(Review sách) Cuốn Theo Chiều Gió – Margaret Mitchell
Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới. 1. Thông tin chung – Tên tác phẩm: Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with the wind – 1936) – Tác...
Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới.
1. Thông tin chung
– Tên tác phẩm: Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with the wind – 1936)
– Tác giả: Margaret Mitchell
– Dịch giả: Vũ Kim Thư
– Thể loại: Tiểu thuyết – Kinh điển
– Tác giả: Margaret Mitchell
– Dịch giả: Vũ Kim Thư
– Thể loại: Tiểu thuyết – Kinh điển
Không giống với những cuốn kinh điển khác – tôi mua sẵn và để đó – thì Cuốn Theo Chiều Gió tôi đọc ngay hôm nhận hàng. Vì theo tìm hiểu trước đó, ngoài yếu tố tình yêu, thì nó còn kể về một giai đoạn lịch sử quan trọng của nước Mỹ. Nên may quá, tôi ngán việc theo dõi các cô tiểu thư ngày lo sửa sang quần áo, tối lo đi dự tiệc kiếm chồng lắm rồi. Để coi sau cuốn này, tôi còn muốn đọc văn học kinh điển nữa không.
2. Về tác phẩm
Truyện kể về cuộc đời nhiều biến cố buộc bản thân phải thay đổi để thích nghi của một cô tiểu thư cành vàng lá ngọc. Từ lúc là một cô bé chỉ quan tâm làm sao để luôn được là trung tâm của các buổi tiệc, rồi phải đối mặt và chấp nhận sự nghiệt ngã của hoàn cảnh khách quan, cho tới khi trở thành một người phụ nữ sắc xảo, biết xoay sở, biết phải làm gì để đạt được mục đích của mình.
Một vài dòng thật khó để tóm lược hết cốt truyện của tác phẩm. Vì ngoài nữ chính được xây dựng chỉnh chu, các nhân vật khác cũng được đầu tư không kém. Và hành trình của mỗi người, tuy đều liên quan và gây ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng sự phát triển của mỗi cá nhân đều có màu sắc trọn vẹn riêng của nó.
Một vài dòng thật khó để tóm lược hết cốt truyện của tác phẩm. Vì ngoài nữ chính được xây dựng chỉnh chu, các nhân vật khác cũng được đầu tư không kém. Và hành trình của mỗi người, tuy đều liên quan và gây ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng sự phát triển của mỗi cá nhân đều có màu sắc trọn vẹn riêng của nó.
Một kẻ trải đời, dám nghĩ dám làm, coi khinh tất cả sự giả dối không thật lòng trên đời, nhưng có thể vì con gái mà đeo mặt nạ lên, kết thân với những kẻ mình ghét.
Một nữ thần với tấm lòng từ bi, có thể yêu thương và bao dung cả thế giới, nhưng vẫn có những giới hạn riêng, không màng tai tiếng để bảo vệ người thân.
Một nam thần sinh ra để làm những việc cao quý, rất hiểu chuyện nhưng luôn để sự bị động chi phối.
Và cô gái của chúng ta, một kẻ ích kỉ từ đầu tới cuối chỉ biết nghĩ cho bản thân, sắc xảo trong công việc nhưng lại mù quáng trong tình yêu, bị tất cả mọi người khinh bỉ nhưng lại có được niềm tin tuyệt đối của nữ thần.
Một nữ thần với tấm lòng từ bi, có thể yêu thương và bao dung cả thế giới, nhưng vẫn có những giới hạn riêng, không màng tai tiếng để bảo vệ người thân.
Một nam thần sinh ra để làm những việc cao quý, rất hiểu chuyện nhưng luôn để sự bị động chi phối.
Và cô gái của chúng ta, một kẻ ích kỉ từ đầu tới cuối chỉ biết nghĩ cho bản thân, sắc xảo trong công việc nhưng lại mù quáng trong tình yêu, bị tất cả mọi người khinh bỉ nhưng lại có được niềm tin tuyệt đối của nữ thần.
Các nhân vật trong truyện ai cũng là một tập hợp của các nghịch lý thú vị, và đại diện cho mọi hạng người. Không ai là tuyệt đối ở một khía cạnh nào cả, họ đều thay đổi, không phải bản chất thì sẽ là hành vi.
Lấy bối cảnh là nước Mỹ thời Nội Chiến và giai đoạn hồi phục sau đó, nên tất nhiên, bên cạnh chiến tranh, yếu tố phân biệt chủng tộc và chính trị là nguyên nhân chính dẫn tới các sự kiện trong truyện.
Đầu tiên là chiến tranh. Nhân vật chính là một cô gái, nên ta sẽ được quan sát những tác động của chiển tranh lên những người ở hậu phương. Khác với những người tham chiến phải dồn hết tâm trí vào những trận đánh, nơi số phận của họ được định đoạt trong chớp mắt. Thì những người ở lại, ngoài việc lo lắng cho người thân ở chiến trận, họ còn phải đối mặt với sự bất lực vì không thể tự định đoạt cuộc sống của mình.
Nhưng đó chưa phải lúc tệ nhất. Như bao cuộc chiến đã xảy ra, lúc khó khăn nhất là giai đoạn hồi phục. Đặc biệt là với bên thua cuộc.
Đốt nhà, cướp, hiếp, giết… là những mối nguy mới luôn treo trên đầu, mà họ biết chắc, khi nó tới, không cách nào chống đỡ. Vượt qua giai đoạn hỗn loạn đó, tưởng như sẽ được yên bình, nhưng không, phía thua cuộc lại bị đàn áp bởi chính trị. Nếu không thể làm một kẻ hèn nhát chối bỏ chế độ cũ, thì sẽ bị đối xử như tội phạm, mất hết quyền lợi, chỉ còn lại cái danh dự vô giá (trị) và một mối hờn căm.
Đốt nhà, cướp, hiếp, giết… là những mối nguy mới luôn treo trên đầu, mà họ biết chắc, khi nó tới, không cách nào chống đỡ. Vượt qua giai đoạn hỗn loạn đó, tưởng như sẽ được yên bình, nhưng không, phía thua cuộc lại bị đàn áp bởi chính trị. Nếu không thể làm một kẻ hèn nhát chối bỏ chế độ cũ, thì sẽ bị đối xử như tội phạm, mất hết quyền lợi, chỉ còn lại cái danh dự vô giá (trị) và một mối hờn căm.
Yếu tố phân biệt chủng tộc với người da màu cũng khá đáng chú ý.
Truyện sẽ cho ta tiếp cận cuộc giải phóng nô lệ qua góc nhìn của phe Miền Nam, phe ủng hộ sử dụng nô lệ.
Khá táo bạo khi hiện nay, ai cũng hiểu rằng, mọi sắc tộc đều bình đẳng. Mà truyện lại dựng lên một xã hội mà người da màu hạnh phúc với vai trò phục vụ, người da trắng luôn kiêu hãnh là kẻ bề trên, và giữa họ không hề có bất hoà.
Thậm chí, tác phẩm còn đề cập tới tổ chức Ku Klux Klan như một sự tồn tại cần thiết. Quả thật, có đôi lúc tôi đã đồng cảm với những sự sai trái này, vì tác đã dẫn dắt câu truyện quá tốt.
Vẫn biết những gì ta đang đọc là không đúng, nhưng cũng không cần phải phản đối và phủ nhận nó. Đó là một phần của lịch sử, đã từng có thời, có nơi, có người như vậy.
Truyện sẽ cho ta tiếp cận cuộc giải phóng nô lệ qua góc nhìn của phe Miền Nam, phe ủng hộ sử dụng nô lệ.
Khá táo bạo khi hiện nay, ai cũng hiểu rằng, mọi sắc tộc đều bình đẳng. Mà truyện lại dựng lên một xã hội mà người da màu hạnh phúc với vai trò phục vụ, người da trắng luôn kiêu hãnh là kẻ bề trên, và giữa họ không hề có bất hoà.
Thậm chí, tác phẩm còn đề cập tới tổ chức Ku Klux Klan như một sự tồn tại cần thiết. Quả thật, có đôi lúc tôi đã đồng cảm với những sự sai trái này, vì tác đã dẫn dắt câu truyện quá tốt.
Vẫn biết những gì ta đang đọc là không đúng, nhưng cũng không cần phải phản đối và phủ nhận nó. Đó là một phần của lịch sử, đã từng có thời, có nơi, có người như vậy.
Truyện rất dài, nhưng phù hợp với độ lớn của nội dung. Nhiều nhân vật, trải qua nhiều giai đoạn, bạn khó lòng có thể kết thúc cuốn sách trong một thời gian ngắn. Nhưng nhờ cấu trúc chương hợp lý, mỗi chương đều kết thúc gọn gàng, nên có thể chia ra đọc từ từ, mỗi ngày 1 2 chương.
Vì dài nên tác giả tha hồ gửi gắm các thông điệp từ tình yêu, nghị lực đến đạo đức, chính trị. Một cuốn sách lớn, động đến nhiều vấn đề, nhưng vẫn đủ mềm mại khi núp dưới hình thức một câu chuyện tình.
Vì dài nên tác giả tha hồ gửi gắm các thông điệp từ tình yêu, nghị lực đến đạo đức, chính trị. Một cuốn sách lớn, động đến nhiều vấn đề, nhưng vẫn đủ mềm mại khi núp dưới hình thức một câu chuyện tình.
Về dịch thuật, trước khi mua tôi đã đọc thử một đoạn trích của cả Vũ Kim Thư và Dương Tường, và đã chọn bản của Kim Thư. Tuy chưa đọc bản còn lại, nhưng tôi hài lòng với bản mình đã chọn.
Để tiện tham khảo, thì Dương Tường là người Bắc, dịch cuốn này sau năm 1975, và Kim Thư là người Nam, dịch cuốn này trước năm 1975.
Để tiện tham khảo, thì Dương Tường là người Bắc, dịch cuốn này sau năm 1975, và Kim Thư là người Nam, dịch cuốn này trước năm 1975.
Kết lại, đây là một câu truyện sống động về nghị lực sống, về đấu tranh cho bản thân của những người phụ nữ, dưới hình thức một câu chuyện tình trắc trở không hồi kết, đặt trong bối cảnh lịch sử phức tạp, tất cả tạo nên một tác phẩm xứng đáng liệt vào hàng kinh điển. Tuy vẫn còn gây tranh cãi về quan điểm chính trị, nhưng sau bao nhiêu năm, gió vẫn thổi đấy thôi.
3. Tản mạn
Không phải nội dung chính, nhưng xin phép nói một chút về chiến tranh.
Là một người Việt Nam, khi đọc tác phẩm này, tôi không thể không liên tưởng tới cuộc nội chiến của chính đất nước mình. Là người sinh ra trong thời bình, biết tới chiến tranh qua đài báo sách vở, những cũng đủ để tôi biết rằng, chiến tranh không nên xảy ra.
Dù bên nào thắng, thì thiệt hại cho cả 2 bên đều không thể tránh khỏi.
Thắng, nhưng mất chồng, mất con, thì có vui không?
Thua, nhưng gia đình không ai thiệt mạng, thì có mừng không?
Bởi vậy, tôi không quân tâm tới thắng thua, nếu chiến tranh đã lỡ xảy ra rồi, thì với tôi, điều tốt nhất là nó nên KẾT THÚC SỚM.
Ai thắng cũng được, với một người dân bình thường như tôi, trên đầu không có bom rơi đạn lạc, ngày mai không sợ mất đi người thân là được rồi. Chính quyền vào tay ai cũng không quan trọng nữa…
Là một người Việt Nam, khi đọc tác phẩm này, tôi không thể không liên tưởng tới cuộc nội chiến của chính đất nước mình. Là người sinh ra trong thời bình, biết tới chiến tranh qua đài báo sách vở, những cũng đủ để tôi biết rằng, chiến tranh không nên xảy ra.
Dù bên nào thắng, thì thiệt hại cho cả 2 bên đều không thể tránh khỏi.
Thắng, nhưng mất chồng, mất con, thì có vui không?
Thua, nhưng gia đình không ai thiệt mạng, thì có mừng không?
Bởi vậy, tôi không quân tâm tới thắng thua, nếu chiến tranh đã lỡ xảy ra rồi, thì với tôi, điều tốt nhất là nó nên KẾT THÚC SỚM.
Ai thắng cũng được, với một người dân bình thường như tôi, trên đầu không có bom rơi đạn lạc, ngày mai không sợ mất đi người thân là được rồi. Chính quyền vào tay ai cũng không quan trọng nữa…
Xin được chia sẻ ở đây một video của những người Việt sống ở Mỹ khi họ nói về ngày 30/4. Cá nhân tôi rất thích quan điểm của anh Phúc, người trẻ nhất trong video.
Sài Gòn, 15 tháng 6, 2020
Phúc
Phúc
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất