“Qua Pixar là vô cực” thể hiện một khía cạnh khác của Steve Jobs bên cạnh hình ảnh quen thuộc gắn liền với Apple, khi Steve đưa Pixar từ một công ty thua lỗ trong nhiều năm thành một công ty IPO đạt giá trị vốn hoá gần 1.5 tỉ đô trong chỉ ngày đầu lên sàn.

Cách Steve offer Lawrence cũng “kỳ lạ” như cách Steve điều hành Pixar vậy.
 — Xin chào, xin lỗi có phải là Lawrence ko?
 — Vâng, tôi nghe.
 — Tôi là Steve Jobs. Tôi đã nhìn thấy bức ảnh của anh trên một tờ tạp chí vài năm trước và nghĩ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ làm việc cùng nhau”.
Steve mua lại quyền sở hữu Pixar năm 1986, một năm sau khi bị tước mọi trách nhiệm tại Apple và sau đó sáng lập ra NeXT. Điều “kỳ lạ” là, Steve đã đầu tư gần 50 triệu đô cho Pixar vào thời điểm ông gọi cho Lawrence. 50 triệu đô cho một công ty 8 năm liên tiếp ko có lãi và thậm chí, Steve còn ko trực tiếp điều hành bất kỳ hoạt động nào của Pixar.
Bỏ qua những khó khăn ban đầu, Lawrence quyết định từ bỏ vị trí Giám đốc tài chính cho Electronics for Imaging, một công ty đã niêm yết ở Silicon Valley sau khi xem một đoạn ngắn của “Toy Story” và cảm nhận được năng lượng cũng như sự nhiệt huyết từ đội ngũ Pixar. Việc đầu tiên mà Lawrence làm khi bắt đầu công việc là… không làm gì cả. Lawrence đi theo các thành viên của đội ngũ cao cấp, tham gia các cuộc họp mà không can dự hay đặt những câu hỏi về công việc của họ. Ông đúng như một cái bóng, trừ việc mang theo giấy ghi lại câu hỏi cho những vấn đề mà mình chưa hiểu. Rất nhiều câu hỏi. Lawrence cũng nói chuyện với bất kỳ ai trong công ty, từ kỹ sư phần mềm, kế toán, đạo diễn kỹ thuật,…. Bất kỳ ai mà Lawrence có thể gặp.
Sau một thời gian trong vai trò “cái bóng”, Lawrence hiểu hơn về lịch sử, văn hoá, công nghệ và cả những vấn đề của Pixar. Những điều này giúp ông rất nhiều khi trao đổi với Steve, thậm chí là tranh luận khốc liệt trong bất cứ vấn đề gì, dù to hay nhỏ. Khi chưa đạt đc sự thống nhất, Lawrence biết mình phải kiên trì, giữ vững lập trường và mềm mỏng không phải với sự khốc liệt của Steve, mà với bản chất vấn đề. Những lựa chọn kinh doanh, chiến lược cho Pixar cũng là sản phẩm của quy trình này.
Mặc dù không trực tiếp điều hành hoạt động tại Pixar, nhưng Steve là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ việc trao toàn quyền sáng tạo cho John Lasseter — Giám đốc sáng tạo của Pixar và đội nhóm của mình. Đây cũng là một văn hoá ở Pixar. Điều này có nghĩa là Pixar ủng hộ mọi quyết định trong quá trình làm phim cho nhóm sáng tạo của John, mặc dù chi phí nếu phải thay đổi một phân cảnh, thậm chí cả kích bản là rất lớn. Trong vai trò CFO, Lawrence hiểu đây là một quyết định rất rủi ro, vì Pixar có thể mất kiểm soát trên ngân sách và thời hạn sản xuất. Nhưng khi đã biết những vấn đề này mà vẫn quyết định trao quyền và tin tưởng, đó là sự khác biệt ở Pixar so với Disney và phần còn lại. Có thể nói, Steve là người bảo vệ văn hoá của Pixar, bảo vệ những người hiểu và lưu giữ văn hoá như John và đội nhóm của mình.
Ben Horowits cũng có nói trong “The hard thing about hard things” Steve Jobs, một người đc biết đến là một wartime CEO điển hình đã rời Apple lần đầu tiên năm 1985 “during their longest period of peace” trước khi quay lại sau một thập kỷ, “during their most intense war period”. Có lẽ quãng thời gian dẫn dắt NeXT và Pixar đã giúp Steve peace hơn trước khi quay lại Apple để phục hồi đế chế mà mình đã tạo nên?
Tự nhiên thấy anh Hùng Trần Got It cũng giống Steve ở điểm này, vì nhớ có lần nghe bạn Dương Nguyễn nói anh Hùng cũng nói anh ấy là người bảo vệ văn hoá của Got It khi phỏng vấn bạn ấy. Nghĩ cũng đúng, khi công ty tăng trưởng đến một mức nhất định thì mọi người trong cty khó có thể giữ connect với nhau như khi còn ít người, khó gọi cả cty đi ăn hay đi chơi chung như trước. Một trong những yếu tố connect mọi người với nhau là văn hoá và vision. Ở Pixar, vision rất rõ ràng: “kể chuyện bằng cả trái tim” và tất cả nhân viên đều cảm nhận được điều này, qua cách mà John và đội nhóm của mình được tin tưởng và trao quyền sáng tạo.
Văn hoá công ty không hẳn là cái gì cao siêu, nó thể hiện một phần qua cách mọi người, ko chỉ trong cùng team mà trong cả công ty tương tác và communicate với nhau. Khi bạn nói chuyện với một ai đó có nghĩa là bạn hoàn toàn quan tâm đến những gì mình đang nói, chứ ko phải vừa nói, tai vừa nghe và mắt vẫn đang nhìn smartphone/laptop, tay vẫn type(*). Khi các team không tương tác được với nhau, hoặc thông tin ko truyền đạt được đến tất cả mọi người thì có lẽ, văn hoá của cty đó đang gặp vấn đề. Mà các leader là những người có ảnh hưởng lớn tới văn hoá vì mọi người thường follow leader trực tiếp của mình/CEO/Founder mọi vấn đề trong công việc. Giờ nhớ lại vẫn nhớ cảm giác tràn đầy năng lượng khi ngồi với anh Hoài, hay cảm nhận rõ năng lượng của Fahaq, Duong Nguyen hay anh Phong khi nói về Got It. Chắc có lẽ đấy cũng là lý do mà GHN hay Got It có thể phát triển nhanh như vậy.
 — — -
 (*) https://youtu.be/hER0Qp6QJNU
24/05/2018