Dành cho ai thắc mắc thuật ngữ ái kỷ. Từ này là từ mượn của Hán Việt, trong đó: ái – yêu, kỷ – bản thân. Tức là "yêu bản thân mình".
Trước hết ta phải biết rằng, ái kỷ là một tính cách/một rối loạn/hay đơn thuần chỉ là người yêu bản thân tích cực bình thường mà thôi; nhưng khi các triệu chứng ái kỷ nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng TIÊU CỰC đến người xung quanh hay với chính người mắc nó – ta sẽ xem xét nó là tính cách(narcissism) hay là bệnh nhân cách rối loạn(NPD - Narcissistic personality disorder): đặc điểm chung của 2 loại(trên) là đều thiếu đồng cảm, coi mình là trung tâm của vũ trụ, thích thao túng người khác, nhạy cảm với chỉ trích... tuy nhiên mức độ của loại NPD nặng và nghiêm trọng hơn loại tính cách ái kỷ.
Cụ thể, người tính cách ái kỷ sẽ sống hưởng thụ, hạnh phúc hơn và không lo nghĩ đến việc chữa trị, vì họ nghĩ nó không ảnh hưởng cuộc sống của mình; mặt khác, NPD vật lộn với đống suy nghĩ tiêu cực và thường trầm cảm, lo âu. Đại đa số những cảm xúc & suy nghĩ ấy đều nhắm về bản thân họ, bởi vì họ ám ảnh những thứ hào nhoáng bên ngoài hòng để cảm thấy chính mình giá trị hơn, tốt đẹp hơn. Họ ghét bản thân đến mức quên đi bản thân mình để mà thấy những đồ hàng hiệu, xe xa xỉ, nhà giàu, tri thức... là chính họ – và như lẽ tất yếu, nếu họ KHÔNG có những thứ đó, hoặc có nhưng mất những thứ "hào nhoáng" đó, bản thân họ cũng tiêu cực mà rơi vào trầm cảm & căm ghét bản thân điên cuồng; còn không, họ sẽ sống trong vỏ bọc ảo tưởng, khi mà họ cho mình là vĩ đại, đẹp, đạo đức tốt... để XOA DỊU chính mình cảm thấy tốt hơn và họ sẽ nhìn những người HƠN họ là thấp hoặc ghen tỵ.
Hiện nay, thế giới có 6 - 8 % người mắc tính cách ái kỷ và 1% mắc NPD

Vậy, như tiêu đề, người rối loạn nhân ái kỷ có thể được giảm tội theo pháp lý?

Tòa án sẽ xác định một người về khả năng nhận thức hành vi của chính mình có ỔN ĐỊNH khi gây án không; ví dụ như vụ cha ruột Nguyễn Kim Trung Thái, tình nghi giet con gián tiếp đã xóa camera để cố ý giấu tội – trong phiên tòa, Thái đã lợi dụng sự "không tỉnh táo" của mình hòng xóa tội.
Và đúng thay, những kẻ NPD, theo nhiều nghiên cứu khoa học, họ mất năng lực kiểm soát hành vi của mình; khi mà họ ám ảnh về những thứ bên ngoài của mình quá mức và quên đi bản thân mình, những hành vi cưỡng chế day dẳng, những sự thôi thúc bởi sợ hãi khiến họ khó thể nào làm được người bình thường như bao người khác – não bộ của họ đã hư hại, nên kéo theo hành vi của họ hư hại. Vì vậy bệnh này rất khó chữa. Nếu muốn chữa hành vi của họ, thì phải chữa não bộ của họ; nếu chỉ chữa hành vi bằng các liệu pháp bên ngoài không thôi, não bộ hư hại đó sẽ kéo hành vi của họ lặp lại quỹ đạo như ban đầu.
Rất nhiều các quốc gia trên thế giới từ trước - nay xem NPD( hay những rối loạn nhân cách khác) là không phải bệnh tâm thần, nên không coi đó là thứ đáng điều chỉnh để giảm nhẹ tội. Tuy nhiên, sau những chuyện tội phạm được báo cáo mắc chứng rối loạn nhân cách: State of Texas v. Andrea Yates giet 5 đứa con mình bằng cách cho đuối nước trong nhà tắm - 2001; Michael O'Neill s*t hại bạn tình - 2013; Daylia Brown(17 tuổi) phóng hỏa một số cửa hàng – khi mà cô ta bị rối loạn ranh giới nghiêm trọng đến mức cực đoan; bao gồm, năm 8 tuổi tự hành hạ mình khi còn là thiếu niên và có ý định tự tử – rất nhiều người có thẩm quyền trong các tòa án đều xem xét lại: "có nên cho rối loạn nhân cách giảm tội giống như bệnh tâm thần phân liệt hay không?". Theo thời gian cân nhắc, quyết định đó đã được thực hiện tại Úc vào ngày 25 tháng 8 năm 2020 bởi Tòa phúc thẩm Tiểu bang Victoria.
Ừm thì chưa chắc cứ có rối loạn nhân cách bla bla thì giảm tội được. Tựu trung lại thì rối loạn nhân cách là những bệnh dễ gây ra cho người bệnh bóp méo về nhận thức xung quanh mình, tuy nhiên, nếu họ ý thức được rõ các hành vi của mình là đang phạm pháp nhưng mà vẫn làm, rất dễ hiểu là khó lòng nào mà giảm án được, hoặc chí ít là có sự thay đổi.
Việc thay đổi hệ thống pháp lý về NPD cũng giống như các thay đổi cách nhìn nhận về nhiều bệnh suy giảm nhận thức khác, như: năm 1966, tại Mỹ, một kẻ lạ mặt đã dùng súng và dao mổ lợn lẻn vào khu nhà tập thể của các nữ y tá – Hậu quả, 8 người bị hãm hi*p và bị gi:ết – kết quả cho thảm kịch này là tử hình cho thủ phạm. Tuy nhiên vì vậy, giới chuyên môn đã có cơ hội xác định hung thủ mắc các chứng rối loạn tâm thần dạng nghiêm trọng – đặc trưng: khiến người bệnh trí não không bình thường, iq thấp và có khả năng phạm tội cao hơn những người bình thường khác – vì vậy các tòa án đã cân nhắc thay đổi trong hệ thống pháp lý để giảm án. Và kết quả thủ phạm đã giảm nhẹ tội từ tử hình xuống chung thân.
Và những thay đổi như trên, nó cũng liên hệ đến chế độ bãi nô, quyền lợi cho người da màu, LGBT...
Vậy đủ hiểu con người thời điểm hiện tại văn minh như thế nào rồi, khi mà chủ nghĩa báo thù(retributivism) là nguồn cơn cho các hình phạt mất lý trí của các phiên tòa từ các thời xưa cũ. Theo nhà triết học Jeremy Bentham – người đặt nền móng cho chủ nghĩa vị lợi – đề cập trong tác phẩm "An Introduction to the Principles of Morals and Legislation" của mình, tựu trung quan điểm của ông là, báo thù chẳng mang lợi ích gì cho con người ngoài việc làm cho xã hội trở nên căng thẳng hơn; trong đó nó còn vi phạm đến các nguyên tắc cần có để tối đa hóa sự công bằng trong pháp luật của ông: Nguyên tắc của Hậu quả (Principle of Consequences): Việc áp dụng biện pháp báo thù không dẫn đến hậu quả tích cực và sẽ không giải quyết được vấn đề gốc rễ, mà chỉ tạo ra thêm căng thẳng và xung đột, cụ thể là gây thêm căng thẳng cho những bên "không công bằng", nó có thể sẽ gây ra chu trình bạo lực(cycle of violence), khi mà đôi bên sẽ leo thang xung đột và sẽ có thể gây hại lẫn nhau. Khi này, ta mượn đến Nguyên tắc Hòa giải (Principle of Reconciliation): pháp luật có thể tạo ra môi trường hòa giải xung đột để đôi bên giảm được các mâu thuẫn. Nguyên tắc của Công bằng (Principle of Fairness): Khi mà các tội phạm hành động khi có chứng bệnh tâm thần(như các rối loạn nhân cách ta có đề cập ở trên), đe dọa và ép buộc, bảo vệ bản thân... thì sẽ không công bằng chút nào nếu ta cứ khăng khăng bảo vệ các nạn nhân. Cụ thể "ý thức" trong hành vi phạm tội của những người trong trường hợp này là "không thể kiểm soát", trong khi pháp luật trừng phạt những người "ý thức được chính mình" khi phạm tội vì những người này vi phạm nguyên tắc đạo đức lớn hơn. Nguyên tắc hành động với ý định tốt (Principle of Intention): Cảm xúc là thứ che mờ con mắt của phiên tòa giải quyết bằng bạo lực, và tức giận khi thấy tội phạm "đáng ghê tởm" là một trong số ấy. Ta nên dùng lý trí để giải quyết mâu thuẫn giữa đôi bên để nhìn bằng ánh nhìn công bằng nhất có thể. Nguyên tắc Hình phạt Hợp lý (Principle of Proportionality in Punishment): Nếu biện pháp báo thù được xem là một hình phạt quá mức, không tương xứng với tội lỗi của người phạm tội, thì nó có thể vi phạm nguyên tắc này.
Thời nay, tuy những thay đổi pháp lý giảm án cho những người mắc chứng rối loạn nhân cách rất chậm, nhưng các tội phạm cũng được đối xử rất nhân quyền, nếu có oan sai cũng nhờ đó chịu ít áp lực tâm lý hơn.
Và con người thời nay(những người có tri thức), thay vì chơi trò báo thù vô ích để thỏa mãn cảm xúc của mình, họ lại nghĩ ra rất nhiều giải pháp để ngăn chặn vấn đề cốt lõi trong các hành vi phạm tội – nào là xóa đói - giảm nghèo, cho phụ nữ được quyền phá thai, các trường học được mở miễn phí(ở nhiều nước phát triển)... và tiêu biểu nhất là các lĩnh vực nghiên cứu về bộ não con người như: tâm lý học, tâm thần học, triết học.
Tôi biết những thay đổi trong hệ thống pháp lý như này, hẳn chắc chắn rất nhiều người sẽ bực mình, khó chịu và tự hỏi: "tại sao giết người lại giảm án", "không công bằng cho nạn nhân tý nào"... Ừm thì tôi cũng có thể hiểu phần nào; nhưng luật pháp, nó không đơn thuần chỉ "đòi lại công bằng" vì các giá trị đạo đức đơn thuần, mà nó còn để thúc đẩy con người nghĩ xa hơn, khi mà nó cân bằng được các khái niệm cảm xúc và lý trí trọn vẹn nhất, để rồi tốt cho đôi bên, thậm chí còn tốt cho tất cả loài người.
Suy cho cùng, con người về mặt bản chất luôn tìm kiếm sự ổn định bên trong chính mình. Ta kị xung đột; mỗi khi có xung đột, ta lại đấu tranh để nhận được cảm giác như lúc ta muốn ban đầu. Luật pháp có thể là thứ cốt yếu nhưng tôi nghĩ bản thân mỗi người nên kiểm soát chính mình và tránh làm người khác xung đột, là cách tốt nhất. Chúng ta có thể không sinh con nếu ta không biết CHẮC, tương lai con của ta sẽ ra sao, nó sẽ sướng không? Gây hấn với người khác, có thể, hiệu ứng cánh bướm sẽ mang ta đến nhiều tấn bi kịch...
Không có một thứ gì đúng mãi mãi, và những thứ đúng sẽ được chứng minh là sai, hoặc nó sẽ lạc hậu trong tương lai. Thay đổi nghĩa là: thế giới không ngừng vận hành, người đứng yên một chỗ mà kiêu ngạo thì sẽ chet – cho dù họ đúng đi chăng nữa, cái đúng đấy cũng dần dần lạc hậu mà chet, và nền văn minh của loài người cứ vẫn tiếp bước, để lại những kẻ bảo thủ ở phía sau.
Và Nữ Thần công lý Justitia, nhất định phải bịt mắt; lúc ấy "cảm xúc" của bà sẽ được giữ mãi trong tim, và cảm xúc ấy sẽ trở nên thuần khiết hơn bao giờ hết.
––– Cam Xanh ––– o6/o2/2o24
...
Nguồn tham khảo: