[Review sách] Bố già - Mario Puzo
"Người đàn ông vĩ đại không được sinh ra đã vĩ đại mà anh ta trưởng thành một cách vĩ đại."
Bố Già (The Godfather) - Mario Puzo
Dù bạn có hay không quan tâm đến tiểu thuyết, phim ảnh thì mình chắc rằng bạn đã nghe qua cái tên "Bố Già" (The Godfather) vài lần trong đời rồi (tất nhiên không phải Bố Già của Trấn Thành). Và với một tuyệt tác mà Mario Puzo để lại cho nhân loại thì bài viết này ra đời để khắc cốt ghi tâm rằng "thằng viết bài này ở tương lai ơi! Ở quá khứ mày từng chết mê chết mệt quyển tiểu thuyết này đấy!".
Cơ duyên mình đến với bố già (đoạn này chưa liên quan đến review)
Cỡ độ 10 tháng về trước, một cậu trai trẻ, thơ ngộ ở cái tuổi 17 đang chong chênh trên bước đường đời của mình. Cậu đang ở cái tuổi quyết định mình nên theo ngành IT hay Logistics thì cậu lại quyết định trở thành một Gentleman (tôi đang viết gì thế này).
Với sức trẻ trong người, như bao cậu bạn khác cậu có đam mê và hoài bảo, trong đó làm một quý ông là ước mơ lớn nhất của cậu, cậu bắt đầu va chạm với loạt phim truyền hình Peaky Blinders. Cậu mê muội phong cách Gangster ấy, cậu diện cho mình bộ suit, đeo đồng hồ và thắt cavat. Chuyện gì đến thì đến, trong lúc đang học hỏi tác phong của những sigma, cậu mua cho mình quyển Bố Già và thế là thế giới quan của cậu được khai sáng.
Nội Dung
Bố già là quyển tiểu thuyết nói về một xã hội mafia Ý với những diễn biến chính xoay quanh gia đình gốc Sicilia tại Mỹ. Ở đây ta lần lượt được giới thiệu những nhân vật ngay từ phần mở đầu (thật ra là gần đoạn đầu). Một cảnh đám cưới hoành tráng được Mario Puzo bày ra, cỡ độ 8 nhân vật được giới thiệu trong vài trang giấy ngắn ngủi. Giữa dòng nhân vật ấy không thể không kể đến linh hồn của tác phẩm "Bố Già" - Don Vito Corleone.
Điều bản thân mình thích về quyển sách
Chưa cần biết đến quyển sách mình đã có ấn tượng rất tốt về phần tác giả. Một Mario Puzo đạt giải Oscar, điều đó đã ngầm cộng điểm cho quyển sách trước cả lúc mình thực sự đọc những dòng đầu tiên của tiểu thuyết. Đến lúc thật sự đọc rồi thì mình gần như không thể đóng sách lại vì tác giả viết quá cuốn. Cảm giác như đọc sách hay hơn cả xem phim, những tình huống, thắt nút, mở nút được nhà văn người Ý tung ra làm cho mình phải liên tục nhướng mày (kiểu bất ngờ ấy).
Sau khi kết thúc tác phẩm là người loạt những bài học được rút ra nhằm khiến con người mình nhìn nhận thế giới này một cách mới hơn và đưa ra những quyết định một cách chính xác hơn.
Trích - "Chỉ có nó, đời Michael giờ đây chỉ có nó chỉ có một mình nó là quan trọng nhất."
Giúp mình đàn ông đích thực hơn =))
Trích - "Vì thằng đàn ông không dành thời gian cho gia đình không phải là một thằng đàn ông".
Có những bài học mà tác giả không viết thẳng ra mà phải tự suy luận.
Trích - "Cần gì viết giấy để lại cho ai... mà nàng có biết sẽ phải làm gì? Chỉ biết rằng vợ chồng mà lừa dối nhau như vậy đó là không sống chung được".
Sơ lược vài cái vậy hoy chứ kể ra thì vô số, mình để mỗi người mỗi cảm nhận riêng không spoil nữa.
Điều bản thân mình không thích về quyển sách
Sau khi đọc xong quyển sách mình biết rằng Mafia hay "xã hội đen" đi chăng nữa cũng phải tuân theo những nguyên tắc riêng, cũng phải trắng đen rõ ràng. Tuy nhiên có lẽ tiểu thuyết đã "lãng mạn hoá" cuộc sống Mafia, sự thật rằng bao nhiêu ông trùm từng tồn tại có thể ứng sử giống như Vito Corleone? Và một điều nữa là vai trò của người phụ nữ trong tác phẩm dường như bị che mờ quá mức. Ở tác phẩm có nêu ra một nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ khi đã nhập gia vào gia đình Mafia đó là "phụ nữ thì không được xen vào công việc của đàn ông", việc này có phần đúng khi ngoài đời các bóng hồng của đại gia Mafia thường ít khi hay thậm chí là không liên quan gì đến công việc mà người chồng mình đang làm. Những trong tiểu thuyết ta chỉ thấy lờ mờ ở đó là hình ảnh vợ ông trùm với vài câu thoại ngắn ngủi. Ngoài ra còn khá nhiều nhân vật nữ có thể tận dụng để phát triển mạch truyện cho tác phẩm rất có tiềm năng như Apollonia Vitelli cũng hiếm khi đọc được lời thoại của nàng hay đi xa hơn là phát triển tâm lý nhân vật. Một Connie Corleone bị lu mờ bởi người chồng. May ra có Lucy Mancini và Kay Adams là được để mắt nhưng nhìn chung hai nhân vật này cũng chỉ đứng đằng sau sự thành công của người chồng.
Quyển sách này dành cho ai?
Bên trên là những nhận định cơ bản của mình về tác phẩm. Có những điểm tối trong tác phẩm nhưng với cá nhân mình điểm sáng là vô số kể.
Phải nói đầu tiên, con trai trên đời này ai cũng nên đọc Bố già vì truyền thuyết kể rằng "Đọc bố già sẽ khiến một cậu thiếu niên trở thành quý ông".
Mình high recommend quyển này với những bạn bắt đầu đọc tiểu thuyết hay sách, vì nó cuốn và dễ đọc.
Bên cạnh đó, ai đã xem qua phim rồi thì cũng nên đọc qua tiểu thuyết gốc một lần vì phim chưa khắc hoạ hết những gì tinh túy của tác phẩm gốc đâu, ngoài ra phim còn lượt đoạn Bố già lúc trẻ nữa chứ, xem mà cay!
Ngoài ra ai muốn biết cảm giác thức trắng đêm để cày sách, đọc sách hay hơn xem phim thì cũng nên đọc nha. Đọc xong đảm bảo bạn sẽ có cảm giác Mario Puzo nên làm biên kịch.
Lưu ý: Có nhiều tình tiết bạo lực, máu me bom tấn nên không phù hợp với những bạn yếu bóng vía.
Và đó là bài viết của mình về Bố Già - Mario Puzo, nếu có gì sai hay thiếu sót mong các bạn bỏ qua. Hẹn gặp lại vào bài đăng tới. See ya!
KhanhTapDoc | 11/8/23 20:50
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất