Review Luật Im Lặng
Đây là bộ truyện đầu tiên mình đọc trước loạt truyện nổi tiếng khác của Mario Puzo; có thể mình sẽ review có phần chủ quan nên không...
Đây là bộ truyện đầu tiên mình đọc trước loạt truyện nổi tiếng khác của Mario Puzo; có thể mình sẽ review có phần chủ quan nên không thể review chính xác của tác giả Mario Puzo được nên mong các bạn thông cảm nhé.
Văn phong
Trước khi vào loạt các âm mưu của Mafia lẫn cả âm mưu của FBI thì ấn tượng đầu tiên của mình là văn phong, trước đó mình có đọc truyện ngắn của Mario — tên gì thì mình không nhớ lắm — cách đây cũng khá lâu, nên khi mua quyển sách Luật Im Lặng cuối cùng của tác giả Mario Puzo mình khá bất ngờ cái là cái truyện ngắn hồi đó đọc và truyện Luật Im Lặng lại là cùng tác giả, cho nên không nên lạ lẫm gì khi dẫn bước vào câu chuyện theo một cách dễ dàng.
Đồng thời, khi dẫn dắt về các nhân vật — đa số các nhân vật được nhắc đến trong câu chuyện điều không hề bị lu mờ và các nhân vật — các nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được giải thích và kể về quá khứ lẫn hiện tại, đan xen giữa các nhân vật này sang các nhân vật khác để không làm cho nhân vật đó bị quên đi, như một món ăn được phục vụ giải thích và cách thức nấu của nó để vị khách có thể ngon miệng về món mình ăn. Do đó văn phong lẫn kể chuyện được điều gây cho độc giả ấn tượng không kém phần giống phim hành động đang dẫn người xem theo những hành động gay cấn.
Ông Mario có nét đặc trưng văn phong ở chỗ là trước khi đi vào sự kiện chính giữa các nhân vật đối đầu và âm mưu; luôn luôn thích và diễn biến tâm lý nhân vật, cái nét ấy không phải có bất cứ ai có thể có được, mình không nói quá đâu. Khi các tác giả khác viết về tâm lý nhân vật, luôn là dài lê thê hoặc kém giải thích cho qua rồi dẫn phần kịch tính. Còn về Mario quả thực là một tay viết chắc cú về sự lê thê không gây nhàm chán, riêng có điều là, không hiểu trong truyện Luật Im Lặng khi cả bốn nhân vật gây sốt là mụ Aspinella, Cilke, Portell, Tulippa có kết lãng xẹt tào lao bí đao….
Quả thực mình hơi thất vọng cái kết, nhất là về anh chàng Astorre ngoài mặt hiền hiền bên trong là một gã Mafia làm mình ấn tượng bao nhiêu thì cuối truyện lại đi cưới Rosie, rồi kế tiếp là tha mạng cho gã Cilke — kẻ hai mặt cũng là tên khốn nạn nhất trong truyện — và đặc biệt hứa là sẽ bảo vệ gia đình ông trùm nhưng cuối cùng thì sau khi xử lý kẻ thù xong thì về ở ẩn. Điều này làm mình không thể thoả mãn được bởi bản thân Mario Puzzo đã khắc hoạ chàng trai tốt đẹp nhưng bên trong lại là gã Mafia khó xơi biết bao nhiêu nhưng chỉ xử lý mấy gã kẻ thù xong rồi đi ở ẩn để nhường ghế nhà băng cho con gái út ông trùm.
Cũng có thể là do mình khắc khe và không chịu cái kết nên ném đá,ném đá thì vậy nhưng trong tính cách của chàng trai luôn khát khao và đặt lợi ích gia đình ông trùm Aprile lên trên bản thân rồi trả thù cho ông trùm theo luật. Ở bên trong sâu thẳm của chàng vốn đã hướng về Sicily và bản chất chàng là người Sicily cho nên tác giả đã khắc chàng trai với tính cách ưa thích hát hò, cưỡi ngựa và lãng mạng của người Sicily. Do đó trong cuối truyện sau khi xử lý các kẻ thù xong chàng về mảng đất vốn sinh ra chàng và cưới Rosie, an phận phũ thường.
Sự giả dối
Trong truyện, hầu như những kẻ luôn xưng tên điều tốt đẹp của luật pháp luôn là kẻ khốn cùng, trong những kẻ ấy có những địa vị cao ngất ngưỡng như FBI cho tới những tên cớm như mụ Aspinella chấp nhận hối lộ không chỉ vì sự bất công ở nơi tưởng chừng có sự công bằng mà chính trong những kẻ đồng nghiệp cũng khốn nạn tận cùng là kẻ đồng nghiệp da đen chỉ dửng dưng đứng nhìn mụ bị đồng nghiệp da trắng xúc phạm, cuối cùng mụ phải rút súng ra để bảo vệ dù mụ biết hậu quả sẽ không tốt đẹp gì. Đời mà, cùng khổ cùng nạn nhưng ai cùng chết chung?
Chính vì thế, trong Luật Im Lặng, tác giả mượn những kẻ dựa công bằng luôn là kẻ xấu và kẻ xấu dựa vào sự xấu xa để làm điểu tốt thì quả thực không có gì để có thể so sánh hơn được. Gần như sự khác hoạ đó mình ít khi câu chuyện nào dám kể ra, về sự phân biệt chủng tộc nhưng chính kẻ đồng loại mới kẻ khốn nạn , chính những kẻ trong tối tăm nhưng lại là kẻ lấy công bằng cho kẻ yếu thế, và kẻ xưng tên công lý chưa chắc sẽ lấy lại công lý cho bạn. Nguyên nhân do chính lợi ích bản thân của họ. Về đương đại ít các tác giả nào nêu ra nguyên nhân và nói ra về các tệ nạn trong giới mafia và trong các bên trong ngành Công Lý lẫn chính trị.
Chung quy lại Mario Puzzo viết về xã hội Mỹ đương đại rất là hay, kiểu nước Mỹ gặp phải vấn đề nạn hoá là người dan đen phạm tội, về các chính trị gia và các tay cảnh sát đang một ngày tha hoá nếu như chúng ta theo dõi tình hình chính trị nước Mỹ.
Tính cách
Hầu như trong truyện, các nhân vật được nhắc đến điều không hề bị lu mờ, thậm chí đến kẻ vô danh tiểu tốt bắt cóc ông trùm Aprile và Astorre — hai người đi dạo ở Sicily thì vô tình bị bắt và kẻ bắt thì không biết hai người, tưởng chừng hai chú cháu chỉ là kẻ giàu có — là Pietro Fissolini — cũng như là nền tảng là nhân vật đắc lực cho Astorre sau này là Aldo Monza để xử lý các nhiệm vụ như hai anh em sát thủ Stace và hai gã cha nội trùm mafia.
Trong tính cách, luôn tưởng chừng là sự thân thiết nhau như Astorre và Nello Sparra hoá ra chỉ là tính cách vụ lọi và phản bội nhau như một thứ gì đó chẳng đáng giá, rồi họ chỉ vì cái lợi ích cá nhân mà dẫn đến phản bội. Điển hình như Grazziella là một gã trùm mafia lớn chỉ bởi hai gã trùm quá liều lĩnh và gian dối sau lưng ông ta là vận chuyển ma tuý dẫn đến ông ta lại “đầu quân” cho Astorre để trừng trị hai con người vừa ác vừa phản bội niềm tin của ông.
Đến cả tính cách rất nhỏ nhoi như ả gái điểm Buji cũng được khắc hoạ để đi sâu vào bên trong lớp vỏ của chủ đề được miêu tả và hầu như cái chính kịch ấy cần phải có các nhân vật phụ chẳng quan trọng mấy lại là thứ quan trọng trong truyện của Mario Puzzo. Xuyên suốt truyện Luật Im Lặng hầu như không bỏ bê nhân vật nào và như có một thứ ma lực nào đó của Mario viết ra để dẫn dắt người đọc cũng như lối hành văn về các nhân vật chẳng hề nhàm chán, mình có thể cam đoan rằng hầu hết các tác giả trên thị trường chẳng ai qua mặt được tác giả Mario Puzzo về thể loại Mafia, đặc biệt là lối kể đặc trưng nhẹ nhàng, giải thích tính cách và cuộc sống nhân vật về quá khứ hiện tại.
Tổng Kết
Mình không có gì có thể dám chê cụ Mario Puzzo, nếu xét về độ hay thì tất nhiên mình luôn là người đánh giá cao về truyện của cụ ngoại trừ cái kết khiến cho mình thất vọng đến nỗi có phải là cụ viết cái kết của Luật Im Lặng hay không? Bởi khúc dạo đầu và đến gần kết thúc truyện mình thấy có vẻ rất ngượng, đuối lý, hầu như là muốn kết thúc cho nhanh và sau đó là nghỉ ngơi…
Cụ không quên việc trước khi kết thúc toàn bộ câu truyện đã viết thêm đoạn sau đây để chọc cười mọi người:
Một năm trước, được một bài báo viết về việc các doanh nghiệp nhỏ phát triển các hoạt động của mình làm cho phấn chấn, Astorre đã thuê một cố vấn của Đại học Harvard về làm tham mưu cho những chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Tay này bảo Astorre tăng giá lên gấp đôi, đổi tên nhãn hiệu macaroni của chàng thành MÌ ỐNG NHÀ LÀM CỦA BÁC VITO, sa thải một nửa số nhân công và thay vào đó những hợp đồng lao động tạm thời với tiền công chỉ bằng một nửa. Đáp lại đề nghị đó, Astorre sa thải tay cố vấn.
Nói tóm lại truyện Luật Im Lặng là một quyển truyện rất hay, đáng để đọc nhưng về cái kết thì quả thực cũng khiến cho người ta thất vọng và phiền hà bởi cụ viết về Astorre ngầu nghĩnh bao nhiêu thì giữa cái kết thúc ấy lại dễ dàng đến nỗi có sự cảm tưởng là tác giả viết cho nhanh choi gọn để hoàn thành cho kịp và nhân vật chính chỉ bỏ sức xíu xiu xử lý mấy ông trùm còn mấy gã như hai anh em song sinh Stace, gã môi giới Heskow xử lý khá chật vật.
Dẫu sao, sách Luật Im Lặng có phần kết tuy thất vọng nhưng cũng không hẳn giảm giá trị của truyện lắm đâu. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ.
Page: Thị Trấn Buồn Tênh
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất