Giao tiếp là kỹ năng phải có, phải trau dồi mỗi ngày, bởi nó là cây cầu rút ngắn khoảng cách giữa bạn với mọi người xung quanh, là khoảng thời gian bạn đang trao đổi, trò chuyện, hiểu đối phương, và là vũ khí giúp bạn được nhiều người yêu mến.
Review sách “Nói nhiều không bằng nói đúng” - kỹ năng giao tiếp nhất định phải có


Vậy nên, nói nhiều chưa chắc đã tốt, nói ít chưa chắc đã hay, nói đúng và đủ mới là cần thiết.

Nhưng thế nào là đủ, là đúng, bí quyết nào để bạn nói đúng mà vẫn nói hay, để người khác muốn lắng nghe bạn?

Cuốn sách Nói nhiều không bằng nói đúng của tác giả 2.½ sẽ mở ra cho bạn những điều thú vị và bổ ích trong cách giao tiếp để thành công. Cùng Revisach tìm hiểu về cuốn sách này nhé!

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ CUỐN SÁCH “NÓI NHIỀU KHÔNG BẰNG NÓI ĐÚNG”

Tham khảo Review sách “Nghệ thuật giao tiếp để thành công” – Bí quyết giúp bạn trở thành bậc thầy giao tiếp

Nói nhiều không bằng nói đúng được viết bởi tác giả có danh xưng là 2.½. Đấy là tất cả những gì chúng ta được biết về tác giả. Ngoài ra các thông tin khác đều không được bật mí

Nói nhiều không bằng nói đúng gồm 3 phần, là 36 bí quyết giúp bạn chiếm được cảm tình của người khác qua giao tiếp. Đây là cuốn sách rất hữu ích và thiết thực với những ai đang mong muốn trở thành người hòa đồng, dễ gần, gây thiện cảm với mọi người xung quanh.

Nói nhiều không bằng nói đúng không chỉ là đống lý thuyết suông, không thực tế. Ngược lại, chúng ta sẽ được trực tiếp thực hành các kỹ năng nói chuyện, đối nhân xử thế hàng ngày. Tự tin nói rằng, Nói nhiều không bằng nói đúng sẽ giúp bạn trở thành người có khiếu ăn nói, mở rộng mối quan hệ và được nhiều người yêu quý

NỘI DUNG CUỐN SÁCH “NÓI NHIỀU KHÔNG BẰNG NÓI ĐÚNG”

Lời nói là bước đầu trong giao tiếp. Không thể không trau chuốt lời ăn tiếng nói hàng ngày. Bởi nếu bạn gặp vấn đề trong lời nói, ngoài việc không thể truyền đạt được hết nội dung thông tin, bạn còn gây ấn tượng không tốt với mọi người.

Việc không kiểm soát được lời nói và nói ra những điều không nên sẽ dần dần làm các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống của bạn xấu đi.

Nhưng không phải dễ dàng để nói chuyện “vừa lòng” được tất cả mọi người đúng không? Nói đúng, nói đủ lại còn phải nói hay nhưng không được nói nhiều, lại tránh nói quá ít, nghe thôi đã thấy khó hiểu rồi!

Vậy nên chúng ta cần nắm được một số bí quyết để giúp quá trình giao tiếp đơn giản nhưng đạt được hiệu quả cao nhé. Và còn chờ đợi gì mà không đến ngay với 36 bí quyết của Nói nhiều không bằng nói đúng để chiếm được cảm tình của người khác thông qua 3 phần: Im lặng - Quan sát - Lắng nghe ngay bây giờ nhé

Im lặng - Chìa khóa đầu tiên của giao tiếp thành công

Kỳ lạ quá không khi mà bí quyết đầu tiên trong Nói nhiều không bằng nói đúng là im lặng? Tại sao là im lặng mà không phải là nói? Nếu bạn nghĩ cứ giao tiếp là phải nói nhiều, nói nhanh thì không đúng.

Người giỏi giao tiếp là người biết nói đúng lúc và im lặng đúng thời điểm. nếu bạn đã không giỏi giao tiếp, không tự tin trong giao tiếp mà còn nói nhiều thì sẽ mắc rất nhiều lỗi đáng tiếc. Vậy nên thà im lặng, lắng nghe và dần học hỏi từ những bước ban đầu sẽ hiệu quả hơn.

Như đã nói ở trên, nói nhiều không tốt, nói ít lại càng không nên, hoàn toàn im lặng lại càng không. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có ti tỉ các mối quan hệ cần nói chuyện, trao đổi. Hãy nói chuyện chân thành, dùng sự chân thành để dẫn dắt câu chuyện, sẽ giúp bạn lấy lòng mọi người rất nhanh đó.

Vậy thì chân thành như thế nào? “Khi người khác nói chuyện với bạn, bạn không được cắt ngang lời họ một cách nóng vội, điều quan trọng nhất là bạn phải chăm chú nhìn vào họ, thể hiện mình đang lắng nghe họ một cách chân thành. Bất kể người nói chuyện với bạn là ai, địa vị cao hơn hay thấp hơn thì hành động này đều là biểu hiện của phép lịch sự”

Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều trường hợp bạn gặp phải đòi hỏi bạn phải có cách xử lý chừng mực, khôn khéo. “Nói nhiều không bằng nói đúng” đã giúp bạn chỉ ra những trường hợp cùng với cách giải quyết hợp lý

Nói nhiều không bằng nói đúng cho rằng khi gặp gỡ lần đầu tiên: lần đầu tiên luôn là tình huống ngại ngùng nhất vì chưa hiểu tính cách đối phương. Vậy nên hãy sắp xếp ngồi cùng những người bạn khác - những người đã quen nhau từ trước hoặc có tính chất công việc gần giống nhau để dễ tìm được các mối quan tâm chung.

Từ đó mọi người sẽ thu hẹp dần khoảng cách với nhau, thoải mái hơn trong giao tiếp. Tránh nói những vấn đề mình không biết, không nắm rõ trong lần đầu vì sẽ rất dễ bị đẩy vào tình huống khó xử cho cả hai bên.

Khi tranh luận không nên chỉ trích lỗi lầm của người khác: Cái quan trọng phải luôn ghi nhớ trong giao tiếp là tôn trọng lẫn nhau. Bạn có thể tranh luận nhưng không được chỉ trích quá mạnh hay có thái độ thiếu tôn trọng đối phương.

Hãy khẳng định ý kiến của đối phương trước sau đó mới trình bày quan điểm của mình sau. Như vậy sẽ giúp ý kiến của bạn “lọt tai” hơn. Luôn nhớ giữ thái độ ôn hòa, khéo léo nhé!

Ở phần đặc biệt nhạy cảm này, Nói nhiều không bằng nói đúng đã đưa ra các lưu ý về phép lịch sự:

Không nên nói dài dòng, phải quan sát đối phương
Không nên chỉ im lặng, phải bày tỏ quan điểm của mình khi thích hợp
Không dùng quá nhiều ngôn từ mỹ miều, tránh khiến đối phương nghi ngờ và đánh giá về sự chân thành của bạn
Không quá vội vàng phê phán, chỉ trích đối phương, sẽ gây ấn tượng xấu đối với họ
Không coi mình là trung tâm
Quan sát - thấu hiểu và đồng cảm, bí quyết làm nên cuộc trò chuyện thú vị

Nói nhiều không bằng nói đúng cho rằng quan sát người xung quanh thật sự cần thiết bởi trong cuộc sống chúng ta sẽ tiếp xúc với vô vàn kiểu người khác nhau. Bạn sẽ gặp những người hòa đồng, vui vẻ, năng lượng, thích nói nhiều, thích chia sẻ.

Nhưng sẽ có một bộ phận người có tính cách trầm, nói ít, thậm chí lười giao tiếp, không thích chia sẻ, nói chuyện. Từng kiểu người sẽ có cách ứng xử và giao tiếp khác nhau

Đối với người thích nói hơn thích nghe: Bạn nên làm chủ giao tiếp, biết mình đang nói gì và cần nói gì
Đối với người thích nghe hơn thích nói: Bạn nên quan sát thái độ của đối phương với câu chuyện của bạn để có chiến lược thay đổi nội dung linh hoạt
Đối với người kiệm lời, lười giao tiếp: Bạn nên thăm dò trước những sở thích của đối phương để đi vào câu chuyện chung một cách tự nhiên, khéo léo và vui vẻ nhất

Có 5 quy tắc trong Nói nhiều không bằng nói đúng cần nhớ trong quan sát chính là:

Tập trung vào nội dung đối phương hứng thú
Chú ý những điều cấm kỵ của đối phương
Vận dụng trí thông minh và khiếu hài hước
Từ chối khéo léo
Lựa chọn chủ đề thích hợp
Lắng nghe - Cách giao tiếp tinh tế và thuyết phục

Trải qua 2 cấp độ đầu tiên của giao tiếp, cấp độ cuối cùng trong Nói nhiều không bằng nói đúng sẽ cung cấp cho bạn những cách nói chuyện tinh tế và hiệu quả trên mạng xã hội

Làm thế nào để cảm xúc, tâm tư, ý muốn của mình được đối phương hiểu được khi truyền tải qua máy móc? Đồng thời làm sao đánh giá được tình cảm, phản hồi của đối phương dành cho mình? Để làm được điều này, Nói nhiều không bằng nói đúng khuyên bạn trước tiên ghi nhớ 2 điều sau:

Thể hiện sự thân thiện, hào hứng, vui vẻ bằng giọng nói rõ ràng, tươi vui, có năng lượng
Ngữ điệu và tốc độ nói phải hợp lý. Không nên nói quá nhanh hoặc quá chậm, ngữ điệu lên xuống cũng cần rõ ràng, khéo léo

Người thành công trong giao tiếp chính là biết lắng nghe tinh tế. Lắng nghe chính là quá trình chúng ta nạp kiến thức, nạp những điều chúng ta chưa biết vào chính mình. Ai không lắng nghe chính là đang đánh mất cơ hội quý giá có thêm kiến thức tích lũy cho bản thân.

Và cũng chẳng có đối phương nào chỉ muốn nghe bạn nói từ đầu đến cuối, chỉ chăm chăm đưa ra suy nghĩ và ý kiến của bản thân. Họ cũng muốn được bạn lắng nghe, đồng cảm

Hãy nhớ ngay những bí quyết rất thiết thực này của Nói nhiều không bằng nói đúng nhé:

Không đề cập đến vấn đề tôn giáo và quan điểm chính trị
Không hỏi về thành tích công tác của người làm cùng ngành hoặc những vấn đề riêng tư
Cách đặt câu hỏi phải tôn trọng đối phương
Đừng khiến người khác thấy công hỏi của mình là thừa

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ VỀ CUỐN SÁCH

“Nói nhiều không bằng nói đúng trình bày thú vị, có nhiều hình và các ví dụ minh họa. Các bí quyết có thể áp dụng rất nhiều trong giao tiếp với bạn bè, trong công việc, hay khi nói chuyện với người lạ hoặc các mối quan hệ thân thiết. Những bí quyết được trình bày dưới dạng các lời khuyên, dẫn dắt từ từ và hợp lý. Đây là cuốn sách rất hữu ích cho những bạn trẻ để tự tin giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày”.

“Nói nhiều không bằng nói đúng là một người bạn, người anh hướng dẫn giao tiếp hiệu quả thông qua 3 cách rất đơn giản Im lặng - Quan sát - Lắng nghe để bạn có thể lấy được tình cảm của mọi người xung quanh. Nhưng cũng cần rất nhiều ở bạn sự rèn luyện, thực hành”.

“36 bí quyết xuyên suốt từ im lặng đến quan sát và cuối cùng là lắng nghe đã tóm gọn được khá nhiều trường hợp cụ thể và đưa ra ví dụ mà ta có thể áp dụng cho thực tiễn. Ngoài ra Nói nhiều không bằng nói đúng được in màu với những nhân vật vui mắt nên đọc khá thú vị giúp mình dễ nắm bắt vấn đề hơn”

LỜI KẾT

Không phải ai sinh ra cũng có khả năng giao tiếp tuyệt vời, biết khéo ăn khéo nói. Nhưng nếu bạn biết cách rèn luyện, thực hành mỗi ngày, ý thức được sự quan trọng của việc giao tiếp, bạn sẽ nhanh chóng trở nên tự tin và làm chủ giao tiếp.

Hy vọng Revisach với những chia sẻ về Nói nhiều không bằng nói đúng này sẽ giúp bạn có kế hoạch và định hướng giao tiếp cho chính mình. Chúc bạn thành công!