Văn hoá có tính kế thừa và phát triển, giữ gìn văn hoá không có nghĩa ôm khư khư lấy những giá trị lỗi thời, nhưng mà ít nhất những giá trị lỗi thời còn có ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử, còn những thứ văn hoá tân thời rác rưởi thì có giá trị gì?
Rác văn hoá được đề cập ở đây là những sản phẩm tinh thần được làm ra nhằm mục đích xem cho vui và ngầm truyền bá, hợp thức hoá những điều nhảm nhí, độc hại.
nobita thầm yêu xuka, hái hoa hồng tặng cho chaien. Nếu chaien bằng lòng lấy nobita làm chồng thì một năm sau nobito chào đời
nobita thầm yêu xuka, hái hoa hồng tặng cho chaien. Nếu chaien bằng lòng lấy nobita làm chồng thì một năm sau nobito chào đời
Thời bây giờ, người ta thường bị tật chỉ sẵn sàng chấp nhận được niềm vui, đòn chí mạng nằm ở đây, xem cho vui, đọc cho vui... Đương nhiên, có cung thì có cầu, và từ đó những thứ giải trí lố lăng được sinh ra, nắm tay nhau dàn trải khắp sóng truyền hình lẫn mạng internet, đủ thứ hình thức từ thô kệch đến tinh vi, lố lăng từ câu từ đến biểu cảm, từ bi tới hài. Vui thì có chút ít đấy, nhưng sau khi vui thì chúng ta nhận được gì... Nói không được gì thì cũng không phải, ít nhất tôi có nhiều quotes đắc đíp để đăng fb, insta, những câu nói cửa miệng để thể hiện sự “ hề hước” của bản thân trong các cuộc đối thoại hằng ngày, ngoài ra, HẾT. Nói đến meme thì những thứ giải trí lố lăng đó còn không xứng làm meme, meme còn mang sắc thái vui vẻ theo kiểu tự nhiên, bật ra ngẫu hứng khi bàn luận một vấn đề cởi mở và đúng mực, tung meme còn có mảng miếng, tính bất ngờ, ẩn dụ, còn giới giải trí đem đến những thứ vui vẻ, đẹp mắt mang tính chất gây nghiện, gượng ép và bật ra vô tội vạ, đôi khi những thứ vui vẻ đó còn làm chúng ta ghi nhớ hay tôn sùng một cá nhân nào đó cố tình làm ra cái vui vẻ, đẹp đẽ đầy lố lăng.
Những thứ lố lăng đó hề hước dựa trên cái gì? Những câu bông đùa vô duyên chế giễu nhau, nhạc chế bẩn bựa, cười cợt trên cá nhân những người tâm thần hay lgbt, trong hài kịch có những nhân vật ngớ ngẩn nhưng cũng làm sao tới mức lố lăng phi lý như vậy, nói năng vô nghĩa, chủ đề thì rối loạn, tình tiết thì cường điệu, phóng đại quá mức, biểu cảm thì nhăn trề mếu đủ kiểu, hình thể thì uốn lượn cong vênh hòng cố thọt lét khán giả. Cái đó mới nói đến hài kịch thôi, còn bi kịch, chính kịch thì còn thảm hơn nhiều, lấy nước mắt và cảm tình khán giả thì phải làm cho khán giả tin tưởng, đồng cảm, thế thì sao? Editor lồng nhạc vào, mentor mếu máo, hú hét, cố tỏ vẻ tự nhiên, thí sinh thông minh quá – khóc, thí sinh hát hay quá – khóc, tình yêu đẹp quá ( cái này thì chưa biết thật hay giả) – khóc, cứ cái đà này thì trong tương lai chắc sẽ có cảnh dàn mentor cầm micro khóc mở màn thay cho intro hay trailer cho hoành tráng. Đâu phải cái gì có ý nghĩa, đẹp đẽ đều cần lấy nước mắt để tôn vinh đâu nhỉ? Ở trên tôi nhắc đến vui rồi thôi, ở đây tôi nhắc đến khóc rồi thôi. Rồi đứng trước những điều ý nghĩa thì hành xử thế nào, tiếp thu và suy ngẫm hay kế thừa ư? Không, suy ngẫm trong phút chốc, khóc rồi quên, tiếp tục bắt nhịp với chương trình được lập trình sẵn. Nguy hiểm, nguy hiểm thay.
Ô dề hơn nữa là mấy em nhỏ bắt chước idol, cố tỏ ra mình nguy hiểm, là tay chơi, là rapper lẩm bẩm vài ba câu cool ngầu. Một hành động thiếu đạo đức lẫn kiến thức thì biện minh cho nó bằng cái gì? Bằng ngụy biện ư, xưa rồi, biện minh bằng vẻ cool ngầu mới là thời thượng.
“ Không xem thì tắt tivi đi”, ok, không xem hài nhảm, game show hay nhạc rác nữa, tôi xem national geographic hay discovery đây! Thực sự, nền giải trí chúng ta chưa xây dựng được hoặc cố tình chưa xây dựng được tính cân bằng giữa giải trí và trí tuệ.
Sau tất cả, tôi nghiêm chỉnh mà thừa nhận rằng, tiếp thu dù chủ động hay bị động những thứ tạp nham đó đều làm tôi cảm thấy quá tải, phản cảm, vô duyên, nghe một hai lần còn thấy vui chứ như “ thuốc hồi chinh” thì thực sự phát điên mất. “Giải trí đến chết” quả thực là câu miêu tả đúng đắn, chết vì bất an, thiếu trí tuệ, ngụy biện, háo danh, giả tạo vì chìm đắm trong các giá trị ảo được các cá nhân tạo ra hòng thao túng tâm lý lẫn túi tiền người xem, hay đơn giản hơn là chết vì quá tải bởi có rất nhiều thứ nhảm nhí nhạt nhẽo tấn công các giác quan vô tội vạ.
Thuốc hồi chinh
Thuốc hồi chinh
Chúng ta sẽ thế nào khi mỗi ngày được truyền thông mớm rác vào đầu?
Suy thoái kinh tế rất đáng quan ngại, còn suy thoái văn hoá thì sao?
Sẽ ra sao nếu văn hoá phẩm rác dần thành công thuyết phục đa phần người xem?
Một đống rác thì còn dọn được nhưng một xã hội ngập tràn rác thì dọn thế nào cho sạch?
Đâu chỉ thực phẩm bẩn mới giết chết người ta, văn hoá phẩm bẩn cũng giết chết người ta, thậm chí giết luôn căn cội văn hoá lẫn đạo đức và tương lai của một cộng đồng.