Trong vài năm trở lại đây, những vấn đề về tình dục, bản dạng giới đang ngày càng được thảo luận cởi mở hơn. Đây là kết quả của quá trình hội nhập internet giúp cho việc trao đổi và tiếp cận những vấn đề trên trở nên dễ dàng hơn, các cuộc cách mạng, biểu tình về tình dục và giới, và đặc biệt là sự "phẳng" hóa của thế giới đã đưa những vấn đề bị xem là nhạy cảm ra ánh sáng. Trong season 3 của Sex Education, sự "phẳng" hóa này được thể hiện qua hình ảnh nhà vệ sinh bí mật bị phá bỏ. Trong phim, khu nhà vệ sinh này là nơi mà các nhân vật được chia sẻ những vấn đề và ẩn ức về tình dục, thế nên khi "ngôi đền" này không còn nữa, những vấn đề "nhạy cảm" này đứng trước 2 lựa chọn: hoặc là phải chôn sâu nó xuống ý thức của mỗi người, hoặc là nói chuyện về nó một cách cởi mở hoàn toàn.
Chúng ta vẫn thường nghe những nhận định như kiểu "Chỉ có ở phương Đông mới ngại ngùng khi nói về tình dục thôi. Chứ còn phương Tây họ cởi mở, văn minh lắm, không có như chúng ta đâu". Nhưng trên thực tế, dù có cởi mở đến đâu thì dường như vẫn luôn có "vùng cấm" mà người ta thường ngại ngùng khi nhắc đến. Trong "Sex Education", đó là những vấn đề về bệnh tình dục, khoái cảm khi quan hệ hay những lo lắng về kích thước,... Và rất nhiều những vấn đề khác nữa đã đặt ra yêu cầu cần phải bình thường hóa tình dục, nhất là khi mà "ngôi đền" đã nhắc ở phần trên, nay đã không còn nữa.
Lấy chủ đề trọng tâm về tình dục và những vấn đề giới, "Sex Education" có một logline tuyệt hay: Một trường trung học liên tục xảy ra những vấn đề liên quan đến tình dục, đến mức bị gọi là "Trường tình dục". Qua mỗi tập phim, các vấn đề về tình dục và giới được khéo léo đúc kết thành bài học. Ý nghĩa tích cực của bộ phim thì là vậy. Thế nhưng điều làm nên sự hấp dẫn của bộ phim qua từng mùa thì chắc chắn không thể không kể đến yếu tố hài trong các tập phim. Đặc biệt hơn, những yếu tố hài còn giúp những câu chuyện tình dục trong phim dễ tiếp cận và bớt nặng nề hơn. Vậy, hãy cùng phân tích xem các nhà làm phim "Sex Education" đã sử dụng yếu tố hài như thế nào trong series này nhé!

SEX JOKES

"Sex Education" không có nhiều sex jokes. Những câu đùa dạng này chủ yếu nằm ở các tập đầu mỗi season, khi mà cao trào vẫn chưa được đẩy lên cao. Đây thực chất là mật độ hợp lý. Phim ảnh được xây dựng dựa trên nhân vật và cốt truyện. Kể cả đó có là phim hài đi chăng nữa, thì điều quan trọng nhất vẫn là nhà làm phim xây dựng những nhân vật chân thực với mọi hành động, lời thoại phù hợp với tính cách đã được xây dựng từ trước đó. Nếu cố tìm cách chọc cười khán giả bằng cách "nhét miếng đùa vào miệng nhân vật", thì nhà làm phim không những không đạt được mục đích mà thậm chí cả bộ phim sẽ có cảm giác không thật từ giây phút đó. Rất may là "Sex Education" không rơi vào cái bẫy này. Mọi câu đùa trong phim đều xuất hiện hợp lý, không có cảm giác gượng ép.
Adam, người thoại câu dưới là một người hơi "tồ", thiếu kiến thức về những vấn đề giới. Nếu thay bằng Otis thoại câu này thì chắc chắn 100% sẽ không còn buồn cười nữa.
Adam, người thoại câu dưới là một người hơi "tồ", thiếu kiến thức về những vấn đề giới. Nếu thay bằng Otis thoại câu này thì chắc chắn 100% sẽ không còn buồn cười nữa.
Tương tự, Aimee luôn hồn nhiên từ lời nói cho đến hành động. Xem đoạn này trong phim, chúng ta không chỉ thấy buồn cười ở câu thoại, mà cả ở người nói ra câu này nữa.
Tương tự, Aimee luôn hồn nhiên từ lời nói cho đến hành động. Xem đoạn này trong phim, chúng ta không chỉ thấy buồn cười ở câu thoại, mà cả ở người nói ra câu này nữa.

CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Một trong những thành công lớn nhất của "Sex Education" là xây dựng được hệ thống các nhân vật điển hình. Từ những nhân vật chính có nhiều thời lượng lên hình như Otis, Maeve, Eric cho tới những nhân vật ít đất diễn hơn như Ola, Lily, Rahim,.. đều có những cá tính riêng gây ấn tượng mạnh, đồng thời qua mỗi tập phim, tính cách nhân lại được xây dựng thêm những góc độ mới, từ đó người xem càng bị cuốn hút vào phim nhiều hơn. Đặc biệt, các nhân vật còn được xây dựng dựa trên nguyên tắc "trái dấu" nhau và chính điều này đã tạo ra rất nhiều tình huống hài trong phim. Cần phải nói thêm về nguyên tắc "trái dấu": Đây là nguyên tắc xây dựng những cặp nhân vật rất phổ biến trong sitcom, theo đó ngoại hình, tính cách, quan điểm sống của hai người trái ngược hoàn toàn nhau. Điều này sẽ tạo ra xung đột giữa các nhân vật, và xung đột là cơ sở quan trọng để tạo ra comedy. Như trong sitcom huyền thoại "Friends", các cặp comedy như Chandler (hay mỉa mai, bi quan) và Joey (hồn nhiên, lạc quan) , Ross (mọt sách, hay lo nghĩ) và Rachel (công chúa, vô âu vô lo), Phoebe (thoải mái, bừa bộn) và Monica (luôn kiểm soát, gọn gàng) "trái dấu" nhau rất mạnh mẽ. "Sex Education" mặc dù không phải sitcom, nhưng thông qua việc xây dựng các cặp nhân vật trái dấu, cái hài của phim đến rất tự nhiên.
Cặp bạn thân Otis và Eric, người thì sặc sỡ, ồn ào, người lại đơn giản, trầm lắng như ông "cụ non", là một cặp comedy nổi bật nhất phim. Bên cạnh ngoại hình, tính cách, sự khác biệt cả ở xu hướng tính dục của hai nhân vật - một mô-típ thường thấy trong phim hài - cũng giúp tạo ra nhiều tình huống hài hước.
Cặp bạn thân Otis và Eric, người thì sặc sỡ, ồn ào, người lại đơn giản, trầm lắng như ông "cụ non", là một cặp comedy nổi bật nhất phim. Bên cạnh ngoại hình, tính cách, sự khác biệt cả ở xu hướng tính dục của hai nhân vật - một mô-típ thường thấy trong phim hài - cũng giúp tạo ra nhiều tình huống hài hước.
<i>Cặp nhân vật Otis - Ruby</i>
Cặp nhân vật Otis - Ruby
Về cấu trúc là như vậy, còn trong từng tình huống phim cụ thể, việc thêm yếu tố hài còn giúp cho không khí phim bớt nặng nề hơn, đặc biệt là ở những season sau, khi mà nhà làm phim ngày càng ôm đồm những vấn đề nóng của xã hội. Khi những bi kịch nối tiếp nhau, thì việc xen cái hài vào giữa cho khán giả một khoảng thở nhẹ nhàng. Ngoài ra, việc để cho nhân vật thoải mái đùa với nhau về những câu chuyện tình còn giải thiêng cho những vấn đề này. Nếu những nhân vật đó có thể thoải mái nói đùa với nhau như vậy, thì tại sao chúng ta lại không thể?

XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HÀI

Những tình huống hài trong "Sex Edcucation" không nhiều, một phần vì đây là bộ phim thiên về drama nhiều hơn, một phần vì như đã nói ở trên - việc cố gắng xây dựng cái hài thay vì tập trung xây dựng mạch phim có thể biến bộ phim thành nồi cám lợn. Các tình huống hài cần bổ trợ cho mạch phim chính, như 2 ví dụ dưới đây:
Đây là một cảnh cực kì "epic" của phim. Ở đây, tình huống hài (tất cả nhân vật cùng nhận đó là âm đạo của mình) cũng chính là tình huống giải quyết xung đột cho các sự kiện căng thẳng trước đó.
Hay như ở cảnh này, tình huống hài ở đây lại đặt tiền đề cho một cảnh sau, với việc nhân vật khóc trong nhà vệ sinh này chính là người lây bệnh tình dục cho cả trường.
Như vậy, có thể thấy yếu tố hài đóng vai trò rất quan trọng trong mạch tự sự của "Sex Education" cũng như hành trình xây dựng diễn ngôn bình thường hóa câu chuyện tình dục của phim. Hay nói như ngôn ngữ của phim, cái hài giống như chất "bôi trơn" trước khi bộ phim truyền tải những vấn đề "nặng đô" đằng sau. Đồng thời, nó cũng đề xuất một cách tiếp cận cho những vấn đề nhạy cảm như vậy. Thay vì đi theo trình tự làm quen với vấn đề → bình thường hóa vấn đề → cười vào vấn đề, thì sao ta không lập tức cười vào vấn đề đấy, cười vào cả cái sự ngại ngùng của chính chúng ta?
Bài viết được thực hiện bởi Phạm Đức Minh - Biên tập, Biên kịch, Diễn viên Ứng tác và Lê Kim Thanh - Chỉ đạo Nghệ thuật, Diễn viên Ứng tác của Haha Hanoi.