[Review] The China study - một cuốn sách về dinh dưỡng giúp bạn có sức khỏe tốt hơn
Ngày nay, các căn bệnh được xem là nan y như ung thư, tim mạch, tiểu đường... đang ngày càng gia tăng chóng mặt và trở thành một nỗi...
Ngày nay, các căn bệnh được xem là nan y như ung thư, tim mạch, tiểu đường... đang ngày càng gia tăng chóng mặt và trở thành một nỗi sợ hãi đối với chúng ta.
Nhiều người đã tin rằng bệnh ung thư như một bản án tử hình nếu mắc phải.
Có những người trông rất khoẻ mạnh lại đột ngột qua đời vì đột quỵ
Càng nhiều người phải uống insulin mỗi ngày để chống chọi với bệnh tiểu đường.
Nhiều khi tôi đã tự hỏi rại sao bệnh tật lại tung hoành đến vậy? Có lẽ là vì ăn uống?
Những thông tin về dinh dưỡng luôn nhan nhản khắp nơi nhưng lại có quá nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra khiến chúng ta không biết phải nghe theo ai?
Và cuốn sách the China study đã giúp tôi vỡ lẽ ra tất cả.
Nhiều người đã tin rằng bệnh ung thư như một bản án tử hình nếu mắc phải.
Có những người trông rất khoẻ mạnh lại đột ngột qua đời vì đột quỵ
Càng nhiều người phải uống insulin mỗi ngày để chống chọi với bệnh tiểu đường.
Nhiều khi tôi đã tự hỏi rại sao bệnh tật lại tung hoành đến vậy? Có lẽ là vì ăn uống?
Những thông tin về dinh dưỡng luôn nhan nhản khắp nơi nhưng lại có quá nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra khiến chúng ta không biết phải nghe theo ai?
Và cuốn sách the China study đã giúp tôi vỡ lẽ ra tất cả.
Trước đây tôi đã luôn tin rằng uống sữa mới có thể giúp mình cao lớn, khỏe mạnh và giúp xương chắc khỏe; một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng nhất định phải có thịt (hoặc bất cứ thực phẩm nào từ động vật). Nhưng khi đọc cuốn sách này, tôi mới biết rằng những niềm tin đó đều sai, sai hết. Bởi vì "những người ăn thực phẩm có nguồn gốc động vật nhiều hơn sẽ dễ mắc các bệnh mạn tính hớn. Thậm chí, một lượng ít thức ăn có nguồn gốc từ động vật cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe". Tác giả cũng khẳng định chế độ ăn dựa trên thực phẩm toàn phần, có nguồn gốc từ thực vật (the whole foods, plant-based) có thể ngăn chặn và điều trị các bệnh mạn tính.
Có lẽ một số người sẽ nghĩ tác giả là một người "ăn chay" nên mới thuyết phục mọi người rằng ăn thực vật mới là tốt. Nhưng khi lui thời gian lại một chút thì tiến sĩ T.Colin Campbell cũng không khác gì chúng ta là mấy. Ông vốn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình chuyên sản xuất sữa, cũng được ăn uống và mang niềm tin về chế độ ăn uống giống bao người khác. Tuy nhiên, bài báo cáo nghiên cứu từ Ấn Độ và phát hiện của ông khi đang nghiên cứu ở Phillipines (cho thấy hàm lượng protein cao sẽ dấn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn) đã tạo nên một ngã rẽ trong sự nghiệp của tiến sĩ. Từ đây, ông bắt tay vào tìm hiểu chúng.
Xuyết suốt cuốn sách là những bằng chứng khoa học được lấy từ hơn 800 tài liệu (phần lớn là tài liệu chính thống, tiến sĩ Campbell không bắt chúng ta phải chấp nhận ngay mà dẫn dắt chúng ta đến với sự thật một cách thuyết phục nhất.
Với phần I, ông đã nói chung tình hình sức khỏe ở Mĩ, cũng như những sai lầm trong nghiên cứu dẫn đến những nhầm lẫn, bối rối ở công chúng. Ngoài ra ông cũng cho ta thấy tác động của protein (từ động vật) đối với sự hình thành khối u, và các khía cạnh khác ở các thí nghiệm với chuột. Nhưng như thế là chưa đủ, ông đã có được cơ hội tham gia cuộc nghiên cứu toàn diện về chế độ ăn uống, lối sống và bệnh tật ở con người tại vùng nông thôn Trung Quốc và Đài Loan. Từ đây ông cũng nhận thấy sự khác biệt rất lớn về chế độ ăn uống và đặc biệt là tỉ lệ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch,.. cũng như các thông số khác giữa Trung Quốc và Mĩ; giữa các vùng khác nhau ở Trung Quốc. Và từ đây ông chia bệnh tật thành hai nhóm bệnh: bệnh của nhà giàu và bệnh của nhà nghèo.
Bước sang phần hai, tác giả đi vào chi tiết hơn của một số căn bệnh nhà giàu phổ biến ở Mĩ: tim mạch, béo phì, ung thư, tiểu đường và các bệnh tự miễn. Trong đó có một số điểm như:
- Protein động vật có tác động đến bệnh tim mạch lớn hơn nhiều so với cloresterol.
- Chuyển sang chế độ ăn từ thực vật với ít chất béo giúp đẩy lùi các bệnh về tim mạch, béo phì, ung thư... (ví dụ như trường hợp của tổng thống Bill Clinton đuộc đề cập đến đầu sách).
- Chế độ ăn giàu carbohydrate có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp (ở đây là carbohydrate phức hợp chứ không phải là tinh chế) và chế độ ăn giàu đạm lại tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Chế độ ăn chay không đảm bảo bạn sẽ có sức khỏe tốt nếu như vẫn tiêu thụ số lượng lớn sữa và chất béo cũng như sự nghèo nàn về thực phẩm.
- Gen không phải là yếu tố tiên quyết xác định ta có nhiều khả năng mắc các bệnh ung thư.
- Hóa chất trong môi trường không phải là nguyên nhân chính gây nên ung thư
- Sữa là nhân tố quan trọng trong việc gây nên các căn bệnh như ung thư tuyến tuyền liệt, các bệnh tự miễn, loãng xương và nhiều bệnh khác...
Sau khi đã phân tích rõ những tác động của dinh dưỡng đối với sức khỏe của chúng ta, tác giả đã đưa ra những nguyên tắc trong chế độ ăn uống ở phần 3. Điểm quan trọng nhất ở đây là chúng ta nên hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm toàn phần có nguồn gốc từ thực vật ( tức là các thực phẩm chưa qua tinh chế, hay chế biến quá nhiều).
Và chương cuối cùng cũng là chương mà tôi thích nhất vì nó giải đáp những thắc mắc của tôi khi đọc những chương đầu của cuốn sách: Tại sao những thông tin này tôi lại chưa từng được biết đến? Ở đây, tiến sĩ Campbell cho ta biết cách mà các thông tin y tế được tạo ra, những góc khuất trong ngành y tế và cả giới học thuật qua những gì mà ông đã chứng kiến. Ông cũng cho ta thấy những sai lầm, hạn chế về xu hướng quy giản trong nghiên cứu dinh dưỡng mà bỏ qua sự phức tạp của quá trình sinh hóa của các hợp chất trong thức ăn. Còn ngành y tế, một ngành được xem là giúp đem lại sức khỏe cho người dân có thực sự làm đúng vài trò đó?!
"He who does not know food, how can he understand the diseases of man?"
Đó là câu nói của ông tổ nghề y, Hippocrates được đền cập đến ở đầu phần 1, nhưng thật đáng tiếc ngành y ngày nay đã không làm được như vậy. Bởi vì bác sĩ chỉ được đào tạo cách kê đơn thuốc, cách phẫu thuật còn dinh dưỡng thì chỉ học qua loa cho có. Bản thân tôi cũng học ngành liên quan đến sức khỏe nhưng khi nhìn vào chương trình học thì chẳng có môn nào liên quan đến dinh dưỡng cả. Ngay các những sinh viên y cũng không ngoại lệ, và cũng không ít những bác sĩ phải đầu hàng trước những căn bệnh nan y đó.
Ở chương cuối cùng, tác giả có viết về cuộc đối thoại giữa Socrates và Glaucon mà Plato đã kể lại. Socrates nói rằng "thành phố chỉ nên đơn giản thôi, người dân nên ăn lúa mạch và lúa mì... cùng với chế độ ăn uống nông thôn..." nhưng Glaucon lại cho rằng người dân nên sống "một cách văn minh" mà thịt mang đến. Dù là thế ông vẫn không phản đối rằng điều đó sẽ dẫn đến một thành phố đầy bệnh tật... Những bài học mà người xưa đã để lại tưởng chừng đã ngủ yên nhưng giờ đây đã sống lại và giúp chúng ta có một cuộc sống tốt hơn.
Một điểm nữa mà tôi rất thích và cảm thẩy thuyết phục bởi cuốn sách bởi tác giả đã trình bày khá rõ ràng thí nghiệm của mình (được bổ sung ở phần phụ lục). Ngoài ra bất kì số liệu nào được đề cập trong sách đều được ghi nguồn rất rõ ràng (từ đâu, trang nào hoặc địa chỉ cụ thể) cho nên phần ghi lại nguồn tài liệu tham khảo lên đến gần 100 trang.
Một cuốn sách dày hơn 600 trang có vẻ khá dài và dễ gây mất kiên nhẫn đối với một số người, nhưng thật sự rất đáng để ta có thể nhận được trọn vẹn những kiến thức về dinh dưỡng thật sự và có được một sức khỏe tốt hơn.
Ai rồi cũng sẽ chết. Quan trọng là bạn chọn cho mình một sống như thế nào? Bạn có muốn chọn một cuộc sống với bệnh tất hay không?
miang
*bài viết cũng đồng thời được đăng tải tại miang's blog
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất