Review: The Greatest Showman – Nơi những điều không thể thành sự thật
The Greatest Showman là bộ phim nhạc kịch của Mỹ kể về một gánh xiếc kỳ lạ lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật của doanh nhân P. T....
The Greatest Showman là bộ phim nhạc kịch của Mỹ kể về một gánh xiếc kỳ lạ lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật của doanh nhân P. T. Barnum, người thành lập đoàn xiếc Barnum & Bailey Circus, và từ cuộc sống của những thành viên trong đoàn. Bộ phim với sự tham gia của Hugh Jackman, Zac Efron, Michelle Williams, Rebecca Ferguson và Zendaya đã được khởi chiếu vào tháng 12, 2017.
Lướt một vòng trên mạng tôi mới thấy bộ phim nhận được nhiều đánh giá thấp (56% – quả cà chua thối từ các nhà phê bình phim trên trang Rotten Tomatoes) bởi vì bộ phim khác xa câu chuyện có thật, vì tính kịch, vũ đạo cũng như bài hát chưa đủ với một bộ phim nhạc kịch, vì tất cả như một trò lừa đảo, từ rạp xiếc đến cuộc đời Barnum.
Đấy là các nhà phê bình phim thấy thế, chứ với tôi thì đây chắc chắn là một trong những bộ phim nhạc kịch tuyệt vời nhất mà tôi từng xem dù tôi không xem nhiều phim nhạc kịch cho lắm. Tôi thực sự rất vui vì bộ phim nhận được 86% lượng đồng thuận từ hơn 25.000 nghìn người xem phim, những khán giả bình thường khác trên trang Tomatoes. Thật vui vì họ cũng đã có những giờ phút tuyệt vời với bộ phim như tôi.
Dù phim có khắc họa không đúng tiểu sử của ông trùm bầu xô Mỹ nổi tiếng P. T. Barnum thì ít nhất bộ phim cũng giúp tôi biết ông này là ai. Sự thực thì Barnum được lịch sử nhìn nhận như một kẻ trục lợi không hơn không kém khi kiếm sống dựa trên việc đối xử tàn nhẫn với động vật, mua bán nô lệ, động vật quý hiếm và bạc đãi những người trong gánh xiếc (Showman P. T. Barnum's outragous cruelty and racism).
Gác sự thật qua một bên, bài review này sẽ chỉ tập trung vào nội dung phim thôi. Bài viết có tiết lộ nội dung phim, bạn cân nhắc trước khi đọc nhé!!
The Greatest Showman là bài học về sự dũng cảm đảm để theo đuổi tự do, theo đuổi những điều mà bản thân thực sự mong muốn.
Ý tưởng xây dựng rạp xiếc ban đầu của Barnum có vẻ kì dị nhưng anh luôn theo đuổi ý tưởng của mình và xây dựng nó đến cùng. Nếu anh không có sự dũng cảm và kiên quyết thì chắc gánh xiếc tuyệt vời như thế chẳng thể ra đời.
Tìm và theo đuổi những gì mình giỏi và yêu thích chẳng bao giờ là dễ dàng. Có lẽ bạn cũng như tôi, đang vật lộn để tìm ra “đam mê” của mình. Mong rằng khi tôi phải ra những quyết định khó khăn, tôi sẽ đủ tự tin và can đảm để lựa chọn con đường dành cho mình. Hy vọng bạn cũng vậy!
They can say, they can say it all sounds crazy
They can say, they can say I’ve lost my mind
I don’t care, I don’t care, so call me crazy
We can live in a world that we design..MILLION DREAMS
Carlyle đang có cuộc sống mà nhiều người mơ ước, một nhà soạn kịch trẻ và tài năng với những vở kịch gây sốt ở London, là người thừa kế của một gia đình giàu có. Dù anh có sống trong chiếc lồng với mỗi ngày trôi qua là một sự chán chường và chìm ngập trong rượu thì anh vẫn rất dũng cảm để từ bỏ cuộc sống đó của mình.
Don’t you wanna get away from the same old part you gotta play
… Stay in the cage, or you’ll finally take the key
Now is this really how you like to spend your days?
Whiskey and misery, and parties and plays
If I were mixed up with you, I’d be the talk of the town
Disgraced and disowned, another one of the clowns
But you would finally live a little, finally laugh a little
Just let me give you the freedom to dream
And it’ll wake you up and cure your aching
Take your walls and start ’em breaking"THE OTHER SIDE – BARNUM AND CARLYLE
Tôi luôn luôn bất ngờ và say đắm với những gì mà tập thể có thể làm được, và ở trong bộ phim này chính là cách mà một rạp xiếc được xây dựng lên từ những người bị xã hội ruồng bỏ, bị đẩy về phía bóng tối.
“…putting folks of all kinds on stage with you.. all colors, shapes, and sizes, pretending them as equals.. another critic might have even called it “a celebration of humanity””.LỜI THOẠI CỦA NHÂN VẬT NHÀ BÁO BENNETT
Đối với những nhân vật trong đoàn xiếc, họ đều là những còn người “kỳ lạ”, “khác biệt” đối với những người bình thường và chính vì thế mà họ bị mọi người xung quanh kỳ thị, bị xã hội ruồng bỏ. Thế nhưng chính Barnum đã cho họ sự tự tin, cho họ một mái nhà, cho họ cơ hội được gặp gỡ với những người cùng chung hoàn cảnh như mình, cho họ sự bình đẳng, đó chính là ý nghĩa của rạp xiếc.
--------------
Khi viết bài review này và chợt thấy dòng chữ “The impossile comes true” trong poster phim, tự nhiên tôi nhớ đến một câu trích dẫn nổi tiếng trong cuốn sách Nhà giả kim: “And, when you want something, all the universe conspires in helping you to achieve it.” Thế nhưng tôi không thích ý tưởng rằng ai đó sẽ giúp bạn chứ không phải chính bản thân bạn nỗ lực để đạt được điều đó và bộ phim cũng cho tôi thấy điều tương tự. Vì vậy tôi thích chuyển câu đó thành: Khi bạn khao khát một điều gì đó, chính bạn sẽ biến những điều không thể thành sự thật.
Bên cạnh đó, The Greatest Showman còn gợi lên những trăn trở về đâu là “đam mê” thực sự của bạn, đâu là thứ xứng đáng để bạn theo đuổi hay bạn chỉ đang mù quáng chạy theo những ánh hào quang lấp lánh mà thôi.
Khi show diễn bắt đầu với Jenny Lind, Barnum trở lên mù quáng theo đuổi tiền bạc, theo đuổi những danh vọng, những lời ca tụng từ những chính trị gia, theo đuổi những danh vị cao hơn mà quên mất ước mơ ban đầu của mình. Anh quân mất gia đình cùng lời hứa chia sẻ mọi khó khăn, anh bỏ bê đoàn xiếc, anh can ngăn không cho người trong đoàn xiếc tham dự bữa tiệc sang trọng vì địa vị và diện mạo của họ.
Để rồi cuối cùng khi tất cả sụp đổ, rạp xiếc bị cháy lụi, show diễn bị hủy cuốn theo toàn bộ tài sản vào hư vô, anh trở về tay trắng thì chính những người trong rạp xiếc chính là những người đứng bên cạnh anh, giúp anh vực dậy, tìm lại mục đích sống và niềm vui đích thực của mình.
One remains
Can only be what’s true
If all was lost
Is more I gain
‘Cause it led me back
To you
From now on
These eyes will not be blinded by the lights
From now on
What’s waited till tomorrow starts tonight."FROM NOW ON – HUGH JACKMAN
Những câu chuyện tình trong The Greatest Showman
Song song với câu chuyện xây dựng gánh xiếc của Burnum là chuyện tình của nhân vật Phillip Carlyle và Anne Wheeler. Carlyle là một nhà soạn kịch tài ba, con của một gia đình giàu có danh tiếng, anh đáng nhẽ đã là người thừa kế gia sản kếch xù tuy nhiên anh bỏ lại danh tiếng, địa vị, tiền bạc của mình để đổi lấy sự tự do, ước mơ khi tham gia gánh xiếc và chính ở đó anh đã gặp và đem lòng yêu Anne. Trái ngược với Carlyle, cô chỉ là một nghệ sĩ đu dây, nhào lộn và chỉ bởi sự khác biệt màu da, cô chịu ảnh hưởng nặng nề của thời kỳ phân biệt chủng tộc ở Mỹ thế ký 19. Trong phim cô phải chịu đựng sự dè bỉu từ mọi người, bị bố mẹ Carlyle sỉ nhục là “người giúp việc” khi tình cờ bắt gặp cô cùng Carlyle đi đến nhà hát. Thế nhưng cũng chính khoảnh khắc ấy đã cho thấy sự trưởng thành của nhân vật Carlyle, từ một người buông tay cô khi bắt gặp ánh mắt phán xét của bố mẹ anh trở thành một người dám đứng lên đấu tranh cho hạnh phúc và lựa chọn của mình, anh đã nói thẳng vào mặt bố mẹ anh rằng sao họ dám sỉ nhục cô như thế.
Có một khoảnh khắc khi Anne biểu diễn “This is me” cùng những người trong rạp xiếc. Cô đã nhìn thẳng vào Carlyle khi hát bài hát đó, rằng đây chính là cô, là con người cô và cô không ngại che dấu điều đó, cô tự tin với chính bản thân mình. Từng câu từ trong bài hát mang ý nghĩa nặng hơn rất nhiều so với những câu nói đơn giản khác, đó cũng chính là một trong rất nhiều chi tiết đắt giá thể hiện được sự tài tình của những nhà làm phim khi kết hợp nhạc kịch vào bộ phim.
Đến cuối cùng chính tình yêu là điều xóa nhòa mọi khoảng cách. Carlyle và Annie đến với nhau bằng tình yêu, họ vượt qua những lời dị nghị, phán xét của người ngoài, họ dám đấu tranh cho tình yêu của mình và để “rewrite the stars”.
Cũng giống như chuyện tình của Carlyle và Anne, dù cho bị gia đình ngăn cản bởi cách biệt địa vị, Barnum và vợ anh (Charity Hallett) vẫn quyết tâm đến với nhau. Dẫu cho có khó khăn, ước muốn của Charity chỉ đơn giản là giữ được hạnh phúc giản đơn của gia đình họ mãi mãi như khoảnh khắc cực đẹp này.
Nhận xét về một bộ phim nhạc kịch thì nhạc phim là một phần không thể thiếu và về những bài nhạc trong phim thì tôi không thể chê một chút nào luôn.
Nhạc phim có nhịp điệu nhanh, bắt tai, chủ yếu là các ca khúc pop và ballad. Kể từ khi xem bộ phim xong đến giờ tôi đã nghe đi nghe lại nhạc phim không biết bao nhiêu lần, thực sự khuyên bạn nên nghe ngay nếu như bạn chưa xem phim hay chưa nghe nhạc nhé!!
Mỗi bài hát đều nói thay lời của những nhân vật trong phim, mỗi bài hát đều mang một ý nghĩa rất đặc biệt, từ "This is me" (dám để sống là chính bản thân mình), "Million dreams" (can đảm để theo đuổi ước mơ), "From now on", "Rewrite the stars", "Never Enough", bài nào cũng là một “siêu phẩm” cả!!
Thực sự tôi thực sự cảm thấy có dòng điện chạy trong người khi nghe bài hát này, cả trong phim lẫn khi xem được video này trên Youtube, thực sự xúc động!!
“The greatest showman” là bộ phim mà dẫu với tất cả những lời tán dương tôi có thể viết ra, tôi vẫn cảm thấy không đủ, rằng tôi chỉ muốn bạn được cảm nhận được hết những xúc động, những mạch cảm xúc dâng trào, những ý nghĩa mà bộ phim đã khơi nguồn trong tôi.
Bộ phim mang đến tất cả những ý nghĩa về gia đình, ước mơ, tình yêu, dũng cảm để khác biệt vào trong một bộ phim chỉ 1h44 phút nhưng đầy hấp dẫn và truyền cảm hứng.
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất