Thật ra bài hơi dài nên khi đăng ở đây mình rút gọn lại bài viết, các bạn muốn xem đầy đủ hơn thì có thể vào blog TTBT của mình để xem nhé.

Bàn về nội dung

Thật ra mình thấy kịch bản rất ổn, ngoại trừ khi Maya biến thành con chó thì thật là mình cũng không muốn chê thì cũng phải thừa nhận là nó không gớm gì lắm, nói cách khác là rất thất vọng. Ma nữ Kayako Saeki làm mình ấn tượng bao nhiêu thì với nữ chó Maya lại làm mình thất vọng bấy nhiêu. 
Bởi vào giây phút cuối cùng thì khung cảnh biến hình của Maya giống như con chó và cách đi nhưng không hề tạo ra cảm giác ghê, mà thậm chí làm cho khán giả bực mình khi nữ chính Kanae cứ đứng nhìn mà không hề chạy, làm cho cả Yuma và Kenji phải ngăn cản, họ cứ bảo chạy đi chạy đi. Thực là mình cũng bó tay.
Hơn nữa, sự kịch tính trong bộ phim cũng không hề có mà nó chậm chạm – đây cũng là hiệu ứng tâm lý khi các bộ phim tâm lý dùng đến để tạo ra không khí âm u, thực chất nếu ai chê cái không khí không kịch tính là bởi bộ phim không hề nhắm tới sự kịch tính ấy. 
Về việc mức độ kinh dị, mình cá là đạo diễnTakashi Shimizuđang cố gắng bắt chước phim Ju-on, nhưng có lẽ là chưa đạt tới đỉnh cao ấy được, bởi khung cảnh khá rộng trong khi đó Ju-on lại gò bó trong ngôi nhà. Chưa đến nỗi nổi da gà nhưng ít nhất là khung cảnh cũng tạo cho mình cảm giác gợn tóc gáy.
Đặc biệt là khung cảnh về đêm rất tối tăm, thứ mà mình đánh giá cao nhất, rất ít khi phim nào có thể mang lại cảm giác âm u, đặc biệt là cảnh ban ngày thường là sáng sủa hiếm khi có cảnh phim nào làm được như thế. Ví dụ như khung cảnh khi Kanae từ nhà ông ngoại Hayato trở về bắt gặp cảnh tượng lặp lại cái chết của Akina từ trên cao xuống – cũng là cảnh hù duy nhất của bộ phim. Cái không khí âm u là linh hồn của bộ phim kinh dị tâm lý mà.

Đọc thêm:

Hơn nữa, bộ phim Ngôi Làng Tử Khí (Howling Village) cũng mang lại nhân văn về viêc giết chó và sự tham lam của con người có thể dẫn đến bộ phim không được hay hoặc tạo người xem ở mức độ sợ hãi như các phim khác. Ít nhất là nó cũng có ý nghĩa đối với các thể loại thuần giết chết chóc.
Phim khá dễ đoán đối với ai là fan ruột của thể loại kinh dị, chỉ cần xem khúc đầu thì chúng ta có thể đoán trước khúc cuối, một điểm trừ của bộ phim. Bài hát về con chó là điều là mình khó hiểu nhất bởi bản thân nó mang thông điệp về sư kỳ thị phụ nữ cũng như sự phản bội của họ ăn nằm với kẻ khác.
Nhất là sự kỳ thị về dòng máu, đặc biệt là giai đoạn đầu Yuma nói đi đến tầng hầm và bị bố Akira mắng ngăn lại, rồi chửi thằng con mang dòng máu xấu của mẹ nó. Đây điều trọng nam khinh nữ dù và dòng tộc khác, ông cũng từng nói trong phim là ông khá hối hận lấy bà Ayano, do biết bà là người mang lại dòng máu cuối cùng của dân làng. Nhưng cuối cùng là khá có hậu khi Kanae giải quyết được là giải cứu bà ngoại Yuko lúc được hạ sinh.
Bộ Phim Ngôi Làng Tử Khí (Howling Village) là bộ phim kinh dị đầu tiên dùng phương pháp vòng lặp, chính vì cái vòng lặp ấy cũng gây ra tranh cãi khá nhiều của khán giả, phần lớn cho rằng nếu dùng vòng lặp thì khó mà giải thích được nhiều thứ khác và dễ dàng không thể giải thích được.
Điều đặc biệt nữa là người đàn bà trong bệnh viện là thứ làm mình thắc mắc nhất trong bộ phim, nếu giải thích rộng ra là bà ta có liên quan gì đó với nhân vật chính Kanae nhưng cũng chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng lắm.
Phim cũng tập trung hóa về việc lòng dạ con người mang trong mình phần độc ác, được nói trong lúc Kenji Narimiya cho Kanae Morita xem về khung cảnh công ty điện lực giết hại dân làng như thế nào và chính ông bố Akira Morita cũng không dám nhắc đến bởi đó là sự nhục nhã của dòng tộc, cũng như ông lấy bà Ayano Morita đã là thứ gì đó đáng sợ và là một quả báo tai hại đến dòng tộc của ông. 
Chưa kể rằng việc Ayano Morita là hậu nhân của dân làng, khi con ma trong chăn ở trong bệnh viện cũng nói cho Kanae Morita biết rằng chính cô là mang dòng máu chó ngoại lai ấy, có nghĩa là Yuko được giải thoát và sinh hạ ra bà Ayano, ông Akira lại là con cháu của công ty lại cưới bà Ayano, thành thử Kanae Morita mang dòng máu dòng tộc hai bên và cũng chính Kanae Morita phải giải quyết và hóa giải cho ông Akira Morita còn sống duy nhất. 
Mình xin giải thích thêm là trước đó dòng tộc hoặc người liên quan đến công ty điện lực điều chết hết không còn một ai sống sót, chính ông bác sĩ Yamanobe cũng nói chỉ còn ông và ông Akira là hai người còn sống duy nhất mà thôi.

Đọc thêm:

Âm thanh và nền nhạc

với nền nhạc và âm thanh là điểm sáng, mình ít khi thấy bộ phim nào có nền nhạc khá hay trong bộ phim kinh dị tâm lý nào, mặc dù điểm hù dọa chỉ có một cảnh duy nhất. Bố trí cảnh nền khá phù hợp, cảnh nào nên ngưng hay nổi lên, nhẹ nhàng mà không cao trào.

Diễn viên

Với diễn xuất của dàn viên khá gạo cuội thì không thể chê được, tuy nhiên Ayaka Miyoshi trong vai Kanae Morita thật sự hơi cứng, nhất là ở cảnh cuối cùng khi Maya đang rượt đuổi cô thì vẻ mặt của Kanae Morita cứng đơ cứng ngắc. Nhất là bà mẹ của thằng nhóc trong bệnh viện, người ta sợ hãi tái mặt tái mét nhưng Kanae Morita diễn thì y như là gặp ma mà cũng không thấy vấn đè gì?!
Ngoài diễn xuất của nữ diễn viên Ayaka Miyoshi ra thì mình cũng không cảm thấy có vấn đề gì lắm các diễn viên khác. 

Tóm lại

Nói chung là bộ phim trên mức khá chứ không phải là xuất sắc, mặc dù nhân văn và mức độ kinh dị chưa bao giờ là con đường đi chung với nhau dù là bộ phim xuất sắc nhất, tuy nhiên, ít nhất Ngôi Làng Tử Khí (Howling Village) cũng làm khá tốt dù số điểm thấp lè tè trên IMDB.
Tuy nhiên mặc dù mình cũng là fan của Ju-on và hâm mộ ông đạo diễn Takashi Shimizu bao nhiêu thì cũng phải thừa nhận là bộ phim trong giai đoạn cuối như hết hơi của ông Takashi Shimizu vậy, phải nói là nó hơi nhạt và chưa đủ kịch tính, ma nữ thì cũng chưa thể nói là đỉnh như thời Ju-on. 
Bộ phim Ngôi Làng Tử Khí (Howling Village) ra ngay vào nhịp Valentine (14/2) khá là đúng nhịp cho cặp đôi cũng như người xem không thích kinh dị ở mức độ nặng thì đây là bộ phim đáng xem cho đôi tình nhân. Mặc dù cái bài review này hơi trễ cách 3 ngày nay rồi nhưng ít nhất mình cũng thấy nó không nặng nề và còn mang lại nhân văn nữa.
Nếu các bạn đòi nặng đô về kinh dị thì chắc có lẽ đây không phải là bộ phim đáng để xem đâu, bộ phim thuộc dạng mức độ khá nhẹ nhưng mang lại sự ám ảnh hơn là máu me.