[Review Sách] Tương lai sau đại dịch COVID - The Future After COVID!
Tương lai suy cho cùng là không chắc chắn, vì vậy điều then chốt là tìm kiếm những xu hướng dài hạn, những xu hướng khả năng cao nhất...
Tương lai suy cho cùng là không chắc chắn, vì vậy điều then chốt là tìm kiếm những xu hướng dài hạn, những xu hướng khả năng cao nhất sẽ tồn tại trong nhiều kịch bản khác nhau.
Jason Schenker, một nhà tương lai học đã đưa ra những nhận định, kỳ vọng, những dự báo, những thay đổi, thách thức và cả những cơ hội trong tương lai thông qua cuốn sách "Tương lai sau đại dịch COVID - The Future After Covid", ở những ngành nghề như: giáo dục, việc làm, tài chính, bất động sản, nông nghiệp, truyền thông,... Qua đó chúng ta phần nào có được những lựa chọn và chuẩn bị cho bản thân để bắt kịp một tương lai hậu covid.
Dưới đây là những điểm đáng chú ý mà mình ghi lại trong quá trình đọc cuốn sách, mong sẽ giúp ích được các bạn phần nào.
Okay, vào việc 😉
---
Nhờ thương mại điện tử mà mọi người có thể mua sắm và chi tiêu thuận tiện hơn thay vì phải trực tiếp đến mua sắm tại cửa hàng.
Nhiều công việc thuộc nhóm ngành dịch vụ không thiết yếu không thể thực hiện từ xa nhiều khả năng có nguy cơ chúng sẽ biến mất.
Những công việc từ xa trong lĩnh vực chuỗi cung ứng sẽ được tạo ra nhiều hơn.
Biết được điều gì là quan trọng nhất trong khoảng thời gian trước mắt cũng quan trọng trong việc xem điều gì có thể trở nên quan trọng trong tương lai.
Công nghệ ngày càng có vị thế lớn hơn trong xu hướng tương lai. Cụ thể là trong xu hướng việc làm từ xa.
Công ty có đông đảo nhân viên chống lại xu hướng làm việc từ xa đang phải nhìn nhận lại sau sự bùng phát của đại dịch covid này, và một số công ty không thể thích nghi có thể sẽ không thể quay trở lại như cũ được.
Phương thức làm việc từ xa giúp giảm chi phí hoạt động, chi phí đi lại, thời gian, làm tăng mức độ hài lòng và tính linh hoạt cho người lao động.
Ba loại công việc trong tương lai:
Nhân công thiết yếu
Nhân công tri thức
Những người khác
Những công việc thuộc lại thiết yếu như: chăm sóc sức khoẻ, công ích, sản xuất, nông nghiệp, chuỗi cung ứng, các ngành nghề then chốt duy trì nền kinh tế... Công nhân tri thức làm việc trong các lĩnh vực công nghệ, tàu chính, và một số ngành nghề khác...
Xu hướng định hướng công việc sau này sẽ tập trung vào các ngành nghề như trên, chẳng hạn như ưu tiên vào chăm sóc sức khoẻ, công nghệ và các nghành nghề có thể làm việc được từ xa. Đặc biệt là định hướng cho học sinh khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học.
Một số ngành nghề cũng khó có thể trụ vững qua được bất ổn kinh tế, biến động tài chính, rủi ro đại dịch và tự động hoá, những ngành nghề chịu sự ảnh hưởng bởi thu nhập khả dụng.
Xu hướng tự động hoá là tất yếu, nhưng hãy nhìn về mặt những nghề mà không thể tự động hoá được. Vì trong tương lai, sớm muộn gì sẽ có rất nhiều nghệ nghiệp và việc làm mất đi do tự động hoá.
Covid khiến ta phải lựa chọn nhiều hơn: tham gia vào công việc làm việc từ xa, trở thành người lao động tri thức. Hãy nhìn vào các công việc đòi hỏi chuyên môn trong tương lai, chúng đều là những công việc đòi hỏi làm việc từ xa.
Tương lai của giáo dục là trực tuyến.
Xu hướng phát triển giáo dục là loại bỏ đi những hình thức cũ gây nhiều lãng phí, dân chủ hoá quá trình tiếp cận nền giáo dục trực tuyến và cải thiện trải nghiệm học tập.
Khi nghĩ về mục đích, khi người ta bước vào giáo dục là đều mong muốn giúp đỡ mọi người được học tập. Vậy khả năng giúp đỡ được nhiều người hơn là lời kêu gọi hành động mà chúng ta có thể thuyết phục mọi người tham gia vào quá trình giáo dục trực tuyến.
Khi mà học tập với chi phí thấp hơn, giảm thời gian đi lại, dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi đã phá vỡ phương thức học tập cũ mang lại lợi ích to lợi ích to lớn cho xã hội,
Tác động của covid đã khiến sự tăng lên của nhu cầu làm việc từ xa, từ đó cũng làm cho việc đi lại và sử dụng nguồn năng lượng giảm đi, tác động đến giá dầu và có thể khiến giá dầu giảm mạnh.
Tương lai của tài chính là tương lai của môi trường lãi suất thấp kéo dài dai dẳng.
Các động lực IPO sẽ phá vỡ các nguyên tắc dài hạn của thị trường vốn khi tỷ lệ các công ty IPO với dòng tiền âm và EPS < 0 đang gia tăng.
Xét cho cùng nền kinh tế luôn tìm cách gia tăng và mở rộng tín dụng, mặc dù lĩnh vực này thể hiện rủi ro cao. Sự cho vay dưới chuẩn tác động đến sự đổ vỡ cả nền kinh tế. Bài học còn đó với vụ sụp đổ kinh tế do vay dưới chuẩn nhà đất 2008.
Tương lai sau covid là việc xu hướng mở rộng bảng cân đối của ngân hàng trung ương đã và đang bắt đầu - nó luôn còn tiếp tục trong tương lai → chính phủ bơm thêm các gói hỗ trợ cho nền kinh tế.
Động thái của FED là đã tham gia mua chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp như một biện pháp kéo giảm lãi suất thế chấp và kích thích hoạt động nhà ở ở Mỹ, FED cũng mua trái phiếu kho bạc, điều này cũng khiến lãi suất giảm xuống.
Trên phạm vi toàn cầu, chừng nào tất cả các ngân hàng trung ương đều tham gia vào hoạt động này thì tỷ giá hối đoái vẫn chưa bị tác động. Đây là cuộc chơi mà tất cả các ngân hàng trung ương đều sẽ tham gia.
Một kịch bản xấu nhất có thể xảy ra: ngân hàng trung ương sau nhiều thập kỷ sớm muộn gì cũng sở hữu hầu hết mọi thứ trong nền kinh tế.
Tương lai của bất động sản:
Giảm nhu cầu về văn phòng thương mại
Giảm nhu cầu về không gian bán lẻ
Rủi ro dư cung nhà ở và sụt giảm giá cả
Rủi ro cao với các bất động sản ở trung tâm du lịch
Có khả năng sẽ có sự ưu tiên đánh đổi giữa không gian và cự ly di chuyển
Nhu cầu cao về kho bãi và trung tâm phân phối
Nếu thêm nhiều người tham gia vào làm việc từ xa thì các công ty sẽ không cần nhiều diện tích văn phòng và sẽ tiết kiệm tiền bằng cách không chi trả cho không gian văn phòng nữa.
Sẽ có nhiều nhà hàng nhỏ lẻ đóng cửa và không bao giờ quay trở lại nữa.
Phương thức dựa trên thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh. Khả năng tăng về nhu cầu kho bãi và trung tâm phân phối.
Xu hướng ưu thích các căn hộ vừng ngoại ô, phía xa thành phố hơn là đông dân cư như ở trung tâm thành phố.
Hàng hoá của ta đến từ đâu, khi nào đến và đến như thế nào là vấn đề quan trọng hiện nay người ta không còn có thể lơ là nữa.
Vấn đề không phải sự gia tăng đột biến về cầu, mà đó là do nguồn cung bị thắt chặt, nói cách khác là lượng tồn kho thấp. Khi cách ly, giãn cách kéo dài thì sản xuất sẽ bị ngưng trệ, điều này tác động đến nguồn cung trên thị trường.
Nói gì đi nữa, nếu nguồn cung cấp thực phẩm không đảm bảo thì sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế.
Xu hướng của truyền thông ngày càng đi xuống khi mà các tin càng giật gân, tin càng sốc, càng kinh hoàng lại càng quan trọng, bởi lúc đó tiền quảng cáo sẽ lại càng cao hơn.
Một sự thật là người ta sẽ mãi mãi thay đổi cách làm việc với nhau qua đại dịch này. Thời gian hàng giờ phải di chuyển chính là khoản chi phí lớn nhất mà người ta cần tránh.
Ngay cả khi đại dịch qua đi, liệu bạn có ngay lập tức muốn đi du lịch không? Ngay cả mong muốn đi xa, bạn sẽ mong muốn đến một nơi ít đông đúc hơn, di chuyển thuận tiện và ngắn lại hơn. Bởi việc đi xa ngày nay là khó khăn nếu không được tiêm chủng, không phải dãn cách, cách ly...
Xu hướng khởi nghiệp và đầu tư sẽ thắt chặt hơn, giảm tỷ lệ đầu tư vào các công ty có dòng tiền âm, rủi ro cao và hướng đến công ty có nguồn tiền mặt trên báo cáo tài chính cao khi mà dịch và các yếu tố bất ngờ xảy đến tác động đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Xu hướng ở các lĩnh vực như Edtech, Medtech và Fintech ngày càng gia tăng.
TÁC ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI:
Gia tăng công việc từ xa
Khả năng tiếp cận với giáo dục trực tuyến
Gia tăng mức độ chăm sóc sức khoẻ
Giảm mức tiêu thụ năng lượng và khí thải
Xét cho cùng chúng ta cũng sẽ phải chứng kiến những cuộc suy thái xảy ra trong tương lai, bởi người ta gọi nền kinh tế là một chu kỳ kinh doanh.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất