Có bạn nào đã từng ăn salad trộn rong nho với nước sốt mè rang chưa nhỉ? Mình cá là có rồi, mình đã từng ăn và rất là thích mùi vị của mấy cọng rong nho luôn ấy, nó giòn giòn, mặn mặn, cắn phát là nổ cái rụp, khá là đã. Nhưng mà có bao giờ các bạn tự hỏi rằng thực ra rong nho là cái gì chưa?
Theo TS. Đàm Đức Tiến, công tác tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, rong biển (hay vĩ tảo, macroalgae) là những nhóm thực vật bậc thấp sinh sống ở những thủy vực nước mặn và/hoặc nước lợ. Rong biển được chia thành 3 nhóm chính: tảo lục (Chlorophyta), tảo đỏ (Rhodophyta) và tảo nâu (Ochrophyta), và thật thú vị, những nhóm này... thật ra hầu như chẳng liên quan gì tới nhau (ngoài việc đều là thực vật bậc thấp)!
Cho đến hiện tại, người ta đã ghi nhận được khoảng 739 loài rong biển ở vùng biển, vùng cửa sông nước mặn, nước lợ tại Việt Nam, chúng là nguồn lợi kinh tế có tiềm năng rất lớn để khai thác và sử dụng. Lấy ví dụ loài rong kể trên, rong nho (Caulerpa lentilifera), đây là một loại thực phẩm được rất nhiều nền ẩm thực thế giới ưa chuộng, một trong số đó là nền ẩm thực của Nhật Bản, và cũng nhờ Nhật Bản mà rong nho dần được nhiều người biết đến hơn. Vào năm 2003, rong nho giống từ Nhật Bản được nhập vào Việt Nam bởi Viện Hải dương học Nha Trang để nghiên cứu, 3 năm sau, tức vào năm 2006, Viện trồng thành công loài rong này lần đầu tại tỉnh Khánh Hòa và vào năm 2013, Viện đã chính thức chuyển giao công nghệ và mô hình nuôi trồng cho người dân để có thể phát triển kinh tế. Cũng nhờ vào loài rong này mà rất nhiều người dân sinh sống ở ven biển tỉnh Khánh Hòa đã có công ăn việc làm ổn định, giúp phát triển kinh tế ở các vùng ven biển, và cũng nhờ vậy mà chúng ta có nhiều rong nho hơn để trộn với salad ăn. Hiện tại, ở Việt Nam, những đơn vị nuôi trồng rong nhỏ thuộc phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa vẫn dẫn đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản này với khoảng 100 ha diện tích trồng rong., mỗi ha sẽ trồng được từ 5 đến 10 tấn rong, mỗi tấn giá từ 3 đến 4 triệu đồng. Xin phép nói thêm, ngoài rong nho ra thì khá nhiều loài rong biển khác được sử dụng để làm đồ ăn mà có thể các bạn sẽ thấy khá quen thuộc, ví dụ như rong mơ (Sargassum spp.), rong sụn (Kappaphycus spp.), rong mứt (Porphyra spp.), rau ngoai,... cùng nhiều loài khác. Ngoài mục đích sử dụng để làm thực phẩm, rong biển còn được dùng để phục vụ nhiều phương diện khác của đời sống con người như trồng làm cảnh, chiếc xuất ra các chất phụ gia (ví dụ như gelatin làm rau câu chẳng hạn) và nhiều hoạt chất sinh học có dược tính hay có khả năng giúp làm đẹp,...v.v, và một trong những tiềm năng lớn nhất, quan trọng nhất của rong biển là LÀM SẠCH VÀ CẢI TẠO NGUỒN NƯỚC.
Vậy thì do đâu mà nguồn lợi tiềm năng từ rong biển lại lớn đến như vậy? Và vì sao loại hình thủy sản này lại phổ biến đến mức không chỉ tỉnh Khánh Hòa mà rất nhiều tỉnh ven biển khác như Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế,...v.v cũng phát triển mô hình nuôi trồng loại thủy sản này? Chúng ta hãy cùng xét đến 3 yếu tố sau đây:
- Độ chống chịu.
- Tốc độ sinh trưởng và sinh sản.
- Chi phí và cách thức nuôi trồng.
Thứ nhất, về độ chống chịu, hầu hết các loại rong biển có thể sống tốt ở nhiều môi trường với độ mặn khác nhau, trong đó, khoảng độ mặn từ 24-27‰ (nước lợ với độ mặn cao) đến 27-35‰ (nước mặn) là khoảng độ mặn lý tưởng cho rong biển, nhưng khoảng chống chịu của chúng thì rộng hơn rất nhiều, chúng thậm chí vẫn có thể sống khi độ mặn tụt xuống 20‰ hay tăng lên 40‰. Một số loài rong biển không yêu cầu ánh sáng quá cao nên nhiều hộ dân vẫn có thể trồng rong trong bể xi măng mà vẫn cho ra sản lượng cao. Chất dinh dưỡng chính của rong biển là những khoáng chất trong nước biển (đó là lý do vì sao thực phẩm chế biến từ rong biển cung cấp rất nhiều khoáng chất gồm những nguyên tố đại lượng và vi lượng) và những chất dinh dưỡng thừa trong nước biển (chủ yếu là NO₃⁻ và PO₄³⁻, những chất này tồn tại rất nhiều trong nước biển) nên không cần lo lắng về nguồn dinh dưỡng cho rong nếu trồng trong các ao nuôi cấp nước trực tiếp từ cửa sông/biển.
Thứ hai, về tốc độ phát triển và khả năng sinh sản. Dựa vào thử nghiệm nuôi trồng trên rong nho (Caulerpa lentilifera) trên 2 mô mình trồng treo và trồng đáy, Viện Hải dương học Nha Trang đã thu được kết quả:
- Đối với mô hình trồng treo (trồng trên khung tre lưng chừng mực nước), sau 2 tháng, mầm rong được gieo trên khay treo có diện tích 75x75 (cm) phát triển cho ra sản lượng 2,67 kg/m².
- Đối với mô hình trồng đáy (cắm trực tiếp mầm xuống đáy), sau 2 tháng, mầm rong được gieo dưới đáy ao nuôi (mỗi mầm cách nhau 1 m) đã phứt triển cho ra sản lượng 4,64 kg/m².
Những cách trồng này hoàn toàn có thể áp dụng vào các loài rong biển khác.
Ngoài việc phát triển nhanh, hình thức sinh sản của các loài rong biển cũng rất lý thú và đa dạng. Vì là sinh vật bậc thấp, cấu tạo đơn giản nên những loài rong biển có thể sinh sản bằng cả con đường vô tính và hữu tính, chúng vừa có thể sinh sản bằng cách phân mảnh, đâm chồi, phóng ra bào tử vào môi trường xung quanh, vừa có thể sinh sản bằng cách phóng các giao tử đực và cái vào nước để chúng gặp nhau, tạo hợp tử và bám vào giá thể để phát triển.
Cuối cùng, dựa vào chi phí và cách nuôi trồng. Như đã nói ở trên, có 2 phương pháp trồng rong cơ bản là trồng treo (một biến thể khác là buộc dây vào mầm rong và thả trôi trong ao nuôi) và trồng đáy, những phương pháp này không yêu cầu kỹ thuật cao, không yêu cầu thiết bị phức tạp, không yêu cầu phải đo đạc và điều chỉnh nguồn nước nhiều (trừ những mô hình trồng rong ngoài các ao nuôi được cấp nước trực tiếp từ biển/cửa sông), nhờ những yếu tố đó mà loại hình nuôi trồng rong biển được gọi là "lỗ ít lãi nhiều".
- Độ chống chịu.
- Tốc độ sinh trưởng và sinh sản.
- Chi phí và cách thức nuôi trồng.
Thứ nhất, về độ chống chịu, hầu hết các loại rong biển có thể sống tốt ở nhiều môi trường với độ mặn khác nhau, trong đó, khoảng độ mặn từ 24-27‰ (nước lợ với độ mặn cao) đến 27-35‰ (nước mặn) là khoảng độ mặn lý tưởng cho rong biển, nhưng khoảng chống chịu của chúng thì rộng hơn rất nhiều, chúng thậm chí vẫn có thể sống khi độ mặn tụt xuống 20‰ hay tăng lên 40‰. Một số loài rong biển không yêu cầu ánh sáng quá cao nên nhiều hộ dân vẫn có thể trồng rong trong bể xi măng mà vẫn cho ra sản lượng cao. Chất dinh dưỡng chính của rong biển là những khoáng chất trong nước biển (đó là lý do vì sao thực phẩm chế biến từ rong biển cung cấp rất nhiều khoáng chất gồm những nguyên tố đại lượng và vi lượng) và những chất dinh dưỡng thừa trong nước biển (chủ yếu là NO₃⁻ và PO₄³⁻, những chất này tồn tại rất nhiều trong nước biển) nên không cần lo lắng về nguồn dinh dưỡng cho rong nếu trồng trong các ao nuôi cấp nước trực tiếp từ cửa sông/biển.
Thứ hai, về tốc độ phát triển và khả năng sinh sản. Dựa vào thử nghiệm nuôi trồng trên rong nho (Caulerpa lentilifera) trên 2 mô mình trồng treo và trồng đáy, Viện Hải dương học Nha Trang đã thu được kết quả:
- Đối với mô hình trồng treo (trồng trên khung tre lưng chừng mực nước), sau 2 tháng, mầm rong được gieo trên khay treo có diện tích 75x75 (cm) phát triển cho ra sản lượng 2,67 kg/m².
- Đối với mô hình trồng đáy (cắm trực tiếp mầm xuống đáy), sau 2 tháng, mầm rong được gieo dưới đáy ao nuôi (mỗi mầm cách nhau 1 m) đã phứt triển cho ra sản lượng 4,64 kg/m².
Những cách trồng này hoàn toàn có thể áp dụng vào các loài rong biển khác.
Ngoài việc phát triển nhanh, hình thức sinh sản của các loài rong biển cũng rất lý thú và đa dạng. Vì là sinh vật bậc thấp, cấu tạo đơn giản nên những loài rong biển có thể sinh sản bằng cả con đường vô tính và hữu tính, chúng vừa có thể sinh sản bằng cách phân mảnh, đâm chồi, phóng ra bào tử vào môi trường xung quanh, vừa có thể sinh sản bằng cách phóng các giao tử đực và cái vào nước để chúng gặp nhau, tạo hợp tử và bám vào giá thể để phát triển.
Cuối cùng, dựa vào chi phí và cách nuôi trồng. Như đã nói ở trên, có 2 phương pháp trồng rong cơ bản là trồng treo (một biến thể khác là buộc dây vào mầm rong và thả trôi trong ao nuôi) và trồng đáy, những phương pháp này không yêu cầu kỹ thuật cao, không yêu cầu thiết bị phức tạp, không yêu cầu phải đo đạc và điều chỉnh nguồn nước nhiều (trừ những mô hình trồng rong ngoài các ao nuôi được cấp nước trực tiếp từ biển/cửa sông), nhờ những yếu tố đó mà loại hình nuôi trồng rong biển được gọi là "lỗ ít lãi nhiều".
Nhưng có thực sự là loại hình nuôi trồng này không gặp khó khăn không? Xin thưa là không! Bất cứ một loại hình kinh doanh nào cũng có rủi ro của nó. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nguồn nước từ biển và các cửa sông càng bị nhiễm nhiều chất độc hại, thậm chí là nhiễm kim loại nặng, rong biển sống đa phần ở tầng đáy và hút chất dinh dưỡng từ nước nên sẽ là một "nhà kho" trữ rất nhiều kim loại nặng và những chất gây ô nhiễm, chưa kể, có nhiều hóa chất còn có thể làm chết rong biển, vì vậy, nếu rong không chết và được đưa vào sử dụng thì người sữ dụng có thể nhiễm phải các chất độc hại trữ trong rong biển.
Tóm lại, những loài rong biển rực rỡ màu sắc và được xem là cỏ dại dưới đáy biển này lại có tiềm năng kinh tế vô cùng lớn, có khả năng giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường và là một nguồn lợi có thể khai thác để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng cũng cần được bảo tồn bằng cách khai thác hợp lý và quan trọng hơn hết là bảo vệ môi trường. Đại dương không phải chỉ là của chúng ta, đó còn là nhà của vô vàn những loài động thực vật và các sinh vật khác, chúng ta lấy đi một cái gì thì chúng ta phải trả lại một thứ tương ứng, chúng ta khai thác từ biển thì chúng ta cũng phải biết bảo vệ biển. Hãy chung tay vì một Trái Đất xanh, sạch, đẹp!
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất