Review trinh thám Nhật Trả giá_Ioka Shun
Chính những ngày tháng bi thảm đó lại trở thành những kỷ niệm sáng lấp lánh như viên ngọc quý. Mười hai tuổi là độ tuổi để một đứa...
Chính những ngày tháng bi thảm đó lại trở thành những kỷ niệm sáng lấp lánh như viên ngọc quý.
Mười hai tuổi là độ tuổi để một đứa trẻ hưởng thụ niềm vui và sự hạnh phúc của tuổi thơ. Thế nhưng, Keisuke đã bị định mệnh cướp đi tất cả.
Cậu đã đánh mất gia đình và tất cả tài sản vào một ngày hè bởi một trận hỏa hoạn.
Cuộc sống của cậu bé thay đổi hoàn toàn kể từ ngày ấy. Khởi đầu bằng việc mất đi gia đình, Keisuke phải sống nhờ ở nhà họ hàng với người em họ Tatsuya, người luôn khiến cậu thấy khó chịu. Căn nhà chứa đựng tuổi thơ cũng không còn, bữa ăn không được đầy đủ, quần áo phải mặc đồ cũ…, nghèo đói đến với Keisuke như một người bạn, khiến những người bạn trước đây của cậu đều biến mất. Cuối cùng, cậu chạy thoát khỏi địa ngục và trở thành một vị luật sư cống hiến cho pháp luật.
Thế nhưng, Keisuke nhận ra quá khứ như một sợi dây xích cột chặt lấy cậu, như vốn dĩ cậu chưa hề thoát ra. Tatsuya một lần nữa tìm đến cậu, yêu cầu cậu bảo vệ hắn trước tòa trong một vụ án giết người. Liệu mọi chuyện có như vẻ bề ngoài? Tất cả vụ án xoay quanh cậu và Tatsuya có phải là tai nạn?
Đầu tiên, phải nói "Trả giá" là một quyển tiểu thuyết hội đủ các yếu tố điển hình trinh thám Nhật.
1. Một nhân vật chính khép kín mang theo tội lỗi quá khứ
Keisuke, nhân vật chính của câu chuyện, mang đến cảm giác bức bối và mệt mỏi cho người đọc bởi tâm hồn một cậu bé mười hai tuổi trong thân xác người lớn. Nhút nhát, dễ sợ hãi, rụt rè … là những điểm đặc trưng của cậu. Dường như, sau khi trải qua mọi chuyện trong quá khứ, điều cậu học được không phải là đấu tranh mà là chạy trốn. Ngay cả khi mang trong mình nhiều nghi ngờ với Tatsuya, Keisuke vẫn không quyết đoán hành động mà phải có sự đốc thúc từ cậu bạn Hisato.
2. Một nhân vật phản diện được xây dựng toàn năng
Trái ngược với Keisuke, Tatsuya mười hai tuổi vô cùng thông minh và phát triển cũng rất sớm. Như tác giả Ioka Shun mô tả, Tatsuya như một người trưởng thành trong thân xác một đứa trẻ: lọc lõi, ranh ma, thông minh. Tuy đã từng đọc nhiều tiểu thuyết trinh thám với nhân vật phạm tội là một đứa trẻ như Đứa trẻ hư, Bạch dạ hành…, thế nhưng hình tượng Tatsuya khiến người đọc cảm thấy gượng ép, như một bàn tiệc đầy những món ăn màu sắc với nguyên liệu chưa đủ chín. Cách phát triển nhân vật thiếu tự nhiên, không có hoàn cảnh hay sự việc cụ thể để đưa đẩy nhân vật phát triển không bình thường. "Nhân chi sơ tính bản thiện", vậy mà ta không thể tìm được lý do hợp lí cho hành động của một đứa trẻ như Tatsuya.
3. Nhiều chi tiết đi ngược lại đạo đức
Dẫu biết rằng những chi tiết này mang mục đích xây dựng hình tượng nhân vật, việc lạm dụng các tình tiết này khiến tác phẩm "Trả giá" phần nào trở nên phản cảm và bất hợp lí. Thật khó chấp nhận mối quan hệ giữa một đứa trẻ mười hai tuổi và những người đáng tuổi mẹ của mình.
Nhìn chung, "Trả giá" là một tác phẩm trinh thám điều tra không quá nổi bật và xuất sắc, nhất là khi truyện đã được dựng thành phim truyền hình và được viết bởi một tác giả đã đạt giải thưởng.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất