Một cuốn sách mình nghĩ là cực đáng sở hữu trong tủ, không chỉ vì câu chuyện nó kể mà là từng tầng ý nghĩa đằng sau lớp ngôn từ vốn tương đối khó cảm của Murakami.
Chuyện của tuổi trẻ qua những tiểu thuyết tình yêu trước giờ luôn mang nặng sự hối tiếc. Nhưng câu chuyện của Rừng Na Uy lại gợi đến một góc chân thực hơn nhiều, đó là sự bế tắc. Bế tắc trong Rừng Na Uy muôn hình vạn trạng, khiến ai trong số chúng ta đều có thể đồng cảm. Đó là nỗi sợ trưởng thành của Kizuki, là nỗi đau tình đầu của Naoko, là tình cảm đơn phương của Watanabe, là sự cô đơn của Nagasawa hay là một Reiko sau cú sốc tinh thần. Những mảnh đời trong Rừng Na Uy đều chìm trong một vũng bùn của số kiếp, càng giãy giụa tìm cách điều chỉnh, càng lún sâu vạn phần.
Có hay không tình yêu trong “Rừng Na-uy”?
Nhưng ở Rừng Na Uy còn đó khát vọng hạnh phúc lớn lao hơn bao giờ hết. Khát vọng ấy từ một cô gái nhỏ nhắn mang tên Midori. Mình rất thích câu nói của cô " I just want happiness". Cuộc đời cô dường như là tập hợp bất hạnh của tất cả mọi người nhưng cô luôn hiểu rằng mình xứng đáng được hạnh phúc. Cô một tay chăm sóc người bố nằm liệt giường để đổi lấy sự an nhiên khi người bố qua đời. Cô vứt bỏ tất cả, theo đuổi Watatabe, sẵn sàng đứng trước mặt anh để đòi hạnh phúc cho riêng mình. Chính cô đã kéo Watanabe ra khỏi vực sâu đang dần nuốt chửng anh. Hiểu về hạnh phúc và chiến đấu hết mình để có nó là bản lĩnh lớn lao giúp cô chiến thắng được mọi nghịch cảnh trong cuộc sống.
Dù là có nhiều NTR, Sex và tương đối khó đọc, đây vẫn là cuốn mình thấy là có nhiều giá trị. Mình bị cuồng mẫu con gái kiểu Midori thực sự, một nguồn năng lượng vô tận, truyền cảm hứng cho người khác.