1- Đồ họa


Có lẽ đây là phần bị chê trách nhiều nhất của Valorant và... đúng thật là như vậy. Đồ họa của Valorant khá là tệ cho dù mình không đặt một chút kì vọng nào vào phần đồ họa của game. Art style của Valorant mang hơi hướng hoạt hình và không có quá nhiều máu me vì... game của Rito mà, cái này thì chắc chắn dù Rito có release cả tỉ game nữa thì art style của họ cũng không bao giờ thay đổi đâu.

Nếu mà xét về việc game được thiết kế để trở thành một tựa game esport FPS và thu hút người chơi thì có lẽ Rito đã làm rất tốt trong khoản này. Game không bao giờ bị tụt xuống dưới 100fps khi chơi ở máy dùng Pentium G5600 + GTX 1050 và 250fps với máy dùng i7 8700 + GTX 1660 (-50fps khi livestream). Còn lại thì texture, thiết kế môi trường, etc đều trông không hề bắt mắt một chút nào, thậm chí có thể nói là xấu và đơn điệu, thậm chí đã có những trường hợp mà texture không load nổi một cách tử tế, nhưng mà, ít ra nó vẫn làm tròn nhiệm vụ của nó.

Một điều nữa là thiết kế súng ống khá tệ. Trừ súng lục ra thì các khẩu rifle và SMG thiết kế súng đều na ná nhau và điều quan trọng là chúng KHÁ XẤU, nhưng đó là với skin mặc định, còn skin mua thì một vài cái khá đẹp. Hay lắm Rito.



2- Gameplay + âm thanh


Cảm giác đầu tiên mà Valorant cho người chơi khi bắt đầu chơi game là cách di chuyển và dùng súng khá giống với CS:GO. Và đúng thật là như vậy, movement và gunplay của Valorant giống CS:GO tới 70%, việc người chơi có thể ADS và súng không có spray pattern là 30% còn lại. Nếu như bạn tay to thì bạn sẽ gần như không thấy một sự khác biệt gì giữa gunplay của CS:GO và Valorant khi mà gần như tất cả mọi loại súng đều có thể oneshot vào đầu, tuy nhiên, việc súng không có spray pattern sẽ làm cho những người skill thấp hoặc mới chơi game có thể chơi game dễ hơn khi mà những người đã thuần thục cách bắn Vandal/AK không thể biến thứ đó thành một khẩu súng laser. Nhưng trừ khoản đó ra thì nó vẫn chả khác gì CS:GO, có khi còn dễ hơn. Nhưng điều đó cũng không hẳn là tệ, điển hình như những khẩu súng kiểu như là Frenzy, là một khẩu auto pistol giống như CZ-75 trong CS:GO chỉ có điều nó bắn khá nhanh, gần như không có độ giật và có thể giết 1 đối thủ full giáp chỉ với 3 phát vào đầu. Thường thì bạn sẽ bị bất lợi khá nhiều khi sử dụng pistol đấu với 1 team full buy trong CS:GO, nhưng với Valorant, việc một người chơi đang eco có thể cân được 3-4 người của một team full buy, dù họ chỉ sử dụng súng hay kết hợp cả súng lẫn skill, có lẽ sẽ là điều bạn nên làm quen dần. Điều này tránh được những round mà team full buy sẽ gần như chắc thắng round đấu khi họ có được lợi thế về kinh tế và tạo động lực cho team đang eco để họ không throw game (về mặt lý thuyết là vậy, nhưng thực tế ra sao thì xem ý thứ 4).

Về skill nhân vật thì có thể nói là hiện tại game vẫn khá thiếu cân bằng khi mà những Agent được pick nhiều nhất vẫn là các Agent thuộc class Duelist, đặc biệt là Reyna và Phoenix - Reyna reward người chơi quá nhiều khi họ ăn mạng, và Phoenix thì quá đa năng. Còn những Agent thuộc 2 class còn lại - support nói chung - đều không quá tệ và với người biết chơi thì họ sẽ có thể dùng skill của các Agent đó một cách hiệu quả, nhưng mà chúng gần như vô dụng với những người mới chơi, kể cả Sage thuộc lớp healer, và không cho người chơi cảm giác rằng mình ảnh hưởng quá nhiều tới cục diện của trận đấu, và có những Agent phụ thuộc quá nhiều vào khả năng giao tiếp như Cypher - điều mà gần như quá xa xỉ với Valorant khi mà game vẫn còn bị coi là cái game giải trí/CS:GO dành cho trẻ em khi mà gần như mọi round đấu được quyết định bởi việc bạn có thể bắn mồm đối thủ hay không.

Map thì cái này sẽ tùy người. Có người sẽ nói là chúng ok, có người sẽ nói là nó quá đơn điệu và không có originality. Thực lòng mà nói thì mình không có quá nhiều kì vọng vào thiết kế map của Valorant, và theo mình thì Riot đã làm khá tốt khâu này khi mà các map khá dễ đọc callout kể cả khi bạn chưa chơi lần nào, nó đủ đơn giản để kiểu như là "easy to learn, hard to master", đồng thời cũng không quá bị trường hợp bị nghiêng về một phe nào đó. Điểm nhấn của việc này là map Haven với 3 bomb site, ép buộc người chơi bên Defender phải động não và di chuyển liên tục thay vì đứng 1 chỗ và hold angle, nhưng vẫn đủ về mặt thời gian và nhận diện để có thể rotate và retake bombsite nhất định, còn với Attacker thì họ sẽ phải đánh cược khá nhiều với mỗi quyết định và di chuyển của họ.

Âm thanh thì...  không tệ, thậm chí còn được làm rất tốt khi mà súng ống nghe khá đầm, nhưng mà nó vẫn ở một cái mức mà người chơi có thể phân biệt súng nào với súng nào. Nhưng mà tiếng bước chân nhiều lúc vẫn khá khó nghe.

Reload animation có lẽ là điểm nhấn của tựa game này khi Riot làm rất tốt trong khâu này khi mà reload thì mỗi khẩu súng đều tạo được trọng lượng của riêng nó, kể cả ở súng default lẫn skin.

3- Agent


Bạn không thể đòi hỏi sự đa dạng ở một tựa game hero shooter mới ra mắt, Valorant cũng vậy. Số Agent với các role khác nhau không mất cân bằng, nhưng một lần nữa, phải nhắc tới việc các Agent thuộc class Duelist được pick quá nhiều nên nó đã tạo cho người chơi cảm giác rằng game có quá ít Agent.

Đồng thời, thiết kế nhân vật của Rito khá là khó hiểu và hơi nhàm chán khi mà mỗi Agent đều đại diện cho các quốc gia khác nhau. What? Why? Điều này có gì quan trọng? Đặc biệt là khi diễn viên lồng tiếng của các nhân vật không thể hiện được quá nhiều. Ví dụ như người chơi có thể thấy ngay lập tức rằng Sova là người Nga, Phoenix là người Anh, và nghe quen tiếng Anh chút nữa thì Sage là người Trung Quốc, nhưng đó đều là những stereotype nhất định và chúng gần như không có gì đặc biệt. Jett là Agent mà theo mình là có thiết kế tệ nhất, không phải vì bộ skill quá thiếu cân bằng hay quá ít tác dụng mà là vì quá edgy, kiểu "bố mày dí lồn quan tâm vì bố mày cool ngầu", và đó là Agent đến từ Hàn Quốc nhưng giọng của ẻm thật sự không giống người Hàn chút nào mà giống kiểu 20 Asian 80 American hơn. Raze và Reyna thì chỉ có thể biết được là 2 Agent đó đến từ Nam Mỹ với làn da ngăm đen.

Nói chung là điểm nhấn trong thiết kế Agent của Valorant là nhờ bộ kỹ năng, chứ không phải là vì ngoại hình hoặc background.

4- Hệ thống matchmaking + Game mode và mấy thứ lặt vặt khác


Việc thiếu chế độ đấu Hạng tử tế trong một tựa game competitive 5v5 đồng nghĩa với việc người chơi sẽ thiếu tinh thần tryhard, thật ra cũng không hẳn là tất cả, nhưng mà trong khi chơi bạn sẽ bắt gặp không ít những trường hợp 0/6 rồi throw game, hay là bóp team bằng skill (địt mẹ mấy thằng lồn Sage tay bé óc cứt và mấy thằng Raze đéo biết nhảy), hay là bị stomp 13-0, hay là gặp hacker dog, hay là gặp team không có mic và không biết call, etc. Bạn vẫn có thể chơi game tử tế đấy nhưng mà nên dần học cách chấp nhận sẽ có những game cực kì dễ vì team địch ngu/throw, hoặc những game bị stomp vì bên kia có hack cheat hoặc tay to và team bạn thì ngu vcl - nhờ hệ thống tính elo cực kì khó hiểu của Rito. Nói chung nó vẫn không khác quá nhiều so với CS:GO khi mà mọi round đấu được quyết định tới 80% bởi những pha đấu súng.

Còn lại thì mọi thứ khá ok. Chế độ Spike Rush khá hay khi mà nó ép người chơi phải sử dụng một loại vũ khi được chỉ định, tránh việc mất cân bằng trong các round đấu và giúp người chơi học cách sử dụng nhiều súng hơn thay vì cứ chỉ là AK và M4A-- ấy nhầm Vandal và Phantom.

Thể thức MR12 cũng khá ok, nó vừa phù hợp để người chơi không tryhard có thể chơi game một cách thoải mái, và nó cũng không làm người chơi quá mệt mỏi khi tryhard - bù lại, bạn sẽ không có quá nhiều cơ hội để lật kèo và 1 round OT đồng nghĩa với việc bạn thua sẽ chỉ có thể là lỗi của bạn.

Game không có hệ thống replay. Điểm trừ cực lớn, khi mà tất cả các game esport FPS khác đều có, mà Valorant lại không. Ít ra R6S còn có killcam.

Tổng kết:

Valorant là một game có khá nhiều tiềm năng khi mà gameplay, gunplay, gamemode và map được thiết kế khá tốt để biến game thành thể loại esport, nếu xét về mặt này thì nó có khá nhiều điểm tương đồng với CS:GO nhưng dễ tiếp cận hơn, đa dạng hơn về mặt chiến thuật và tạo sự kịch tích tốt hơn. Bù lại, game vẫn chưa làm tốt lắm trong việc thể hiện rằng nó là một tựa game esport khi thiếu những feature cực kì quan trọng của thế loại này và thiết kế nhân vật - điểm quan trọng nhất của các loại hero shooter - có thể nói là hời hợt và thiếu cân bằng.



Bạn có nên thử không? Chắc chắn là có rồi. Nhưng nên tự nhắc bản thân rằng đây là game mới ra và content còn khá ít để đừng kì vọng quá nhiều vào nó, và nếu dễ cáu thì cũng đừng tryhard luôn.