Triết Lý Giáo Dục (NXB Ra Khơi 1965)
Triết Lý Giáo Dục (NXB Ra Khơi 1965)
Cuốn sách thầy Lương Kim Định viết năm 1960 đặt tên là "Triết lý Giáo Dục". Mình cực kỳ thích cách đặt tên này. "Triết lý Giáo Dục" chứ không phải "Triết lý Giáo Dục Việt Nam". Đây sẽ là cuốn sách để ra thế giới chứ không phải chỉ bó gọn trong bối cảnh Việt Nam.
Cuốn sách gồm 6 phần:
Phần đầu : Nói về sứ mạng đại học tức cũng là thử xác định sứ mạng của văn hóa và giáo dục.
Phần hai : Nhận định tình hình thế giới. Về điểm này thấy rằng tất cả đang trải qua một cơn khủng hoảng tinh thần rất trầm trọng.
Phần ba: trong các phương được đưa ra có khuynh hướng truyền thống là hội được nhiều tay cự phách nhất, nên bàn qua cho biết.
Phần bốn: tiếp tục Truyền Thống nhưng thu gọn vào phía Đông Phương với nhan đề Tam giáo.
Phần năm: một quyết định phải tiến thêm: từ triết lý tới Đạo học.
Phần sáu: sửa sai một số quan niệm sai lầm về văn hóa Đông Phương.
Những điều mình vô cùng ấn tượng :
1/Cuốn sách đặt tên là "Triết lý Giáo Dục" nên Kim Định nói rất kỹ và sâu về phần Triết lý. Vì thế nếu không có một base nhất định về Triết học thì đọc sẽ hơi mất thời gian (Do cần tra cứu) nhưng mình nghĩ không phải là không hiểu được mà ngược lại, thầy lập luận rất chặt chẽ.
2/Không chỉ nói về việc dạy học và còn nói về việc học, đặc biệt là Học Đại Học.
3/Định tính vắn tắt về Lý giới, Nhiên giới và Nhơn giới.Chỗ này thầy nói về các mặt của xã hội Cơ trị. Và tại sao trong xã hội cơ trị thì giáo dục thiếu đi triết lý.
"Vậy Đại học ta có kém thì cũng là kém một cách quốc tế chứ không phải do sự bất lực của bộ quốc gia giáo dục nước nhà. Trong thâm tâm các nhà dìu dắt nền Đại học cũng như giáo dục nước ta đang sôi lên nguyện vọng thiết tha tìm một giải pháp nào vừa thâu hóa được cái lợi của hai giải pháp đồng thời tránh được cái bất lợi của cả hai bên. Tuy nhiên đó là chuyện dài hơi, không phải một lúc mà làm hiện hình ngay lên được, muốn đi mau là hỏng việc." (Lương Kinh Định, Triết Lý Giáo Dục,p10)
4/mẹ tròn con vuông : Theo biểu tượng Kinh Dịch ta sẽ gọi là vuông tất cả các môn chuyên biệt, vì chuyên biệt nên có giới hạn nhỏ hẹp, Kinh Dịch chỉ thị bằng hình vuông có góc cạnh, giới mốc đóng khung. Còn vòng tròn ta dùng để chỉ Đạo lý tâm linh, nói nôm na là đạo làm người cái lý tưởng then chốt của đời sống con người toàn diện.
5/Triết lý đến Đạo học : Phần này đưa ra một số dẫn chứng Lịch sử cho thấy Tam Giáo và triết học phương Đông minh triết như thế nào đặc biệt ở phần Đạo học và tại sao Đạo sẽ là con đường cốt cán cho tinh thần. Thầy còn nói thêm về "Đức Tương Dung", sự hài hòa trong tư tưởng Phương Đông, tạo không gian trao đổi phát triển cởi mở, khoa học.
6/ Hiểu lầm về văn hóa Đông Phương : (Phần này quá hay không muốn spoil nhiều nên mình nói qua qua thui)
-Trình độ văn hóa khác bản chất văn hóa
-Các nền văn hóa khác khoa học thua kém phương Tây?
Ba lý do để phản biện cho luận điểm này.
1) Yếu tố khoa học của Hy Lạp được vun tưới và nảy nở bên Ả Rập hơn bên Âu Châu.
2) Những phát minh nhiều nơi được tiếp nhận trước hơn, thí dụ hệ thống toán số của Ấn Độ, phép in, giấy, thuốc súng, kim chỉ nam của Tàu.
3) Và nhất là bầu khí tự do phóng khoáng hơn bên Âu Châu nhiều lắm.
- Không phải thời nào Âu Châu cũng dẫn đầu về văn hóa
- Không phải lúc nào Âu Châu cũng cường thịnh giàu sang
- Trong cái hùng cường phồn thịnh của Âu Châu, phần đóng góp các châu khác không phải là nhỏ
- Lòng nhân đạo là trình độ văn minh trung thực
Mình chưa đọc nhiều sách liên quan đến giáo dục học nên chưa có nhiều luận điểm cá nhân sâu sắc về các vấn đề mà thầy đưa ra nhưng cuốn sách của thầy đã gợi mở rất nhiều vấn đề không hề cũ trong bối cảnh đương thời. Mình cảm động sâu sắc với tấm lòng của thầy và nể phục trước vốn hiểu biết và khả năng lập luận của thầy. Suy xét lại về chuyện học của bản thân, rộng hơn là vấn đề giáo dục hiện tại, về những khủng hoàng tinh thần, óc tư duy, lập luận, phản biện, đến xa hơn nữa là xây dựng giá trị quan và cách sống, mình nghĩ các bạn đều có thể có cho mình rất nhiều suy tư qua cuốn sách này.