***RẮN LỤC:
 Thường các loài rắn lục ở VN có nọc rối loạn đông máu, hoại tử, cho tỷ  lệ tử vong rất thấp nếu cắn vào các bộ phận như tay, chân,... nhưng khả  năng hoại tử lan rộng rất cao nên tuyệt đối KHÔNG RẠCH vì dễ mất máu,  gây tử vong; KHÔNG HÚT, gây nhiễm trùng, hoại tử, KHÔNG BĂNG BÓ, GARO,  gây nghẽn mạch máu, chậm máu lưu thông, hoại tử lan rộng.
 ***RẮN HỔ & RẮN NƯỚC:
 Các loài rắn hổ VN thường có nọc thần kinh và một ít nọc hoại tử, còn  rắn nước ở VN thì hiện chỉ có 1 loài có nọc gây chết người là hoa cỏ cổ  đỏ, gây rối loạn đông máu, 2 loại này khi đã tiêm nọc sẽ có nguy cơ tử  vong cao, nên BĂNG ÉP, CỐ ĐỊNH BỘ PHẬN BỊ CẮN, KHÔNG HÚT, KHÔNG RẠCH.
 ***Vấn đề về PHƯƠNG PHÁP GARO:
Chỉ sử dụng khi:
- Độc tố nọc quá mạnh.
- Lượng nọc quá nhiều (ví dụ như rắn hổ chúa).
- Vị trí bị cắn quá gần tim.
- Thời gian đến bệnh viện quá dài (tầm 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng).
- Khoảng cách đến bệnh viện quá xa.
 => Đây là biện pháp cuối cùng khi không còn gì để mất! Nên cân nhắc  trc khi sử dụng phương pháp này. Khi sử dụng, không nên buộc quá chặt,  đủ bỏ 1 ngón út vào, tầm 15 phút thì tháo nhẹ và nhích lên gần tim hơn 1  chút (đây là kỹ thuật mà hầu hết mọi người được dạy ở trường, khoảng  thời gian giữa các lần tháo băng tùy theo mỗi người đc dạy, có người là  3-5 phút, có người là 45 phút, mình được dạy là 15 phút). Nếu sử dụng  phương pháp này với rắn lục thì hãy chấp nhận mất luôn tay/chân!

Ảnh: Internet
Không có mô tả ảnh.