Dạo này mình thấy nhiều bài viết nói rằng "nhà tuyển dụng không coi trọng bằng Đại học", "kinh nghiệm mới là thứ họ cần", ... Ờ thì giả sử một bạn sinh viên học kinh tế, tốt nghiệp loại khá, nhưng có kinh nghiệm làm thêm về ở các công ty nhỏ trong thời gian học Đại học, dù sao thì tương lai vẫn rất rộng mở đối với họ, sự năng động, mối quan hệ, kỹ năng tốt, không còn gì phải bàn cãi nữa.



NNguồn ảnh: internet


Nhưng so sánh giữa một sinh viên học Đại học nhưng làm trái ngành và một bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3 thì cơ hội của họ có ngang nhau không? (Với điều kiện các kỹ năng cần thiết đều như nhau)


* Đối với một bạn sinh viên tốt nghiẹp Đại học nhưng làm trái ngành:

. Môi trường ĐH năng động với các hoạt động ngoại khóa và những con người có học thức ít nhiều cũng giúp họ có những mối quan hệ tốt, có cơ hội để tìm thấy đam mê thực sự của mình và động lực để đạ được chúng.

. Nhưng cái giá vài trăm triệu cho 4 năm ĐH như thế có vẻ quá đắt.


* Đối với một người chỉ tốt nghiệp cấp 3:

. Sớm phải đối mặt với cơm áo gạo tiền khiến họ mau chóng tìm một công việc, thường thì là học nghề để làm công nhân. Nếu họ cảm thấy có thể hạnh phúc cả đời với nó thì thật tốt, họ sẽ tìm được động lực để nâng cao tay nghề, kỹ năng. Nhưng nếu họ đi làm chỉ vì cảm thấy cần phải làm việc, thì cũng sẽ có ít động lực hơn để tìm ra một cái gì khác mình thực sự thích và theo đuổi nó, vì tiền, vì môi trường xung quanh. 

. Đổi lại, họ sớm kiếm được tiền, sớm học có thêm kinh nghiệm nghề nghiệp và kinh nghiệm sống.


Nếu A là một bạn sinh viên ĐH, B là một bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3. A và B cùng muốn xin vào làm ở một công ty không liên quan đến ngành học ở trường của A và chắc chắn B cũng chưa từng đến một trường Đại học nào dạy về cái đó. Nhưng bằng một động lực ghê gớm nào đấy, A và B đều từng học ngoại ngữ, từng học những kỹ năng và có những kinh nghiệm nghề nghiệp cần thiết (Ý mình ở đây là những kỹ năng có thể học từ các khóa học ở các trung tâm, và kinh nghiệm từ đi làm thêm).


Trường hợp như A chắc không phải hiếm, nếu có hơi chật vật một chút thì cũng vẫn chưa phải là hết cơ hội.


Nhưng còn trường hợp của B thì sao? Nếu đó là một văn phòng, một công ty lớn, liệu hồ sơ của B có bị gạt phăng mặc dù cậu đáp ứng tất cả những gì họ cần ngoại trừ cái bằng ĐH?

(Còn nếu cả 2 cùng xin làm công nhân thì chắc A sẽ phải giấu cái bằng ĐH của mình đi (cái này là mình đọc được trên một số bài báo thôi)


Nếu câu trả lời cho câu hỏi trên là có, thì sự phân biệt đối xử và nhũng định kiến là dựa vào cái gì? Vì họ nghĩ rằng trường ĐH (mặc dù trái ngành) đủ tốt để đào tạo những người có đức có tài, hay vì cho rằng tốt nghiệp cấp 3 thì không đủ trình độ - điều khiến họ chỉ dám an phânj với tấm bằng nghề


Nếu câu trả lời là không, thì những dòng "Yêu cầu: tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học" còn để làm gì?


Thực ra mình không phủ nhận vai trò của trường Đại học, hơn nữa, những người bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3 của mình chưa ai có động lực lớn như thế, và không phủ nhận nhiều khi mình cảm thấy họ là tiêu biểu cho một thế hệ trẻ nhận thức kém và nông nổi (ý mình không phải tất cả). 

Ừ thì làm công nhân thì có sao, cần gì cứ phải bon chen lên chốn phồn hoa đô thị, bó mình trong những văn phòng nhàm chán? Không sao hết, mình chỉ muốn có một cái nhìn công bằng thôi. 


Và cũng vì cái thế mà "học giỏi" thì mặc định là phải thi ĐH. Đôi lúc mình cảm thấy chi phí cơ hội cho những thứ nhận được ở trường ĐH là quá đắt. Phải chăng đó cũng chính là cái giá của việc cứ lao đầu vào ĐH như một cái máy?