Sau hơn ba thập niên mở cửa, Việt Nam đã đạt được không ít thành tựu về lượng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng vượt qua khó khăn, đón đầu cũng như kiểm soát tốt sự thay đổi của môi trường với bạn bè quốc tế. Thị trường Việt Nam đang được đánh giá vô cùng tiềm năng và dự kiến xu hướng đầu tư vào Việt Nam sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Đối mặt với những thay đổi diễn ra nhanh chóng ấy, nhằm đảm bảo quá trình hội nhập và đầu tư diễn ra thuận lợi, hàng loạt các vị trí ngành nghề mới ra đời, một trong số đó chính là Recruitment Consultant, hay còn được biết đến là nhân viên tư vấn tuyển dụng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn bao quát về Recruitment Consultant, lý do tại sao nên chọn và bộ skill set chuẩn chỉnh của một Recruitment Consultant tương lai.    

Cắt nghĩa Recruitment Consultant

Recruitment Consultant là người trung gian đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp đang cần tuyển dụng và ứng viên đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm phù hợp.  Công việc của một Recruitment Consultant  là thu hút ứng viên, sàng lọc và chọn đúng người cho đúng vị trí. Song song với đó, Recruitment Consultant cũng cần xây dựng các chiến lược tuyển dụng cho doanh nghiệp và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với ứng viên.
Recruitment Consultant (RC) có 3 loại:
Recruitment Consultant làm việc với lao động phổ thông - còn gọi là Employment Agency (Công ty giới thiệu việc làm) tập trung vào cung cấp dịch vụ tìm việc làm cho ứng viên và thu phí ứng viên cho dịch vụ này. Employment Agency không phổ biến lắm tại Việt Nam vì ứng viên phải chi trả một mức phí khá cao cho công việc mà Agency tìm được , ở nước ngoài mức phí này thường là 1 tháng lương, hoặc hơn. Vì chi phí cao nên các công ty này sẻ đảm bảo sẽ tìm được việc cho ứng viên rồi mới thu phí. 
Recruitment Consultant làm mainstream - những Recruitment Consultant ở loại này thường không tập trung tìm kiếm ứng viên ở một ngành nghề nhất định mà có thể tìm ở rất nhiều ngành nghề khác nhau và với số lượng linh hoạt khác nhau, tùy vào nhu cầu của khách hàng. Đối với một số vị trí cụ thể, doanh nghiệp sẽ cần một lượng lớn nhân sự phụ trách để đảm bảo tiến độ công việc. Những vị trí này có thể không yêu cầu các ứng viên có trình độ chuyên môn cao tuy nhiên lại cần một lượng lớn ứng viên trong khoảng thời gian ngắn để giảm thiểu bất cứ tác động xấu nào đến đội ngũ nhân lực còn lại cũng như lợi nhuận của công ty. Ở những trường hợp này, sử dụng dịch vụ Recruitment Consultant làm mainstream là sự lựa chọn tối ưu đối với doanh nghiệp.
Recruitment Consultant làm specialist : là những Recruitment Consultant được doanh nghiệp thuê để đi “săn” những ứng viên senior cho những vị trí cấp cao trong công ty. Những Recruitment Consultant làm specialist này thường chỉ cung cấp dịch vụ cho một lĩnh vực hoặc một function cụ thể. Dù chỉ tuyển với số lượng rất ít nhưng chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho những ứng viên này rất lớn. Vì vậy Recruitment Consultant làm specialist thường có mức lương thưởng cao nhất trong cả 3 loại Recruitment Consultant. 


 
Tham khảo thêm về Recruitment Consultant tại đây.
Chắc hẳn các bạn cũng đã từng ít nhất một lần nghe tới nghề Headhunter (thợ săn đầu người). Vậy Headhunter và Recruitment Consultant khác nhau ở điểm nào? Thực chất Headhunter chính là một tên gọi khác của Recruitment Consultant làm specialist: chuyên tuyển những vị trí cao cấp (senior positions) cho doanh nghiệp.
Headhunter không và không nên được coi là một vị trí cao hơn của hai hình thức Recruitment Consultant còn lại bởi cả ba hình thức đều cung cấp những dịch vụ giá trị cho khách hàng, điểm khác biệt nằm ở cách thức tuyển dụng và yêu cầu của vị trí tuyển dụng, hay nói cách khác: ở mỗi thời điểm xác định, doanh nghiệp sẽ cần đến sự hỗ trợ của các hình thức Recruitment Consultant khác nhau.
Tham khảo thêm về Headhunter tại đây.

Tại sao nên chọn Recruitment Consultant?

1. Thu nhập hấp dẫn

Tùy công ty sẽ có những chính sách đãi ngộ và mức lương thưởng khác nhau, tuy nhiên xét theo mặt bằng chung trong thị trường việc làm thì thu nhập của một Recruitment Consultant thường khá cao do phụ thuộc phần đa vào doanh số đạt được. Đặc biệt là Recruitment Consultant làm specialist (Headhunter), thu nhập của những top biller (người đạt doanh số cao nhất) trong ngành này có thể lên đến hơn 100tr/tháng chưa kể basic salary.

2. Ảnh hưởng

Với vai trò là một Recruitment Consultant, bạn có thể mang lại ảnh hưởng to lớn đến cho khách hàng của mình. Cho dù là tìm một công việc mơ ước cho ai đó hay giúp khách hàng thuê một người hoàn hảo để phát triển doanh nghiệp, các Recruitment Consultant đều có tác động rất lớn đến cuộc sống của mọi người. Khi bạn cảm thấy công việc mình làm thực sự có ý nghĩa, mức độ fulfilled trong công việc cũng như cuộc sống sẽ được cải thiện đáng kể. 

3. Cơ hội để mở rộng network

Trở thành một Recruitment Consultant đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tiếp xúc và làm việc với rất nhiều người, từ đó gia tăng cơ hội có được những mối quan hệ chất lượng trong công việc. Với Headhunters, cơ hội này lại càng giá trị. Do nhiệm vụ phải tuyển những vị trí quan trọng nên các Headhunters thường xuyên được tiếp xúc với các Senior Manager hay thậm chí là với các nhân sự C-level như CEO, COO, CFO, HRD hoặc Founder/Owner của doanh nghiệp. Đây là cơ hội vô giá vì bạn sẽ được học hỏi kiến thức, kỹ năng cũng như phong cách làm việc của những cá nhân xuất sắc và đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường.


Skills set cho một recruitment consultant tương lai

1. Một Recruitment Consultant nói chung cần những kỹ năng gì?

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp - khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và mạch lạc. Do tính chất công việc yêu cầu phải thường xuyên làm việc với con người nên communication skill là điều kiện cần để bạn có thể trở thành một RC. Sau đây là một số những gợi ý từ HRC để bạn có thể cải thiện kỹ năng này:
Học cách lắng nghe đối phương: việc tập trung vào cuộc trò chuyện sẽ giúp bạn nắm được thông tin người kia muốn truyền đạt, từ đó có những cách đáp lại đúng trọng tâm câu chuyện hơn. Sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng này thông qua các hoạt động như: teamwork, tham gia các cuộc thi,... khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc bạn chủ động lắng nghe ý kiến của teammates sẽ giúp bạn đưa ra những lời gợi ý chính xác hơn.Đọc sách để gia tăng vốn từ: có vốn từ vựng phong phú sẽ giúp bạn dễ dàng truyền đạt ý kiến của mình. Một số tựa sách hay bạn có thể tham khảo để cải thiện kỹ năng giao tiếp là: “khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ”, “Sức mạnh của ngôn từ”, “ Những đòn tâm lý trong thuyết phục”,...
 
Kỹ năng đàm phán - thuyết phục
Công việc của một Recruitment Consultant có tính chất khá giống sales, đặc biệt là với Headhunters. Chỉ khác ở chỗ sản phẩm sale của Recruitment Consultant sẽ đặc biệt hơn một chút: sản phẩm này có thể là ứng viên (sale ứng viên cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phỏng vấn ứng viên), là jobs (sale jobs cho ứng viên để ứng viên nhận offer từ doanh nghiệp), thậm chí là sale chính bản thân mình (để doanh nghiệp nhận lời sử dụng dịch vụ). Quá trình đi từ tìm kiếm doanh nghiệp (khách hàng) đến chốt deal bao gồm rất nhiều bước, mỗi bước đều yêu cầu Recruitment Consultant buộc phải có kỹ năng thuyết phục tốt mới có thể hoàn thành. 
Các bạn có thể tham khảo thêm về kỹ năng đàm phán - thuyết phục tại đây
Năng lực ngoại ngữ ở mức khá (ưu tiên Tiếng Anh)
Hầu hết các Recruitment/Employment Agency đều yêu cầu ứng viên có ngoại ngữ khá (trình độ Ielts từ 6.5 trở lên) vì công việc yêu cầu phải làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài khá nhiều. Có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ hạn chế được những tình huống miscommunication và đẩy nhanh hơn tiến độ công việc.

  

 

2. Lưu ý về kỹ năng của một Recruitment Consultant chuyên môn (Headhunter)

Khả năng làm việc dưới áp lực và quyết tâm đạt được mục tiêu đã đề ra
Một headhunter sẽ thường xuyên phải đối mặt với KPI ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình tuyển dụng: ví dụ như số lượng các cuộc phỏng vấn hay meetings với ứng viên, số lượng CV gửi đi cho khách hàng,... Việc đóng vai trò trung gian kết nối ứng viên với doanh nghiệp cũng không dễ dàng bởi bạn sẽ chịu áp lực từ cả hai phía và phải đảm bảo quy trình từ lúc bắt đầu đi “săn” ứng viên đến lúc ứng viên đi làm ngày đầu tiên diễn ra trơn tru, đến lúc đó bạn mới chính thức hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tất cả những điều này yêu cầu một Headhunter phải có khả năng làm việc dưới áp lực và luôn quyết tâm để đạt được chỉ tiêu đã đề ra.
Vậy làm thế nào để có được những kỹ năng này?
Rèn luyện bằng các công việc làm thêm từ trước
Nếu muốn có những hình dung rõ ràng hơn về công việc của một headhunter đồng thời rèn luyện những kỹ năng cần thiết, các bạn sinh viên nên tìm kiếm những công việc part-time ngành sale để thử sức do tính chất của sale và Headhunt khá tương tự nhau. 
Một số gợi ý HRC  dành cho bạn là: nhân viên kinh doanh, nhân viên sale, cộng tác viên telesale, thực tập sinh kinh doanh,...Các bạn có thể tham khảo thêm các vị trí sale và nộp CV trực tuyến tại đây.
Tham khảo các khóa học trực tuyến từ Coursera, Udemy và Youtube. 
 
Tính bền bỉ
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một Headhunter là sự kiên trì và bền bỉ trong công việc. Mức lương hấp dẫn cùng khoản “bonus” khủng thường sẽ chỉ xuất hiện trong các big deal - khi bạn tuyển dụng thành công một vị trí cấp cao, mức lương ứng viên được offer sẽ tỉ lệ thuận với phí khách hàng đồng ý chi trả cho bạn. Tuy nhiên, để chốt được một placement (vị trí tuyển dụng thành công) thường sẽ đòi hỏi bạn đầu tư cực kỳ nhiều thời gian, chất xám, thậm chí là cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần do thường xuyên phải đối mặt với áp lực. Chính vì vậy một người kiên trì, bền bỉ và không dễ bỏ cuộc sẽ là người phù hợp nhất với vị trí này.
Cách tốt nhất để làm quen với môi trường làm việc cũng như rèn luyện tính bền bỉ là trực tiếp làm việc trong môi trường đó. Các bạn sinh viên có thể đăng ký thực tập ở công ty mình muốn làm việc trong tương lai để có trải nghiệm thực tế nhất trước khi quyết định theo đuổi công việc của một Headhunter.