Bản ngã là gì?
Bản ngã là gì?
ĐI TÌM BẢN NGÃ CỦA CHÍNH MÌNH
Phần1: TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG THỂ SỐNG ĐÚNG VỚI BẢN NGÃ CỦA MÌNH

Đọc trong cuốn sách “ ba người thầy” từ đầu cho đến bây giờ chúng ta thấy rằng 2 từ “ bản ngã” xuyên suốt trong câu chuyện. Nói đến 2 từ bản ngã, đối với chúng ta nó có vẻ là 2 từ xa lạ, khó hiểu. Để có thể hiểu sâu sắc 2 từ này có lẽ chúng ta sẽ mất cả đời. Vậy bản ngã là gì?

Với góc nhìn của bản thân mình bản ngã chính là con người chân thật nhất của chúng ta, con người mà tự nhiên chúng ta có được khi chưa chịu sự tác động của những điều kiện bên ngoài, là những điều thuần túy của chúng ta khi chúng ta nhìn thấy ánh sáng trên cuộc đời này.

Vậy tại sao qua thời gian con người chúng ta càng ngày càng rời xa bản ngã của chính mình? Phải chăng đó là vì cuộc sống xã hội, cái bộ lạc mà chúng ta phải hòa nhập trong đó, phải chăng đó là những con người đã bước vào hay bước qua cuộc đời ta, hay tất cả những va vấp mà chúng ta gặp phải trong quá trình lớn lên. Hoặc đó là vì những trách nhiệm, đó là vì tình yêu thương dành cho những con người chúng ta trân quý, đó là việc phuc vụ cho những nhu cầu thiết yếu cơ bản đã khiến chúng ta phải ngày càng sống xa rời với chính con người thật của chúng ta, phải gạt bỏ những điều mà khi nhỏ mình từng ước mơ để chạy theo những quy chuẩn mà xà hội đã đề ra cho chúng ta.

Đọc những trang sách của ngày hôm nay, tôi nhìn rất một sự logic rất chặt chẽ để có thể trả lời cho câu hỏi “ TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG THỂ SỐNG ĐÚNG VỚI BẢN NGÃ CỦA MÌNH?’.Tại sao chúng ta lại sống cuộc đời của người khác? “ Chúng ta sống cuộc sống của mẹ, của cha, hay thậm chí của linh mục, chứ không phải có can đảm sống cuộc sống có ý nghĩa duy nhất với chúng ta”. Đúng vậy chúng ta đã sống cuộC sống của mẹ, của cha, chúng ta làm những điều mà khiến ba mẹ của chúng ta vui và tự hào về ta, cuộc sống mà xã hội đã đặt ra những quy chuẩn về sự thành công, thành đạt.

Chẳng hạn nói về vấn đề khi chúng ta lựa chọn một nghề nghiệp, một con đường học vấn để có thể định hướng cho tương lai. Chúng ta chỉ suy nghĩ rằng chọn nghề nào mà có thể dễ xin việc, ra làm kiếm đc nhiều tiền như làm một bác sĩ, một kĩ sư, phải thi đại học mới là giỏi, chứ đi học một cái nghề đầu bếp, học may thì không có gì là đáng tự hào, rằng công việc này thì cực khổ, công việc kìa thì nghèo nàn mà rồi phải qua thời gian chúng ta mới hiểu ra một điều rằng chỉ có sống với đam mê thật sự, được làm việc với niềm hạnh phúc và đam mê thì chúng ta mới thật sự thành công và đi đến thành đạt. ” Thành đạt chẳng là gì hơn là được sống cuộc sống của mình theo đúng cái chân lý và những nguyên tắc của riêng mình.”

Và chúng ta thấy rõ rằng hệ quả cho tư tưởng này chính là một thế hệ ào ạt học đại học, nhưng được bao nhiêu phần trăm các bạn theo đuổi được nghề, sống chết với nghề, và bao nhiêu phầm trăm những bạn phải làm trái nghề hoặc sau một thời gian làm việc cảm thấy không phù hợp với mình và lại từ bỏ để rồi lại loay hoay đi tìm cho mình một lối đi riêng những điều mình đam mê. Và tôi thật sự cũng không ngoại lệ nằm trong con số này.

Tại sao chúng ta không thể vượt qua được những tiêu chuẩn mà xã hội đưa ra. ĐÓ chính là NỔI SỢ, VÌ CHÚNG TA SỢ HÃI. Tôi đã nghiệm ra sâu sắc một điều rằng, để có thể sống thật với chính mình, để có thể đối diện với chính mình quả là điều không dễ dàng. Khi chúng ta sống trong một xã hội được đặt ra cùng một mẫu số chung về như thế nào là một người thành đạt, như thế nào là một người thành công, như thế nào là hạnh phúc thì khi chúng ta đơn độc đi trên con đường ấy chúng ta bồng trở thành một người lập dị theo khuôn chuẩn của xã hội đưa ra. Chúng ta sợ phải sống khác đi, chúng ta muốn phù hợp với xã hội. Mỗi việc chúng ta làm chúng ta đều sợ hàng xóm sẽ nói ra nói vào, hàng xóm dèm pha, người ta sẽ chê cười gia đình mình mất. Tai đây tôi lại thấy 1 điều mà tôi cứ thấy nhem nhẻm trong xã hội đó là 2 từ “ SĨ DIỆN” chúng ta cứ sợ mất sĩ diện với người khác. Chính sĩ diện hảo ấy đã mặc nhiên đưa ta sẽ rơi vào lối mòn, lại chỉ mãi miết chạy theo số đông cho đến khi kiệt sức. Và rồi đến cuối cùng chúng ta sẽ ra đi với đúng câu nói “Hầy hết mọi người đều ra đi với âm nhạc vẫn còn trong chính họ!” Để rồi CHúng ta cứ mãi chạy theo cuộc đời của người khác mà không hề hay biết.

" Hãy cứu lấy cái tôi giữa đám đông hổn loạn"
P/s: nếu chúng ta cứ mãi miệt chạy theo số đông thì sẽ nhận lấy hậu quả gì? Mời bạn Đón đọc tiếp phần 2 bạn nhé!