Review cuốn CHA MẸ ĐỘC HẠI, làm thế nào để vượt qua tổn thương và giành lại cuộc đời bạn - Susan Forward & Craig Buck
Cha mẹ của bạn có phải là CHA MẸ ĐỘC HẠI? Bạn thương con nhưng có đang gây hại cho con mình không, những hành động vô tình nào nhưng ảnh hưởng sâu sắc tới con cái và từng ngày hủy hoại nó,...
Tại sao người xưa thường nói: "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng"? đọc cuốn sách này bạn sẽ tìm được một ý cho câu trả lời trên
Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚
Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy được tự do như thế nào để thể hiện bản thân. Những gia đình lành mạnh khuyến khích tính cá nhân. Trách nhiệm cá nhân và sự tự lập. Những gia đình đó khuyến khích sự phát triển tự trọng và cảm giác xứng đáng ở trẻ con.
Những gia đình ko lành mạnh luôn cấm đoán thể hiện cá nhân. Mọi người đều phải điều chỉnh suy nghĩ và hành vi giống các bậc cha mẹ độc hại. Đặc điểm các bậc cha mẹ độc hại thường thể hiện là:
a) Bạo hành bằng lời nói, thể hiện thái độ (thường trầm trọng hơn nhiều so với bạo hành thể xác)
- Không công bằng, thường trách phạt nặng với con cả và chiều chuộng con út. Dẫn đến sự ức chế của cả con đầu lẫn con út.
- Luôn la mắng, áp đặt, xét nét các lỗi lầm của trẻ, áp đặt trẻ phải hoàn hảo theo tư duy của người lớn.
- So sánh trẻ với trẻ khác hoặc anh em trong gia đình. Đùa cợt với lỗi lầm hoặc châm chọc trẻ (trẻ con thường chưa hiểu các lời trêu đùa)
😰 có một điểm cực kỳ tệ hại mà các bậc cha mẹ hiện nay xem thường nhưng ảnh hưởng rất sâu sắc tới trẻ nhỏ: đó là thói quen dùng điện thoại ở nhà, con trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, ko được quan tâm và lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng trẻ cũng ko quan tâm đến cảm xúc của bố, mẹ hay người thân mà đắm chìm trong trò chơi điện tử, tivi...😰 người lớn thường hay than phiền trẻ con mải chơi, ham điện tử, điện thoại hay máy tính nhưng chính chúng ta vô tình dạy chúng nhưng tính cách đó...
b) Bạo hành bằng vũ lực đối với thân thể trẻ nhỏ (đánh đập, nghiện rượu, quấy rối tình dục...)
Điểm chung của những đứa trẻ có cha mẹ độc hại thường thể hiện dưới các hình thức sau:
- Khi còn nhỏ: Dễ cáu giận, cảm xúc thay đổi thất thường, giỏi thao túng người khác (khả năng nắm bắt tâm lý người khác, thể hiện quyền lực với người kém thế và yếu đuối, ủy mị bởi kẻ mạnh hơn) hoặc cô độc, sống trong thế giới riêng của mình. Thiếu hẳn sự cảm thông đối với nỗi đau của người khác, không để ý hoặc xem nhẹ nỗi đau của người khác, kể cả người thân vì luôn cho rằng mình là người thiệt thòi nhất (điều này cực kỳ nguy hiểm vì khi trưởng thành họ sẽ đối xử với người thân một cách tệ hại, và luôn cho rằng những gì người khác phải chịu là nhỏ bé, ko thể bằng nỗi đau mà bản thân đã từng trải qua)...
- Khi trưởng thành: có xu hướng bạo lực người thân như vợ, con... khéo léo trong giao tiếp, biết thao túng nhân viên cấp dưới... (do khả năng chịu đựng và được rèn luyện kỹ năng thao túng người khác vào giai đoạn hình thành tính cách 0 - 5 tuổi...) hoặc ở thái cực ngược lại là rất kém về giao tiếp. Thường mất cân bằng trong cuộc sống giữa công việc và gia đình...
Như quá trình phát triển tự nhiên của một cái cây. Giai đoạn đầu từ nảy mầu đến lúc đâm chồi nảy lộc, cây cần ánh sáng vừa đủ, độ ẩm vừa đủ, nắng gió vừa đủ để vươn lên, giai đoạn này ta chưa thể uốn nắn được vì cây chưa đủ khả năng chịu các lực tác động quá mạnh. Đến giai đoạn phát triển cây có thể nương theo môi trường để phát triển thế mạnh (hoặc to ngang, hoặc cao lên hay uốn lượn) đây là giai đoạn tốt nhất để phát triển tốt nhất... đến giai đoạn trưởng thành. Tôi còn nhớ đọc ở đâu đó các mốc nuôi dạy trẻ, đại ý như sau: đối xử với trẻ như thiên thần từ 0 đến 5 tuổi, như nô lệ từ 6 đến 13 tuổi, và từ 14 tuổi trở lên thì đối xử với trẻ như một người bạn tâm giao...
Theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của tôi thì tôi hiểu giai đoạn đầu trẻ cần được sống trong môi trường có đầy đủ tình yêu thương, sự quan tâm đúng mực của bố mẹ. Giai đoạn từ 6 đến 13 tuổi bắt đầu áp dụng kỷ luật và tạo áp lực dần cho trẻ. Và bắt đầu giai đoạn dậy thì từ 14 tuổi trẻ cần sự công nhận, tôn trọng một số quyền độc lập của trẻ. Giai đoạn này trẻ cần được khuyến khích, động viên và hướng dẫn như một người đồng hành của trẻ...
Giai đoạn 5 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn hình thành tính cách, nhân cách của trẻ. Giai đoạn này trẻ học và hình thành cách tư duy, giao tiếp, ứng xử thông qua các hành vi của cha mẹ. Sau giai đoạn này, cơ bản tính cách trẻ đã hoàn thành, như một sản phẩm hoàn thiện, ta chỉ có thể sửa lỗi chứ cực kỳ khó để khiến sản phẩm hoàn hảo trở lại vào các giai đoạn sau. Vì vậy đối với từng đứa trẻ, trải qua từng giai đoạn, cách giáo dục, ứng xử sẽ phải thay đổi tùy theo kết quả của giai đoạn 5 năm đầu tiên này.
Đối với trẻ trải qua giai đoạn 5 năm đầu tiên bình yên, được nuôi dưỡng trong môi trường quan tâm và tràn ngập tình yêu thương của bố mẹ, giai đoạn tiếp theo (6-13 tuổi) có thể dạy theo cách thông thường, đó là dùng áp lực, kỷ luật vừa đủ mà không lo trẻ bị biến dạng tính cách trẻ. Tuy nhiên, với những đứa trẻ bị tổn thương trong giai đoạn 5 năm đầu đời do thiếu hụt tình cảm của bố hoặc mẹ... như 1 sản phẩm lỗi, để sửa đổi nó thì điều ta cần làm là sự chăm chút, cẩn thận và cần liên tục quan tâm, để ý tâm lý. Để trẻ vừa có cảm giác an toàn, được tin tưởng, được phân tích những hình kỷ luật để đảm bảo trẻ ko có cảm giác bị bỏ rơi hay bị áp lực quá mức. Giai đoạn này, trẻ cần phải được chấp nhận như là một cá nhân có bản sắc riêng, cần được tôn trọng. Triết gia Lý Đông A đã nói: “Nuôi thân thì sinh nô tài. Nuôi trí thì sinh nhân tài. Nuôi tâm thì sinh thiên tài”. Chúng ta đã và đang nuôi con cái và dạy dỗ học sinh với những nghiệp quả tham sân si của chúng ta.
Quay trở lại câu hỏi đầu bài, tại sao người xưa thường nói: Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng. Dựa trên những hiểu biết, sự quan sát và kinh nghiệm đúc rút qua thực tế: tôi cho rằng những đứa con đầu là gái thường có khả năng mềm dẻo, dễ thích ứng...và khả năng ảnh hưởng xấu từ các bậc cha mẹ chưa có kinh nghiệm (cha mẹ có xu hướng độc hại) ít hơn là các bé trai đầu lòng (bản tính cứng rắn, gai góc). Do đó con gái đầu sẽ đỡ bị thiệt thòi hơn con trai đầu (ngang bướng, độc đoán, bạo lực...). Đây có lẽ cũng là lý do tại sao các gia đình có gái đầu trai sau thường ít căng thẳng hơn các gia đình có trai đầu gái sau, 2 trai hoặc thậm chí là 2 gái.
Chúc các bậc cha mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm sau khi đọc cuốn sách này. Mình tin đây là cuốn sách gối đầu giường cho các bậc cha mẹ hoặc chuẩn bị làm cha mẹ...
Phần 2 tới mình sẽ trình bày một số cách để sửa lỗi dành cho các bậc cha mẹ do vô tình hay cố ý bị rơi vào tình huống độc hại trong giai đoạn đầu của tuổi hình thành tính cách của trẻ.🙂
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất