Review thêm một cuốn sách về cách đọc sách 
Quyển này nằm trong top những quyển sách hay độc lạ nhất từng đọc
Một bản dịch tốt của Thái Hà Books.
Atshushi Innami là 1 người Nhật,nhà bình luận sách - đọc trên 700 quyển/ năm (mỗi ngày đọc 1-2 cuốn kèm với viết bài luôn)
Ông là chủ tịch công ty Ambience.
Ngoài ra cũng biết viết nhạc, biên tập viên 1 tập chí về âm nhạc (người Nhật thật đa nhiệm).
Nội dung chính:
- tại sao đọc chậm và giải pháp
- 3 bước tạo “nhịp điệu” 20 cuốn/ tháng
- phương pháp đọc sách hô hấp: đọc sách như hít thở
- quy luật của đọc lướt
- chọn, sở hữu, quản lý và .. chia tay sách
- 10 năm sau - thế giới của 7000 cuốn sách
 


Sau đây là những điều đọng lại sau khi mình đọc xong:
1. Quy luật 9-1
Tác giả chia sách làm 3 loại:
- Không cần đọc: ý là những cuốn không cần thiết với mình , không đọc cũng không sao
- Không cần đọc nhanh - tự thấy bản thân phải thấy đọc từ tốn , từ từ
- Sách có thể đọc nhanh - loại sách nhanh chóng nhận ra giá trị của nó nằm ở đâu
Tác giả khuyên trong 10 cuốn mình chọn nên có 9 quyển có thế đọc nhanh và 1 quyển đọc chậm rãi. Thời gian một ngày 50% đọc sách đọc nhanh và 50% sách đọc không nhanh.(lời khuyên của mình: cùng 1 chủ đề)
Ví dụ: 30 phút đọc giáo trình giải phẫu học + 30 phút đọc bí kíp ôm tủ giải phẫu =)) đùa nhé
Hoặc bạn có thể áp dụng nguyên tắc 80/20 của Pareto ở đây
2. Quy luật đọc lướt - kĩ thuật đọc tìm kiếm
Với Atshushi Innami, “đọc nhanh” trong đây không phải kiểu luyện mắt, các kĩ thuật thần thánh khác như những quyển khác của Tony Buzan, Peter Kump,... (mình sắp đọc)
Theo lời tác giả thì cách thức trong sách này chuyên trị cho những người “đọc chậm” mà không muốn phải khổ luyện
Đó chính là phương pháp đọc lướt: tìm từ khoá
“Ám ảnh đọc kỹ” làm bạn đọc chậm và mau chán. Đó là cách đọc “tích trữ”. Đừng quá kỳ vọng vào 1 lần đọc sách. Chúng ta cần nhiều mảng nhỏ của nhiều quyển sách để ghép thành khối liên kết lớn. Những người không thích đọc sách là vì họ... có quá ít mảnh ghép.
Tốt nhất là chỉ “tích trữ” khi vận dụng được hết giá trị của sách.
Trướt hết là để sách chạy trong đầu để chọn lọc những điều quan trọng đã... thay vì chụp lại 100%, chỉ nên chú tâm 1% giá trị xứng đáng.
... đó là tác giả sẽ nghĩ thế, còn mình... thì cũng vậy
Giờ vô phương pháp đọc lướt nha (mình nói tóm tắt thôi, bạn nên tìm đọc để ngâm cứu)
Bước 1. Đọc kỹ lời nói đầu - mục lục để xác định phần nào quan trọng và nhịp điệu cuốn sách
Bước 2. Kĩ thuật 5 dòng đầu- cuối: đầu tiên đọc tiêu đề nhỏ xem có nên đọc phần đó không? Phân vân? Đọc 5 dòng đầu- 5 dòng cuối-> cảm thấy chỗ này “mình cần” -> đọc cẩn thận
Bước 3. Đọc tìm từ khoá: xác định những từ khoá phù hợp với mục đích đọc -> phần nào có từ khoá hoặc liên quan -> đọc kĩ trước và ghi “1 dòng mẫu” (cái này nói sau)
Bước 4. Sang số để tăng tốc - luôn sử dụng trên 2 nhịp điệu trở lên khi đọc
+ x1.5: chế độ sang số trung, “à khoan, ở đây có từ khoá”
+ x2: chế độ sang số cao
+ x3: chế độ đọc lướt “à ừm, phần này cũng không quan trọng lắm”
3. Phương pháp đọc sách như hít thở
Đọc không chỉ như hít, muốn thở ra phải ... “viết”
Khẩu quyết tâm pháp: “đọc để viết”
Bước 1. Một dòng mẫu
Áp dụng kĩ thuật ở phần 2 để tìm ra những trích dẫn quan trọng chứa từ khoá.
Sau đó ghi những dòng đó ra giấy A4
(Ở đây mình áp dụng kĩ thuật đánh dấu của Gruning trong “Đọc sách siêu tốc”
Bước 2. Một dòng tinh hoa
Đọc lại những dòng mẫu và chọn ra những phần phần quan trọng nhất viết vào sổ, dành xem lại (mình gọi là sổ thông thái, nếu học thì viết vào vở)
Bước 3. Dòng tóm tắt
Sau khi đọc xong tóm tắt lại cả quyền sách bằng vài dòng hoặc 1 đoạn 30-40 chữ. Lần sau đọc lại nhiêu đây là đủ tái hiện kỉ niệm xưa
Bước 4. Tìm thấy chính mình qua 12 quyển sách
Sau khi đọc 12 quyển hãy tự hỏi mình thích cuốn nào nhất, hợp với loại sách nào nhất, để:
+ chọn ra 1 cuốn hay nhất để bình luận và chia sẻ cho mọi người (chắc học theo :v cho đỡ loãng, hoặc viết bài tổng hợp 1 lần)
+ xác định loại sách mình sẽ đọc tiếp
Cuối cùng là chọn ra quyển sách hay nhất năm
P.S: sách có 155 trang thôi, tham khảo luôn há :3