Phần 1 - Khái quát sơ bộ

Ra mới vào năm 2011, với thành công vượt sức mong đợi về phòng vé "The Help” hay dịch ra tiếng Việt là “Người Giúp Việc” với kinh phí sản xuất chỉ 25 triệu Đôla đã thu về cho nhà sản xuất tới 215 triệu Đôla toàn cầu. Được chứng nhận "cà chua xịn" trên rottentomatoes
và điểm số 8.1 trên imdb, vậy liệu bộ phim sẽ không làm bạn thất vọng? Là một bộ phim lấy đề tài phân biệt chủng tộc tại nước Mỹ của những năm 60s khi người Mỹ gốc Phi phải làm giúp việc trong các gia đình da trắng. Họ không chỉ đơn giản là lau dọn, quét chùi nhà cửa mà còn phải thay mặt các bậc phụ huynh da trắng trông nom con cái của chính các gia đình đó. Bộ phim đã khắc họa lên những mối uất ức, cay đắng sâu sắc bên trong, và đồng thời cũng lột tả lên những khoảnh khắc dễ thương, đáng nhớ của những con người khác màu da tưởng chừng như không thể hòa hợp này. Với tốc độ chậm rãi, nội dung dễ hiểu, lời thoại dí dỏm, thông điệp rõ ràng thì bộ phim sẽ là một trải nhiệm dành cho bất cứ ai muốn thư giãn, thích ăn bỏng ngô, ngồi cùng gia đình và người thân vào ngày cuối tuần.
Phần 2 của bài review này sẽ có xen kẽ một số các tình tiết trong phim để làm rõ hơn luận điểm của mình về phim. Mình sẽ cố gắng tránh nói thẳng tuột mà làm hỏng trải nhiệm của các bạn chưa xem. Chính vì lí do nên nếu như ai không quan tâm tới spoiler hoặc ít quan tâm hoặc đã xem rồi thì các bạn có thể tiếp tục đọc phần sau nhé.

Phần 2 - Phân tích sâu

Trước khi nhận xét về nội dung, điểm cộng đầu tiên không thể không nhắc tới đó là khả năng diễn xuất của các diễn viên Emma Stone - cô sinh viên mới ra trường khao khát trở thành nhà văn (người mà trước đó từng trong vai cô nàng Wichita xinh xắn, ngỗ nghịch giết thây ma trong phim ZombieLand); Viola Davis - người giúp việc da màu từng trải, điềm đạm, yêu trẻ em; Bryce Dallas Howard - cô chủ da trắng khó tính, xảo quyệt, thích săm soi chỉ quan tâm tới cái lợi của mình; và Octavia Spencer - người giúp việc da màu nấu ăn cực đỉnh nhưng mắc tội mạnh mồm, mạnh miệng. Mình khá tự tin rằng sẽ không nói quá nếu như nói rằng 50% thành công của bộ phim là nhờ vào tài năng diễn xuất của họ.
Về điểm sáng trong nội dung, Bộ phim được trích từ sách do đó sẽ không tránh khỏi việc lược bỏ nhiều chi tiết thú vị và những tình tiết xây dựng nhân vật. Với góc nhìn của một người đã hoàn thành cuốn sách, theo mình kịch bản đã làm khá tốt phần việc của mình. Chỉ khoảng 15p đầu phim chúng ta đã có thể nắm bắt các nhân vật mà ”chúng ta cần quan tâm” một cách nhanh chóng. Nội dung bám sát với cốt truyện gốc, các nhân vật phần lớn đều đã lột tả được tính cách và đặc điểm vốn có. Với lối kể chuyện thông qua giọng đọc thứ ba và cách triển khai phim đi thẳng vào vấn đề, đây là cách làm rất thông minh giúp cho người xem dễ theo dõi, bởi các phân cảnh trong phim không phải lúc nào cũng diễn ra liền mạnh. Các đoạn hội thoại thể hiện được chất mộc mạc, hài hước và cũng giàu tính triết lý ví dụ một câu của Constantine mà mình thấy rất tâm đắc đó là:
“Mỗi ngày ta chưa chết, khi ta thức dậy mỗi sáng, ta buộc phải ra quyết định rằng liệu mình có nên tin miệng của lũ ngu ngoài kia nói về mình hay không”.
vú em Constantine - The Help
Mặc dù cũng có một số tình tiết diễn ra khá nhanh và tương đối khó hiểu nhưng tựu chung lại chúng không khiến chất lượng của bộ phim bị lu mờ nên chúng ta có thể bỏ qua các chi tiết đó. Phần lớn các cảnh quay trong phim đều lấy thời điểm chủ yếu là vào ban ngày, chúng tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho người xem, tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều cũng không tốt do đó mình sẽ phân tích tác hại của việc này trong đoạn tiếp theo.
Và sau đây mình xin phép được nhặt một số hạt sạn mà theo mình chúng đáng lẽ có thể làm tốt hơn. Đầu tiên, phải nhắc tới nhân vật chính Skeeter theo mình chưa lột tả được đúng tính cách theo như cốt truyện gốc mà cô đáng lẽ xứng đáng. Cô nên là hình tượng của một cô gái xinh đẹp, độc lập, mạnh mẽ, có hoài bão và không mảy may tới người khác giới tuy nhiên thì trong phim cô ấy giống như là cô nàng kém xinh, ế trai vậy. Thứ hai, liên quan gián tiếp tới nhân vật chính Skeeter là bạn trai của Stuart của cô. Mối tình chóng vánh của Skeeter với anh chàng Stuart cũng là thứ sạn mà mình khó có thể nuốt trôi nhất trong phim, nó tới một cách khó hiểu và kết thúc một cách mà mình tự hỏi rằng việc cho nhân vật Stuart này vào có tăng thêm phần thú vị hơn cho việc xây dựng nhân vật chính trong phim không vậy? Việc cho anh ta vào phim liệu nhằm mục đích chính là sát muối cảm xúc của khán giả, hay ý đồ của nhà làm phim đó là cho khán giả thấy sự phũ phàng của đàn ông những năm 60s? Ngoài ra, những khó khăn trong phim được thực hiện chưa thực sự chạm tới cảm xúc. Trong phim, Skeeter được yêu cầu phải tìm kiếm và phỏng vấn rất rất nhiều người giúp việc da màu để hoàn thành cuốn sách một cách chỉn chu nhất. Hành trình của cô ấy đáng lẽ nên là dài hơi và căng thẳng khi mà trong thời kỳ nước Mỹ năm 1960s có chăng người da màu nào đủ tâm thần tới mức mà đi nói xấu một người da trắng cho một người da trắng khác một cách dễ dàng hay không? Đó chưa kể họ cần hết sức cẩn thận bởi bất kỳ người da trắng nào cũng có thể phát hiện và tố giác bí mật giữa bọn họ, hậu quả với đối tượng da trắng thì nhẹ có thể đơn giản là nộp tiền phạt hoặc tạm giam, nhưng đối với những người da màu họ có thể là bị tống vào tù và bị đánh đập tới chết. Thế nhưng như đã hứa ở phần trên mình sẽ phân tích tại sao việc lợi dụng bối cảnh ban ngày quá nhiều là không tốt, những buổi phỏng vấn hay nói cách khác đó là “buổi tâm sự bóc phốt gia đình da trắng” lại được thực hiện chủ yếu nếu không nói là hoàn toàn vào ban ngày - thời điểm mà một đứa trẻ con cũng hiểu là không nên làm! ; thời điểm mà những người thực hiện kế hoạch có thể dễ dàng bị tóm gọn vào tù nhất! Điều này đã hoàn toàn đánh mất đi sự hấp dẫn mà theo mình phim có thể đẩy cảm xúc của người xem lên cao hơn đó là lo lắng, bồn chồn, hồi hộp.

Phần 3 - Đánh giá

Phải thừa nhận rằng không phải bất kỳ bộ phim được truyển thể từ tiểu thuyết ra cũng sẽ làm hài lòng khán giả đại chúng. Tuy nhiên thật may mắn “The Help” đã không phụ lòng sự mong đợi của mình. Bộ phim đã thực hiện xuất sắc phần việc của mình, đã chọn đúng hướng tiếp cận khán giả, kể được một câu chuyện giàu cảm xúc, đem lại những bài học rất đáng giá về giá trị của một con người.
“chúng ta hãy đối xử công bằng, đừng phân biệt sắc tộc, màu da, tôn giáo, hãy yêu thương người thân và trân trọng cả kẻ thù của mình”.
Điểm số: 8,2/10