Review sách NGUỒN GỐC NHÃN HIỆU- những tương đồng đáng kinh ngạc giữa thuyết tiến hóa và xây dựng thương hiệu
Nguồn gốc nhãn hiệu là cuốn sách sẽ làm bạn ngạc nhiên về những quan điểm mang tính phát hiện của hai cha con nhà Ries khi nghiên cứu...
Nguồn gốc nhãn hiệu là cuốn sách sẽ làm bạn ngạc nhiên về những quan điểm mang tính phát hiện của hai cha con nhà Ries khi nghiên cứu về thương hiệu. Những nét tương đồng đáng kinh ngạc giữa thuyết tiến hóa của Darwin và việc xây dựng thương hiệu sẽ được trình bày trong sách.
Quá trình ra đời, phát triển và lụi tàn của một nhãn hiệu cũng giống như sự phát triển của muôn loài trong thế giới tự nhiên. Cuốn sách Nguồn gốc nhãn hiệu được đánh giá là rất cần thiết cho những ai làm về thương hiệu, đặc biệt hữu ích khi cần đưa ra những quyết định cho ra đời hay khai tử một nhãn hàng.
Tác giả cuốn Nguồn gốc nhãn hiệu
Al Ries và con gái Laura Lies là những cái tên vô cùng quen thuộc với những độc giả của tủ sách marketing. Hai cha con là những chuyên gia nghiên cứu về thương hiệu. Sau những cuộc nghiên cứu công phu của mình, họ đã viết nên những cuốn sách bàn về thương hiệu với cái nhìn đa góc cạnh. Những cái tên như 22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu, Nguồn gốc nhãn hiệu đã chẳng còn xa lạ gì với những người tìm hiểu về marketing.
Nội dung sách Nguồn gốc nhãn hiệu
Để có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách, chúng ta có thể lấy cuộc đời một sinh vật làm hệ quy chiếu cho “số phận” của một thương hiệu. Cuốn Nguồn gốc nhãn hiệu bàn về các giai đoạn sản sinh, đấu tranh sinh tồn và diệt vong của một nhãn.
Sách Nguồn gốc nhãn hiệu gồm 17 chương với những tên chương vô cùng thú vị:
Chương 1: Cây cuộc sống
Chương 2: Dự đoán tương lai
Chương 3: Chia tách và thống trị
Chương 4: Sự thay đổi dần dần trái ngược với sự khác biệt
Chương 5: Lời nguyền của chiếc Radio đồng hồ
Chương 6: Lối suy nghĩ theo kiểu con dao Swiss Army
Chương 7: Những ý tưởng tồi không bao giờ chết
Chương 8: Sơ đồ hình cây của các nhãn hiệu trong ngành công nghệ cao
Chương 9: Sơ đồ hình cây của các nhãn hiệu trong ngành công nghệ thấp
Chương 10: Bí mật của người vượn quá độ
Chương 11: Sự sống sót của hạt giống đầu tiên
Chương 12 : Sự sống sót của hạt giống thứ hai
Chương 13 : Sức mạnh của việc tỉa cành
Chương 14 : Tạo ra chủng loại hàng mới
Chương 15 : Tạo nhãn hiệu cạnh tranh
Chương 16 : Xây dựng nhãn hiệu
Chương 17 : Chọn hướng đi đúng cho nhãn hiệu
Sản sinh
Tại sao lại có sự ra đời của khái niệm “nhãn hiệu”?
Ở những chương đầu, cuốn Nguồn gốc nhãn hiệu cho thấy, trong một nghiên cứu tiến hành năm 1990, Viện nghiên cứu Marketing của Mỹ đã công bố những con số gây choáng người tiêu dùng. Trung bình một ngày, một người Mỹ sẽ tiếp xúc với 6 000 hoạt động quảng cáo, mỗi năm lại chào đón thêm 25 000 sản phẩm mới ra đời.
Thành thực mà nói thì các sản phẩm cùng chủng loại sẽ không có quá nhiều điểm khác biệt. Chúng được sinh ra với cùng một mục đích, có chăng tùy biến vài điểm để phục vụ cho nhu cầu chuyên biệt mà thôi. Làm thế nào để người tiêu dùng phân biệt được cả chục ngàn, trăm ngàn sản phẩm như vậy? Nhãn hiệu ban đầu ra đời với chức năng phân biệt mà thôi.
Dần dần, để tồn tại và phát triển thịnh vượng, các nhãn hiệu xây dựng thêm cho mình những tính cách, nét đặc trưng nhằm để lại dấu ấn trong tâm trí và trái tim khách hàng. Nếu không được khách hàng nhớ đến, làm sao nhãn hiệu có thể tồn tại. Các nhãn hiệu cùng bước vào cuộc đua để được khách hàng nhớ mặt đặt tên. Không chỉ những sản phẩm vật chất cầm nắm được mới có nhãn hiệu, ngay cả những sản phẩm vô hình như công nghệ cũng cần một thương hiệu nổi bật cho riêng mình.
Nhãn hiệu ngày càng trở nên quan trọng vì nó chứa đựng một sức mạnh vô hình, nó thậm chí còn quyết định sự thành bại của cả một tổ chức. Nó là tài sản, là trái tim, là linh hồn của cả doanh nghiệp.
Đấu tranh sinh tồn
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, chỉ những loài có khả năng thích nghi mạnh mẽ nhất thì mới có thể tồn tại. Tương tự với thương hiệu, nếu các nhãn không có khả năng cạnh tranh thì cũng sẽ lụi tàn chẳng chóng thì chầy.
Nguồn gốc nhãn hiệu chỉ ra rằng, trong cuộc chiến sinh tồn, không một sinh vật nào nằm ngoài quy luật tiến hóa. Tất cả các loài đều phải tranh đấu để tồn tại và cuộc chiến này không hề dễ dàng. Nếu không thích nghi được với môi trường, sinh vật ấy sẽ mãi mãi biến mất để nhường chỗ cho những sinh vật biết thích nghi hơn.
Áp dụng với nhãn hiệu, nếu một nhãn hàng không biết khác biệt hóa, không biết thích nghi với những thay đổi trong môi trường kinh doanh thì cũng sớm biết mất mà thôi. Chính cuộc đấu tranh giữa các nhãn hiệu sẽ làm kẻ ở lại càng thêm mạnh mẽ. Điều đó đã là chân lý “What doesn’t kill you makes you stronger”.
Diệt vong
Sẽ có những lúc người quản trị thương hiệu phải đứng trước hai quyết định: duy trì nhãn và khai tử nhãn. Làm thế nào để đưa ra một quyết định đúng đắn. Không ai muốn từ bỏ một nhãn hiệu mình đã dày công xây dựng nhưng thời cuộc buộc chúng ta phải đưa ra quyết định.
Dưới hệ quy chiếu là thuyết tiến hóa của Darwin, các marketer sẽ thấy con đường phát triển của một nhãn hiệu hiện lên vô cùng rõ ràng, thậm chí đã trở thành quy luật. Xuyên suốt quá trình hình thành, duy trì và khai tử nhãn hiệu, marketer phải luôn sáng suốt để đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời.
Lời kết
Phân tích đa chiều đi kèm với ví dụ minh họa và văn phòng hài hước đã tạo nên cuốn sách Nguồn gốc nhãn hiệu đáng để mọi marketer đều nên sở hữu. Nhãn hiệu cũng phải tiến hóa, nhãn hiệu đứng yên đồng nghĩa với việc tự hất văng mình ra khỏi sàn chiến chọn lọc tự nhiên của thế giới kinh doanh. Hãy đọc sách Nguồn gốc nhãn hiệu để trang bị cho nhãn hiệu của mình những thứ vũ khí sắc bén nhé.
#Revisach
#review_sach_nguon_goc_nhan_hieu
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất