Rối loạn lo âu xã hội: không chỉ đơn thuần là "ngại"
Theo ICD-11: Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety hay social phobia) được đặc trưng bởi sự sợ hãi hoặc lo lắng quá mức và rõ rệt,...
Theo ICD-11: Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety hay social phobia) được đặc trưng bởi sự sợ hãi hoặc lo lắng quá mức và rõ rệt, thường xuyên xảy ra trong một hoặc nhiều tình huống xã hội bao gồm cả tương tác xã hội (ví dụ: trò chuyện), làm điều gì đó trong khi cảm thấy được quan sát (ví dụ như ăn hoặc uống khi có sự hiện diện của người khác), hoặc biểu diễn trước mặt người khác (ví dụ: phát biểu). Những người có rối loạn này lo ngại rằng họ sẽ hành động theo cách hoặc biểu hiện các triệu chứng lo lắng và sẽ bị người khác đánh giá tiêu cực. Họ thường tránh né các tình huống xã hội liên quan hoặc phải chịu đựng nỗi sợ hãi hoặc lo lắng dữ dội. Các triệu chứng kéo dài ít nhất vài tháng (theo DSM-5, triệu chứng sẽ kéo dài trong ít nhất 6 tháng) và đủ nghiêm trọng để dẫn đến đau khổ nghiêm trọng hoặc suy giảm đáng kể trong cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực hoạt động quan trọng khác.
DSM-5 có nói về các triệu chứng của rối loạn này như sau:
A. Thể hiện sự sợ hãi hoặc lo lắng trong một hay nhiều tình huống xã hội mà họ sẽ có thể bị nhận xét bởi người khác. Các tình huống này bao gồm các tương tác xã hội, làm điều gì đó khi được quan sát, hoặc biểu diễn trước mặt người khác
Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ, các triệu chứng này phải được biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài và không chỉ bao gồm với lúc tương tác với người lớn.
B. Đối tượng sợ rằng họ sẽ thể hiện các triệu chứng lo lắng ra ngoài và bị đánh giá tiêu cực.
C. Các tình huống xã hội thường gây ra sự sợ hãi hoặc lo âu.
Lưu ý: Ở trẻ, sự sợ hãi hoặc lo âu có thể biểu hiện bằng các hành vi khóc, nổi giận, ngại ngùng, nhút nhát, , tự thu mình hoặc gặp khó khăn trong việc phát biểu trong các tình huống xã hội.
D. Họ thường tránh né các tình huống xã hội hoặc được thực hiện cùng với sự lo âu hoặc sợ hãi một cách nghiêm trọng.
E. Sự sợ hãi hoặc lo âu này có không phải do ảnh hưởng của các tình huống xã hội.
F. Sự sợ hãi, lo âu, tránh né này xuất hiện liên tục trong vòng 6 tháng hoặc nhiều hơn.
G. Sự sợ hãi hoặc lo âu này gây ảnh hưởng tới các quan hệ xã hội và các hành vi hàng ngày.
H. Sự sợ hãi hoặc lo âu này có không phải do ảnh hưởng của việc sử dụng các biện pháp y tế.
I. Sự sợ hãi hoặc lo âu này có không phải do ảnh hưởng của các tâm bệnh
J. Nếu có sự xuất hiện của các triệu chứng này khi đang trong quá trình sử dụng các biện pháp y tế thì chúng phải không có sự liên hệ với nhau.
Chắc chắn có nếu: trong khi đang biểu diễn ở nơi công cộng luôn xuất hiện sự sợ hãi.
Một người bình thường có thể cư xử bất kỳ như thế này mà họ thich ở khắp mọi nơi để thể hiện phong cách của chính bản thân, nhưng người có rối loạn lo âu xã hội lại không như vây. Vì họ sợ rằng bất cứ hành vi nào cũng có thể bị đánh giá một cách tiêu cực nên họ rất hạn chế thể hiện các hành vi của mình ra bên ngoài. Việc sợ hãi hoặc lo âu trong các tình huống xã hội có thể bị nhầm lẫn với sự rụt rè, ngại ngùng.
Rối loạn lo âu xã hội khiến người ta tránh né hầu hết các tình huống xã hội bên ngoài, họ thậm chí có thể cố gắng tự cách ly mình với thế giới bên ngoài để hạn chế những sự lo âu và sợ hãi mà rối loạn này gây ra. Khi bị rối loạn lo âu xã hội, bạn có thể gặp nhiều khó khăn trong việc gặp và xây dựng các mối quan hệ đặc biệt là với những người mới. Bởi lẽ họ sợ hãi về sự đánh giá của những người khác về mình nên sẽ có thể rất chú trọng về hình thức hoặc thậm chí là hạn chế việc tiếp xúc với người ngoài. Rối loạn này khiến người có nó trông có vẻ ngại ngùng, nhút nhát. Tôi cho rằng, nó có thể ảnh hưởng đến sự quan tâm và tin tưởng giữa người với người. Bới người có rối loạn thường hạn chế thể hiện các hành vi bên ngoài nên sẽ rất kín đáo và khó để dựa dẫm hay tin tưởng.
Trong xã hội hiện nay, việc bị người khác đánh giá các hành vi của mình trở nên khá bình thường đặc biệt đối với nhũng người nổi tiếng. Gần đây nhất có lẽ là việc hoa hậu Đỗ Thị Hà bị đánh giá bởi những lời nói có phần “kém duyên” của mình khi cô thậm chí còn chưa tham dự để tranh lấy chiếc vương miệng danh giá. Tôi cho rằng, việc một người được tự tin và thể hiện chính mình ra bên ngoài xã hội là một điều rất bình thường. Thế nhưng, việc có nhiều người xem xét và đánh giá các hành vi của người khác bởi vì không giống như họ (việc các fandom có những lời nói coi thường, hoặc những người coi thường các fandom khác) là một điều không nên. Tôi cho rằng việc này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Vì họ cho rằng: “bởi vì mình không đáp ứng được nên mình sẽ thay đổi để có nó”. Tương tự với nó, việc các quy chuẩn, chuẩn mực đạo đức xã hội cũng phần nào đó hạn chế sự “khẳng định chính mình”. Tôi không cổ súy cho các hành vi đồi trụy hay có hại cho xã hội mà chỉ muốn nhắc đến một vài trường hợp đặc biệt đang còn nhiều sự tranh cãi trái chiều của nhiều người (xăm, đeo khuyên,...). Việc bị đánh giá có thể gây áp lực lên đối tượng khiến họ trở nên lo âu hoặc sợ hãi nếu không đạt được kết quả mong muốn.
Tôi muốn nhấn mạnh về thực trạng của nhiều gia đình khi so sánh con mình với các tiêu chuẩn khác là “con nhà người ta”. Việc đánh giá này có thể vô tình tạo ra áp lực đè nặng lên vai trẻ - những người đang trong quá trình phát triển và xây dựng tính cách và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này. Việc này có thể khiến trẻ lo âu về không chỉ cha mẹ hoặc có thể là cả xã hội đánh giá chính mình khi mà nhiều trẻ có thể được nghe những câu như: “Con là như vậy thì sao mẹ dám nhìn mặt họ hàng”. Việc giảm thiểu các sự đánh giá, so sánh này là một hành vi rất cần thiết để trẻ không trở nên tự ti hoặc thậm chí là sợ hãi hoặc lo âu khi bị đánh giá với những người giỏi hơn mình – điều mà tôi cho có thể là một lý do quan trọng dẫn đến sự xuất hiện của rối loạn lo âu xã hội.
Điện thoại thông minh là một thiết bị hoàn hảo cho những người có rối loạn lo âu xã hội. Đây là một thiết bị giúp người dùng có thể tỏ ra “bận rộn” ở khắp mọi nơi. Đây một điều mà những người có rối loạn lo âu xã hội rất cần vì họ thường cố tránh đi các tình huống xã hội nhiều nhất có thể. Tôi có một thói quen về việc đeo tai nghe, và mặc dù không thực sự nghe một thứ gì, tôi vẫn rất khó bị làm phiền bởi những người xung quanh. Tương tự với điện thoại bạn có thể chỉ cần đem nó ra và sử dụng nó là đã có thể tránh được rất nhiều sự tương tác với thế giới bên ngoài. Hành vi này cũng ít bị đánh giá hơn khi nhiều người nghĩ nó là vô hại. Riêng bản chất của việc lạm dụng điệ thoại đã là có hại, nhưng tôi nghĩ nó có thể là một biểu hiện đáng chú ý của rối loạn này mà chúng ta cần chú ý, nhất là khi ai ai cũng có thể có một chiếc điện thoại trên tay như bây giờ
Tài liệu tham khảo:
ICD-11
DSM-5
Hai video trên Youtube này mà bạn có thể tham khảo nếu muốn:
Đây chỉ là những tìm hiểu, ý kiến riêng của một sinh viên đang theo học ngành tâm lý học nên chắc chắn không thể thiếu những sai sót trong quá trình viết bài. Mình hi vọng sẽ nhận được thêm các góp ý và nhận xét và đánh giá của các bạn trong quá trình tiếp tục viết các bài tiếp theo.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất