Bạn đã bao giờ thấy lạc lõng với chính cuộc sống của mình, hay bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh, mọi sự kiện, mọi suy nghĩ đều trôi vụt qua một cách hờ hững vô nghĩa.  Hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến cho các bạn một cuốn sách đứng đầu tiên trong 100 tác phẩm hay nhất thế kỷ 20 qua bình chọn đó  là tiểu thuyết  "Kẻ xa lạ" của nhà văn-triết gia hiện sinh  Albert Camus viết năm 1942.
       "Dù sao, đời cũng không đáng sống" đó có lẽ là câu nói ám ảnh tôi nhất trong tác phẩm này. Nó có lẽ cũng là tư tưởng của nhân vật chính Meursault khi coi cuộc đời này thật phi-lý, sống có nghĩa gì rồi lại phải chết cho dù chẳng muốn chết. Xuyên suốt tiểu thuyết là những tình tiết diễn ra đều đều  thể tạo cho người đọc có cảm giác đang chìm vào thế giới đầy rẫy "dịch hạch" hay "buồn nôn" đến mức tận cùng.  Những sự kiện xảy ra trong đời Meursault như khi mẹ chết, quen và làm tình với người yêu, những cảm giác khi đi chơi trên bãi biển và đỉnh điểm là dùng súng bắn chết tên Ả-rập do bị lóa mắt... Tất cả đều diễn ra bằng giọng kể bình thản đến gai người của Camus.
        Khi đọc nó tôi tự hỏi tại sao sự việc diễn ra đơn giản như vậy, có thể gọi là vô lý lại có thể là một trong một trăm tác phẩm hay nhất thế kỷ 20 được. Nhưng suy nghĩ sâu hơn thì tác phẩm sẽ khiến ta đồng cảm với nhân vật chính .Từ nhưng u uất, những lối sống thụ động và nhàm chán, làm những công việc nhạt nhẽo ngày này qua ngày khác, cuộc sống thật vô vị không có mục đích, mọi đau khổ, giày vò, bệnh tật hiện hữu. Rồi hắn ta nhận ra chính cái nhàm chán, u uất đó là một thứ gì đó huyền diệu cần được khám phá và từ đó bắt đầu tìm hiểu chúng. Đó là khi khái niệm "phi-lý" được hình thành.   Trải qua nhiều biến cố Meursault nhận ra cuộc đời quả đúng thật vô nghĩa và điều duy nhất khiến nó có nghĩa là phải "nổi-loạn" Rồi đến khi bị kết án tử hình rồi được khuyên răn giảng đạo trước khi chết hắn vẫn suy nghĩ rằng mình chẳng có tội gì ngược lại còn thấy mình thật hạnh phúc...
   Cốt truyện có lẽ thật nhạt nhẽo nhưng cách Camus xây dựng Meursault  thật thiên tài. Anh ta hiểu rõ chính mình và hiểu rõ thế giới , biết nên làm gì và không làm gì. Khi đứng trước cái chết anh ta hiểu cả thế giới này chống lại những người như anh. Họ kết án anh bởi những chuẩn mực lãng xẹt và thật phi lý...
    Cuốn sách là đã ám ảnh tôi cả một thời phổ thông và cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường đại học của tôi sau này...