõ ràng, các ý tưởng ban đầu đó trở thành một giá trị pháp quyền không bị phong hoá với thời gian mà giá trị của nó tiếp tục được các nhà tư tưởng đời sau kế thừa và phát triển, bổ sung, tổng hợp thành lý luận xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Durant, W. (1959). Cái chết của Socrate. Tạp chí Bách Khoa: Xuất bản mỗi tháng hai kỳ. Số 54, ngày 1-4-1959, trg.50.
[2] Lưu Kiếm Thanh – Phạm Hồng Thái: Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, NXB Văn hoá – Thông tin, 2001, Hà Nội, trg.81.
[3] Plato: Đối thoại với Socratic 1 (euthyphro, Socrates tự biện, Crito, Pheado), NXB Tri thức, 2019, Hà Nội,  trg.172.
[4] Plato: Đối thoại với Socratic 1 (euthyphro, Socrates tự biện, Crito, Pheado), NXB Tri thức, 2019, Hà Nội,  trg.182.
[5] Plato: Ngày cuối trong đời Socrates, Nxb thế giới, 2017, Hà Nội, trg.132.