Trong một đợt nghỉ tết Dương "quanh co" cùng phố phường Hà Nội, tôi có dịp ghé vào Nhà sách Nhã Nam để du ngoạn một vài cuốn sách. Ban đầu chỉ đẻ thoả mãn sự hiếu kỳ của mình về sách mới, nhưng khi thấy “Thú chơi sách” tôi đã không ngại ngần cho mình cơ hội để đắm trong cuốn sách này. Đọc xong, bản thân lại càng cảm thấy phấn khởi nên muốn lưu giữ lại kỷ niệm bằng một bài review. Thú thật, đọc lần đầu tôi vẫn còn chưa thực sự hiểu một cách tường minh về những điều sâu thẳm mà cuốn sách muốn truyền tải. Nhưng để giữ lại niềm quá đỗi phấn khích của bản thân, tôi xin có một số cảm nhận muốn dành tới “ Thú chơi sách” của Vương Hồng Sển.
Chia ra thành từng phần khác nhau, gắn với những khía cạnh của sách. Tôi không khỏi bất ngờ với những gì tôi đang đọc đối với nội dung của cuốn sách. Vương Hồng Sển đã cho tôi thấy nhiều vẻ đẹp của sách từ nguồn gốc, cách bài trí, hay phong thái chơi sách, hiếu sách của con người.
Người chơi sách có tâm hồn tinh tế, hiểu được giá trị của sách, độ hiếm quý và vẻ đẹp trang nhã của sách. Do đó, họ không tiếc công sức, gom góp tiền bạc , đi vạn dặm chỉ để rước sách về. Sách trong mắt họ là mỹ nhân “Thư trung hữu nữ nhan như ngọc”, vẹn toàn cả đôi đường tài, sắc; là bậc thầy: truyền thụ sự sáng suốt với lòng tâm huyết, bao dung; sách là người bạn tri kỷ: dù lặng yên nhưng thấu hiểu, trung thành san sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
“Thú chơi sách” cho tôi sự hiểu biết rõ ràng của “bibliophile”, “bibliomaniaque”, cái mà một số bạn vẫn còn nhầm lẫn khi sử dụng chúng trên mạng xã hội. Trong bộ tiếu đàm có tích:
“Đình chưởng thiên can trước đoản vô
Gia tàng vạn quyện thơ trường hữu”
Tạm dịch: “Sân mọc ngàn cây tre vắn hết
Nhà đầy muôn cuốn sách dài còn”
Họ tự hào khi tủ nhiều sách đẹp, sách quý và đau lòng khi không đủ tiền bạc để mua về một cuốn sách hay ở ngay trước mắt. Thậm chí bi lụy khi trót cho bạn bè thân tín mượn sách để rồi sách hoặc thất lạc, hoặc trở về tàn tạ, lấm lem. Người ham đọc sách, coi trọng giá trị của sách đã đáng mến mộ, người chơi sách còn ở tầm trên nữa. Bởi vì họ yêu sách không đơn thuần do cái lợi sách mang đến, mà họ còn biết phẩm giá của sách.
Đam mê đã tôi luyện cho tình cảm của họ trở nên thuần khiết. Và nhờ thú chơi của họ, qua năm tháng hậu sinh mới còn cơ hội được tiếp cận những tác phẩm xứng đáng lưu truyền và có tầm vóc mang tính lịch sử lúc bấy giờ.
Người yêu sách sẵn sàng bỏ thời gian để đóng bìa đẹp, tỉ mỉ sắp xếp sách lên; nâng niu “đứa con” (sách) khi lật giở từng trang một. Người chơi sách cũng chẳng cần ai vinh danh. Chất nghệ nhân pha chút lãng tử trong họ đơn giản như vây. Có thể một mình trong một căn phòng với chiếc giá sách, nhưng cảm thụ trong đời của họ chẳng khác gì bậc đế vương khi xung quanh tập hợp đủ bá quan văn võ, hiền nhân, lãng khách, anh hùng.
Bàn về thú chơi sách, nhưng tôi cảm nhận tác giả cũng kín đáo chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về cuộc đời. Ông không muốn bạn đọc hiểu lầm mình dạy đời, bởi tôi nghĩ Vương Hồng Sển hiểu tâm tư giữa người với người: đa số khao khát sống đời mình ra sao thì sống, cho khỏi phải mất công tu dưỡng, học hành, nghiền ngẫm mệt đầu óc và thích dạy khôn trong “miệng giếng” hơn là chịu khó học để mở mang chân trời. Ông hiểu nhân tình thế sự, nhưng không chua chát với cõi nhân gian, nên tôi càng mến phục ông hơn.
Tác giả là con người rất hóm hỉnh. Không ít lần tôi tự mỉm cười khi men theo lối văn phong của ông. Vương Hồng Sển cởi mở, gần gũi thêm chút bông đùa về những vấn đề mà không khéo đùa thì dễ gây ra rạn nứt tình cảm, đó là mượn sách :
“Có tiền mua lấy để mà coi
Nếu không cho mượn nói hẹp hòi
Quân-tử đưa nào ra có tiếc”
Nguyễn Hữu Ngư (Thú chơi sách, Trang 47)
Chí lý song cũng chí tình, nếu bạn định mượn sách ai, thì đừng quên những câu trên nhé!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất