(Review sách) Kitchen – Banana Yoshimoto
Khi hai con người cùng nhau trải qua chiều dài của năm tháng, vào những khoảnh khắc ấy, giữa họ sẽ xuất hiện một mối cảm thông sâu...
Khi hai con người cùng nhau trải qua chiều dài của năm tháng, vào những khoảnh khắc ấy, giữa họ sẽ xuất hiện một mối cảm thông sâu sắc, giống hệt như một thứ thần giao cách cảm vậy.
1. Thông tin chung
- Tên tác phẩm: Kitchen (Nhà Bếp)(キッチン)
- Tác giả: Banana Yoshimoto (Mahoko Yoshimoto)
- Thể loại: Tiểu thuyết
- Tác giả: Banana Yoshimoto (Mahoko Yoshimoto)
- Thể loại: Tiểu thuyết
Được gợi ý từ một bạn yêu thích Haruki Murakami, cộng thêm việc nấu ăn cũng là một sở thích cá nhân, nên quyết định bắt đầu làm quen với Banana bằng cuốn "Kitchen", hi vọng sau cuốn này sẽ có hứng thú đọc tiếp các tác phẩm khác của cô.
2. Đánh giá tổng quan
Tuy chưa đọc nhiều tác phẩm của các tác giả Nhật (mới có Haruki Murakami và Higashino Keigo), nhưng có cảm quan chung là khá "tốn sức" với mấy ông này, thì Kitchen của Banana Yoshimoto đem lại cảm giác thư thái, nhẹ nhàng và lạc quan hơn nhiều.
Không biết có phải do là tác giả nữ hay không, mà lối kể từ tốn, dịu dàng, tình tiết cũng vừa phải, không bắt người đọc phải suy nghĩ quá nhiều, có thể thong thả cảm nhận những cảm xúc của các nhân vật, rất dễ chịu.
Nội dung chính kể về quá trình vượt qua cú sốc mất người thân của những người trẻ. Những con người cùng cảnh ngộ, những tâm hồn đồng điệu đã tìm đến nhau, chữa lành vết thương lòng cho nhau như thế nào.
Truyện gồm 2 phần, 2 câu chuyện khác nhau, nhưng truyện thứ 2 ngắn hơn, lại không liên quan tới tiêu để cuốn sách, tuy cũng hay nhưng tôi thấy chỉ cần đọc truyện 1 là đủ.
Hợp với ai?
- Muốn có một trải nghiệm nhẹ nhàng, thông điệp tích cực trong tình yêu, tình cảm gia đình.
- Tò mò vì sao Banana Yoshimoto lại có thể tạo ra "Bananamania" (hội chứng Banana) trên toàn thế giới.
- Yêu bếp 🙂
- Tò mò vì sao Banana Yoshimoto lại có thể tạo ra "Bananamania" (hội chứng Banana) trên toàn thế giới.
- Yêu bếp 🙂
Tiếp theo đọc gì?
Truyện hay, nhưng nhẹ nhàng quá, chưa "đã" lắm. Theo lời bạn đã giới thiệu tác giả Banana cho mình, thì cuốn Amrita nặng đô hơn, và nhiều cảm xúc hơn, nên sẽ thử đọc xem sao.
3. Tản mạn
Dưới đây là những cảm xúc của cá nhân về vài chủ để mà truyện đề cập tới, không mang tính đánh giá tác phẩm.
Bếp
"Tôi nghĩ rằng nơi tôi yêu thích nhất trên thế gian này là bếp."
Nữ chính đã miêu tả về bản thân như vậy.
Nữ chính đã miêu tả về bản thân như vậy.
Ông Táo mỗi năm chầu Trời, báo cáo về tình hình gia đình trong năm vừa qua, cũng là vị thần ở trong bếp. Vì căn bếp là nơi phản ánh rõ nét tình hình gia đình, qua những hành động, những câu chuyện diễn ra bên mâm cơm.
Nữ chính yêu bếp như vậy, đồng nghĩa với việc cô rất yêu gia đình, và khi không còn ai thân thích, bếp vừa là người thân của cô, vừa là nơi vỗ về cô những giấc ngủ.
Tôi có yêu bếp đến thế hay không thì chưa chắc, nhưng tôi thích nấu ăn.
Từ khi xa nhà đi du học, các công việc làm thêm ngoài giờ học của tôi đều là trong bếp. Không phải tôi tự chọn, mà do thời gian đầu ngoại ngữ của tôi kém, nên bị quẳng vào bếp, nơi không cần giao tiếp quá nhiều. Nhưng nhờ đó mà tôi thích nấu ăn.
Quá nửa số kênh youtube mà tôi theo dõi là các kênh ẩm thực, Việt có, nước ngoài có, thích thú xem người ta chế biến, thưởng thức, rồi mày mò làm theo. Vui nhất là kiếm được người chịu thử đồ mình nấu, thấy người khác ngon miệng khi ăn đồ của mình luôn cho tôi sự thỏa mãn và một chút tự hào.
Rồi những chuỗi ngày sống 1 mình, chỉ còn mình nấu mình ăn, tuy không vui lắm, nhưng vẫn ổn, vì khi nấu ăn tôi được thư giãn, không lo lắng, không căng thẳng.
Đi làm về, bật chương trình talk show yêu thích, thong thả nấu ăn, đi tắm, rồi thưởng thức bữa tối một mình. Cũng không quá tệ.
Nhưng thi thoảng vẫn quay quắt thèm muốn có người ngồi ăn cùng...
“Còn lại tôi và bếp. Dẫu sao như thế vẫn còn hơn nghĩ rằng chỉ còn lại một mình.”
Có thể cùng nấu, cùng ăn, cùng trò chuyện, là có thể coi nhau như gia đình được rồi.
Có thể cùng nấu, cùng ăn, cùng trò chuyện, là có thể coi nhau như gia đình được rồi.
Đồng điệu
"Khi hai con người cùng nhau trải qua chiều dài của năm tháng, vào những khoảnh khắc ấy, giữa họ sẽ xuất hiện một mối cảm thông sâu sắc, giống hệt như một thứ thần giao cách cảm vậy."
Trong truyện, 2 nhân vật chính đều rơi vào một hoàn cảnh giống nhau, nhưng khác thời điểm, tạo điều kiện cho sự giúp đỡ qua lại, vai trò hoán đổi khiến họ trở nên đồng cảm và đồng điệu, và từ đó nảy sinh thứ gọi là tình yêu.
Kiểu tình yêu phát triển từ tình thân như thế này, tôi tin sẽ bền chặt, rào cản duy nhất là phải có một người quyết đoán. Vì thứ tình thân kia cũng quý giá lắm lắm, không dễ gì mà có được, nếu cả 2 đều chọn sự an toàn mà chặn lại lời yêu, thì liệu họ vẫn có thể an nhiên mà sống tiếp?
Tôi không biết.
Nhưng tôi biết một điều, tình yêu cần sự đồng điệu, nhưng không nhất thiết phải đồng điệu về mọi mặt.
Nhưng tôi biết một điều, tình yêu cần sự đồng điệu, nhưng không nhất thiết phải đồng điệu về mọi mặt.
Chỉ cần có 1 phần tình cách giống nhau thôi, cũng đủ để thổi bay mọi sự khác biệt, tự nguyện chấp nhận mọi thứ của đối phương.
Vì không ai hoàn hảo, nên tính cách cũng chẳng thể vuông vức như tờ A4, để có thể đặt lên nhau mà soi xem đã vừa vặn hay chưa. Tìm người đồng điệu kiểu như vậy thì khó lắm, ế tới già mất.
Vì thế, gặp được nhau là duyên, thấy có một phần nào đó đồng điệu, thì cứ mạnh dạn mà tới với nhau, vì thà được đi cùng nhau một quãng ngắn, còn hơn xa lạ cả cuộc đời.
(Bài viết gốc)
Phúc.
Phúc.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất