(Review sách) Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ – Nguyễn Ngọc Thuần
Bố tôi vẫn nói, khi nhìn theo bóng một người mà ta không thể quên được, chúng ta sẽ thấy “nỗi nhớ” của mình. 1. Thông tin chung ...
Bố tôi vẫn nói, khi nhìn theo bóng một người mà ta không thể quên được, chúng ta sẽ thấy “nỗi nhớ” của mình.
1. Thông tin chung
- Tên sách: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần
- Thể loại: Truyện dài dành cho thiếu nhi
- Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần
- Thể loại: Truyện dài dành cho thiếu nhi
Được giới thiệu qua một người bạn cùng hâm mộ Nguyễn Ngọc Tư, khi nói về những cuốn sách nhẹ nhàng, dễ đọc dễ thấm. Nguyễn Ngọc Thuần là cái tên hoàn toàn mới với tôi, nhưng khi tìm hiểu một chút, thấy chủ đề viết cho thiếu nhi, và đã được chuyển ngữ sang tiếng Thụy Điển và tiếng Anh, nên có chút ấn tượng và quyết định đọc thử. Sau chương 1 thì tôi nhận ra ngay, đây là quyết định đúng đắn.
2. Đánh giá tổng quan
Nội dung và cách kể
Là những câu chuyện nhỏ được kể theo ngôi thứ nhất của một cậu bé 10 tuổi.
Lời văn đơn giản, ngắn gọn dễ đọc, các câu chuyện về những điều xảy ra hàng ngày nên rất gần gũi. Mặc dù các suy nghĩ của cậu bé khá “cụ non”, nhưng vì những thông điệp gửi gắm trong các câu chuyện khá nặng, nên có thể chấp nhận được.
Với tư cách là một người trưởng thành, tác phẩm cho tôi cảm giác rất dễ chịu khi đọc, mặc dù là tuổi thơ của người khác, nhưng sự thân thuộc luôn đầy tràn và khiến tôi dễ dàng vui buồn cùng cậu bé.
Nhắm mắt lại cảm nhận mọi thứ bằng tâm hồn là thông điệp ý nghĩa nhất của tác phẩm đối với tôi.
Là những câu chuyện nhỏ được kể theo ngôi thứ nhất của một cậu bé 10 tuổi.
Lời văn đơn giản, ngắn gọn dễ đọc, các câu chuyện về những điều xảy ra hàng ngày nên rất gần gũi. Mặc dù các suy nghĩ của cậu bé khá “cụ non”, nhưng vì những thông điệp gửi gắm trong các câu chuyện khá nặng, nên có thể chấp nhận được.
Với tư cách là một người trưởng thành, tác phẩm cho tôi cảm giác rất dễ chịu khi đọc, mặc dù là tuổi thơ của người khác, nhưng sự thân thuộc luôn đầy tràn và khiến tôi dễ dàng vui buồn cùng cậu bé.
Nhắm mắt lại cảm nhận mọi thứ bằng tâm hồn là thông điệp ý nghĩa nhất của tác phẩm đối với tôi.
So sánh
Động tới thể loại viết cho thiếu nhi, thì không thể không so sánh với các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được 😄.
Văn phong của Nguyễn Nhật Ánh luôn mang màu sắc vui tươi, dí dỏm, các thông điệp được cài cắm nhẹ nhàng, hầu hết đều tích cực, nên đúng nghĩa là truyện cho thiếu nhi. Còn Nguyễn Ngọc Thuần trong tác phẩm này, có lẽ hợp với người trưởng thành hơn, góc kể của cậu bé có lẽ để người đọc khỏi cảm thấy nặng nề khi tiếp nhận các thông điệp của tác giả mà thôi. Các thông điệp rất ý nghĩa, tôi đọc rất thích, nhưng nếu hỏi thiếu nhi đọc được không, tôi phải trả lời “không”.
Động tới thể loại viết cho thiếu nhi, thì không thể không so sánh với các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được 😄.
Văn phong của Nguyễn Nhật Ánh luôn mang màu sắc vui tươi, dí dỏm, các thông điệp được cài cắm nhẹ nhàng, hầu hết đều tích cực, nên đúng nghĩa là truyện cho thiếu nhi. Còn Nguyễn Ngọc Thuần trong tác phẩm này, có lẽ hợp với người trưởng thành hơn, góc kể của cậu bé có lẽ để người đọc khỏi cảm thấy nặng nề khi tiếp nhận các thông điệp của tác giả mà thôi. Các thông điệp rất ý nghĩa, tôi đọc rất thích, nhưng nếu hỏi thiếu nhi đọc được không, tôi phải trả lời “không”.
Hợp với ai?
Nếu bạn tìm một cuốn sách mà cả người lớn và trẻ em đều có thể thích, thì tôi khuyên đọc Nguyễn Nhật Ánh hơn.
Nhưng nếu bạn là một người trưởng thành, muốn gợi nhớ về tuổi thơ và đi kèm với những bài học sâu sắc, cần dừng lại và ngẫm nghĩ lâu một chút, thì đây là lựa chọn tuyệt với.
Nếu bạn tìm một cuốn sách mà cả người lớn và trẻ em đều có thể thích, thì tôi khuyên đọc Nguyễn Nhật Ánh hơn.
Nhưng nếu bạn là một người trưởng thành, muốn gợi nhớ về tuổi thơ và đi kèm với những bài học sâu sắc, cần dừng lại và ngẫm nghĩ lâu một chút, thì đây là lựa chọn tuyệt với.
3. Cảm nhận
Dưới đây là vài cảm nhận cá nhân ngay trong khi đọc truyện, tất cả các chương đều hay và ý nghĩa, nhưng tôi chỉ chọn ra 3 chương mà thông điệp của nó có gắn với những trải nghiệm thực tế của riêng mình.
Chương 1 – Những Âm Thanh Đẹp Nhất
“Những điều bí mật sẽ cho chúng ta nhớ mãi, không quên.”
Những hình ảnh, câu chuyện thủa nhỏ của mỗi người, giống như nốt ruồi sau mông vậy. Chỉ người thân trong nhà mới biết, và chỉ có thể chia sẻ với người thương. Nên nếu có ai cho bạn xem những tấm hình siêu ngu lúc còn thò lò, hay kể cho bạn nghe chuyện hồi nhỏ từng đầu gấu ra sao, thì nên hiểu, họ sẵn sàng để bạn là một phần trong tim rồi đấy.
“Những điều bí mật sẽ cho chúng ta nhớ mãi, không quên.”
Những hình ảnh, câu chuyện thủa nhỏ của mỗi người, giống như nốt ruồi sau mông vậy. Chỉ người thân trong nhà mới biết, và chỉ có thể chia sẻ với người thương. Nên nếu có ai cho bạn xem những tấm hình siêu ngu lúc còn thò lò, hay kể cho bạn nghe chuyện hồi nhỏ từng đầu gấu ra sao, thì nên hiểu, họ sẵn sàng để bạn là một phần trong tim rồi đấy.
“Theo bố tôi, cái tên quan trọng lắm. Bởi nó là cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời.”
Nhà tôi có truyền thống đặt tên nối, tức là tên của các anh chị em gộp lại sẽ thành 1 câu hoặc 1 từ có nghĩa. Như ông nội tôi đặt tên cho 5 người con là “Toàn-Thắng-Lợi-Thành-Công”, cho đúng trend thời chiến, thì bố tôi lại theo trend thời bình, khi đặt cho 2 chị em tôi là “Hạnh-Phúc”.
Nguyễn Trọng Phúc các ông ạ, ông già giải thích là mong cho tôi biết coi trọng hạnh phúc, hồi đó tôi nghe và ậm ờ biết vậy thôi.
Giờ cũng sắp đến tuổi phải nghĩ tên cho con của mình rồi, ngồi ngẫm lại cái ý nghĩa của tên, không biết mình đã thật sự trân trọng những gì đang có chưa nữa…
Nhà tôi có truyền thống đặt tên nối, tức là tên của các anh chị em gộp lại sẽ thành 1 câu hoặc 1 từ có nghĩa. Như ông nội tôi đặt tên cho 5 người con là “Toàn-Thắng-Lợi-Thành-Công”, cho đúng trend thời chiến, thì bố tôi lại theo trend thời bình, khi đặt cho 2 chị em tôi là “Hạnh-Phúc”.
Nguyễn Trọng Phúc các ông ạ, ông già giải thích là mong cho tôi biết coi trọng hạnh phúc, hồi đó tôi nghe và ậm ờ biết vậy thôi.
Giờ cũng sắp đến tuổi phải nghĩ tên cho con của mình rồi, ngồi ngẫm lại cái ý nghĩa của tên, không biết mình đã thật sự trân trọng những gì đang có chưa nữa…
Chương 5 – Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ
“Những bông hoa chính là người đưa đường!”
Chà, ưng chương này quá. Cách mà người cha cho con những kĩ năng đặc biệt thông qua những trò chơi nhẹ nhàng quả rất ấn tượng.
Biết cách sử dụng các giác quan để cảm nhận cuộc sống, ắt sẽ hữu ích khi trưởng thành, lúc mà não phải để tâm tới cơm-áo-gạo-tiền, khi đó các giác quan khác sẽ là thứ níu lại sự cân bằng cho tâm hồn.
Phải chăm chút hơn cho các giác quan, để cảm nhận mọi thứ được đa dạng hơn thôi, bắt đầu ngay còn kịp.
Ngoài lề một chút, hồi cấp 2 tôi có xem trên tivi về một người cụt tay, phải tập cách sinh hoạt chỉ với 1 cánh tay còn lại. Thế là bắt chước, lúc nào cũng giấu tay trái trong túi quần và chỉ sử dụng tay phải trong mọi việc có thể. Nên việc tôi hay bỏ tay trái vào túi quần không phải để cho ngầu đâu, tại tôi tập làm người cụt tay thôi :))
Tào lao vậy đấy, ngày đó thay vì xem người cụt tay, tôi xem Master Chef thì có phải bây giờ mở nhà hàng rồi không!
“Những bông hoa chính là người đưa đường!”
Chà, ưng chương này quá. Cách mà người cha cho con những kĩ năng đặc biệt thông qua những trò chơi nhẹ nhàng quả rất ấn tượng.
Biết cách sử dụng các giác quan để cảm nhận cuộc sống, ắt sẽ hữu ích khi trưởng thành, lúc mà não phải để tâm tới cơm-áo-gạo-tiền, khi đó các giác quan khác sẽ là thứ níu lại sự cân bằng cho tâm hồn.
Phải chăm chút hơn cho các giác quan, để cảm nhận mọi thứ được đa dạng hơn thôi, bắt đầu ngay còn kịp.
Ngoài lề một chút, hồi cấp 2 tôi có xem trên tivi về một người cụt tay, phải tập cách sinh hoạt chỉ với 1 cánh tay còn lại. Thế là bắt chước, lúc nào cũng giấu tay trái trong túi quần và chỉ sử dụng tay phải trong mọi việc có thể. Nên việc tôi hay bỏ tay trái vào túi quần không phải để cho ngầu đâu, tại tôi tập làm người cụt tay thôi :))
Tào lao vậy đấy, ngày đó thay vì xem người cụt tay, tôi xem Master Chef thì có phải bây giờ mở nhà hàng rồi không!
Chương 12 – Ngày Bí Mật
“Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ.”
Chia sẻ chuyện buồn, cả của mình hay của người, tôi đều dở.
Vì lo lắng nhiều, không biết họ có đồng cảm được với chuyện của mình không, hay mình có làm họ buồn thêm hay không. Nên thôi, khỏi nói, họ cần gì thì mình giúp, chuyện đó tôi dễ làm hơn, và vì biết mình khó chia sẻ, nên sẽ cố gắng giúp hết sức bằng hành động thôi.
Chuyện an ủi cần phải có sự tự nhiên, mà động tới chữ “buồn” là tôi tự nhiên hết nổi. Vì “buồn” là tâm trạng cực nhạy cảm, với những cảm xúc nhạy cảm thì tôi lại sợ sai, sợ sai nên đắn đo, lo lắng 😞.
Nên thôi, hết hồn nhiên rồi thì đành chịu, đọc sách đọc truyện để nuôi cái mộng mơ, mà chẳng níu được cái hồn nhiên thủa nhỏ…
“Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ.”
Chia sẻ chuyện buồn, cả của mình hay của người, tôi đều dở.
Vì lo lắng nhiều, không biết họ có đồng cảm được với chuyện của mình không, hay mình có làm họ buồn thêm hay không. Nên thôi, khỏi nói, họ cần gì thì mình giúp, chuyện đó tôi dễ làm hơn, và vì biết mình khó chia sẻ, nên sẽ cố gắng giúp hết sức bằng hành động thôi.
Chuyện an ủi cần phải có sự tự nhiên, mà động tới chữ “buồn” là tôi tự nhiên hết nổi. Vì “buồn” là tâm trạng cực nhạy cảm, với những cảm xúc nhạy cảm thì tôi lại sợ sai, sợ sai nên đắn đo, lo lắng 😞.
Nên thôi, hết hồn nhiên rồi thì đành chịu, đọc sách đọc truyện để nuôi cái mộng mơ, mà chẳng níu được cái hồn nhiên thủa nhỏ…
(Bài viết gốc)
Phúc.
Phúc.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất