Review sách “50 bài học giáo dục... Stanford” & “35 điều phụ huynh không nên làm” – Tiến sĩ Trần Mỹ Linh - Đại học Harvard
Giáo dục trong độ tuổi nhỏ mà mình thấy ở đây là dưới 18 tuổi đang là vấn đề khá phức tạp tại Việt Nam. Phức tạp ở chỗ là chưa ai biết...
Giáo dục trong độ tuổi nhỏ mà mình thấy ở đây là dưới 18 tuổi đang là vấn đề khá phức tạp tại Việt Nam. Phức tạp ở chỗ là chưa ai biết quan điểm nào là hợp lý và mức độ như thế nào là phù hợp. Vào nhà sách, ba mẹ sẽ không hề thiếu đầu sách giáo dục con theo phong cách quốc tế từ Nhật đến Israel, qua đến Mỹ và Phần Lan chẳng hạn. Mình cũng là người đọc sách vừa phải chứ không dạng bookhalic nhưng mình có những kinh nghiệm của riêng mình về việc chọn sách. Có lẽ cũng một phần mình làm về giáo dục (link) và làm cả về công nghiệp thực tế nên mình có phần thận trọng với bất kì quan điểm nào của sách.
Nhưng cho đến 1 ngày, mình được đọc trọn bộ 2 quyển sách của Tiến sĩ giáo dục tốt nghiệp từ Harvard - Trần Mỹ Linh. Mình cảm nhận được nhiều hơn về mặt quan điểm giáo dục. Có lẽ bạn cho rằng minh tò mò đọc vì những keyword #Standford, #Harvard,… Bạn đúng 1 phần. Nhưng cái mình muốn biết hơn nữa với vị thế 1 người học giáo dục bài bản & vận dụng phương thức giáo dục như thếnào để có outcome 3 cậu con trai đều vào Standford. Và điều đó thật sự cuốn hút mình.
Đối tượng: nếu các bạn đang có con dưới 18t thì nên đọc combo sách này (mặc dù theo mình có thể 50% content trùng nhau nhưng bạn ko nên tiếc 100k để đọc tiếp 50% còn lại)
Cả 2 quyển sách có sự trình bày mạch lạc, rõ ràng. Đi kèm với những quan điểm là thực tế áp dụng như thế nào. Ngoài việc, Tiến sĩ Trần Mỹ Linh trình bày phần áp dụng của mình và còn được cậu con trai viết phần reflect về quan điểm đó. Cách viết rất giản dị và dễ hiểu. Những điều mình chắt lọc từ trong sách cũng đúng 1 phần trong quan điểm dạy con của mình. Mình tự thấy có những tình huống mình cư xử chưa hợp lý qua các lời hướng dẫn & giải thích hợp tình hợp lý của tác giả. Mình chắc chắn sẽ điều chỉnh.
Trong combo sách, tác giả giải thích chi tiết bao gồm chứng minh bằng khoa học bằng ngôn từ cực kì dễ hiểu ví dụ như vì sao không nên cho con trẻ uống nước ngọt nhiều? vì sao có những điều phải luyện tập mới có mà chúng ta vẫn cứ nghĩ là do gene di truyền? vì sao không nên ép con tham gia hoạt động ngoại khóa? vì sao nên cho con trẻ học lập trình?.... và 1 quan điểm với vai trò làm Mẹ “ Đừng xem công việc là số #1”.
Khi bạn đọc sách, bạn thấy như mình từng bước được nhìn lại chặng đường nuôi con của mình và có thể tự điều chỉnh cho đứa con tiếp theo. Và mỗi gia đình nên có mục tiêu giáo dục rõ ràng phù hợp với điều kiện & hoàn cảnh của mình. Và việc giáo dục cho con cái thì cha mẹ chính là người chịu trách nhiệm chính. Không nên quá chủ quan vào trường học, lớp ngoài giờ. Việc này, tác giả giải thích và đưa ra ví dụ vô cùng chi tiết để thuyết phục bạn đọc trong đó có cả mình.
Dĩ nhiên, mình thấy rõ tác giả là 1 người có trình độ và có cả điều kiện nên từ nhỏ 3 cậu con trai đã mang tính quốc tế rất cao. Có lẽ không nhiều gia đình VN có thể áp dụng y chang vậy được. Nhưng mình hi vọng những điều tác giả chuyển tải đến, chúng ta linh hoạt áp dụng theo khả năng kinh tế cho phép. Và những cái nhất định KHÔNG ĐƯỢC LÀM như không dùng bạo lực, không so sánh con cái, không để con lên Internet thiếu kiểm soát… thì cái này là nỗ lực có thể làm được chứ không cần bằng cấp Harvard hay nhiều tiền thì mới có thể làm được.
Hi vọng những dòng review này sẽ giúp cho những gia đình có con nhỏ cùng đọc và khám phá những kinh nghiệm hay ho này. Mình nghĩ nó không qua sức đọc hiểu với bất kì cha mẹ nào. Chỉ là bạn sẽ áp dụng ra sao trong tình huống của mình thôi. Thông điệp quan trọng của sách là có những điều có tiền hay không có tiền, bạn vẫn làm được cho con cái mình tốt nhất. Và điều giá trị nhất chính là cùng các con bước đi bất kì nơi đâu trên hành trình phát triển “thành nhân” của mình.
Ngoài những dòng sách từ nước ngoài, mình cũng có đọc thêm vài cuốn tác giả VN viết như “Thay đổi vì con” … Mình nghĩ tác giả quyển sách này là 1 người chưa lập gia đình, chưa có trải nghiệm thực tế của hành trình “nghề làm cha mẹ” này và cũng không có background về nghiên cứu giáo dục chiều sâu. Dù mình biết trên Fb, bạn ấy đọc sách về giáo dục rất nhiều. Nhưng so với tác giả Trần Mỹ Linh thì ít chiều sâu hơn. Vì vậy, nội dung của sách “Thay đổi vì con” chỉ nói lên thực tế hiện trạng giáo dục VN, cách mà người Việt đang quảng bá về giáo dục (nói khá là đúng nghen) nhưng chưa đề cập hướng xử lý cụ thể là mấy. Chính vì vậy, bạn đọc thì cũng tốt để hiểu về hoàn cảnh làm cha mẹ tại VN thử thách như thế nào. Nhưng để có hướng xử lý thì chưa chắc bạn đã tìm thấy.
1 cuốn khác là “Những đứa trẻ chín ép” dịch từ sách nước ngoài. Nói thật là mình chưa cảm được cuốn này vì câu chữ rất hàn lâm và nhiều từ khoa học hơi khó hiểu với cha mẹ. Có những điều giải thích trong đó nếu bạn đọc giải thích của Tiến Sĩ Trần Mỹ Linh chắc bạn sẽ dễ “nuốt” hơn. Và cả cuốn sách đó khá là dày và chỉ toàn chữ là chữ. Mặc dù mình đọc 1/3 và cũng thấy vài điều vỡ lẽ ra được. Nhưng phải rất kiên nhẫn thì mới theo cuốn này được.
Cuối cùng, nếu bạn vẫn còn thời gian, hãy đọc quyển “Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản”. Quyển này cực kì súc tích, mỏng, nhỏ gọn và dễ hiểu. Những bài học hay lời khuyên rất nhẹ nhàng và sâu sắc kèm hình ảnh minh hoa – vốn là đặc sản của nước Nhật.
Còn mình, sau khi đọc xong những cuốn sách này, mình có vài điều chỉnh có nhỏ và có lớn trong việc giáo dục 2 cậu con trai của mình. Và quan điểm giáo dục của mình:
Hạnh phúc và sự phát triển lâu dài của con cái chính là lợi nhuận bền vững của nghề làm cha mẹ bất kì thời đại nào 1.0…4.0…6.0
Theo Hoài Trần – CEO nguonhocbong.com
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất