Ờm… bắt đầu sao nhỉ. Thôi thì xin mượn vài ý trong một bài viết của người bạn trên Facebook (anh Lucas Nguyễn) mà mình may mắn làm quen được để bắt đầu:
Nhiều người quan niệm rằng phim ảnh là nơi chúng ta có thể thoát ly khỏi thực tại. Trong khoảng 1, 2 thậm chí là 3 tiếng đồng hồ, khán giả có thể được chìm đắm trong một thế giới mới, phi thường hơn, duy mỹ hơn hoặc tàn khốc hơn thực tại ở ngoài kia.
Ròm ngược lại… hay không nhỉ. Bởi Ròm đã vẽ nên một bức tranh vừa quen vừa lạ. Chung cư Thanh Đa, sông Sài Gòn, phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố tây Bùi Viện,… những hình ảnh không cần giới thiệu cũng đã quá thân thuộc với những ai đang chạy tại Sài Gòn. Bên cạnh đó là những ngóc ngách mà có lẽ rất nhiều người chưa bao giờ đặt chân tới, thậm chí không nghĩ thế giới ấy có tồn tại.
RÒM: Phim hiện thực xã hội lưng chừng cảm xúc
Những con đường quen thuộc tại Sài Gòn
Thế giới trong một khu chung cư cũ nát, tối tăm ngay cả vào ban ngày. Ở đó có những con người lao động chỉ để sống qua ngày và bám víu vào số đề với khát khao được đổi đời.
Ròm, nhân vật chính - một thằng nhóc ốm o như cái tên của nó. Hằng ngày nó chạy đi bán vé dò và chuyên “tư vấn” số đề cho người dân trong chung cư để lấy “hoa hồng”. Nhờ tài ra số bách phát bách trúng, nó được người ta tin tưởng và cho ở tại một cái gác mái chật hẹp. Tất nhiên, thánh bàn đề cũng có lúc sai.
“Cái nghề của tao là vậy á. Mày thắng thì được tung hô, còn thua thì bị đánh. Đó là chuyện bình thường.”
Chua cay nhưng thực tế. Nghề nào cũng vậy. Làm tốt, đạt thành tích thì được tuyên dương. Làm sai, thất bại thì bị vùi dập.
Phim Ròm có gì đặc biệt mà gây sốt khi công chiếu

Ròm không phải đứa bán vé dò và tư vấn số đề duy nhất. Nó phải cạnh tranh với những thằng nhóc khác, điển hình là Phúc. Điểm chung giữa chúng: không cha, không mẹ, không bạn bè, ngay cả cái tên cũng chẳng có một ý nghĩa nào. Chúng chỉ biết rằng, nếu để đứa khác giật mối, nó sẽ đói. Và tin mình đi, “cuộc chiến” số đề này khốc liệt không kém bất kỳ 1 thương trường nào.
Phim “Ròm” chính thức công chiếu sau khi tranh giải online ở nước ngoài
Cuộc chiến số đề khốc liệt giữa Ròm và Phúc
Nội dung của bộ phim chỉ có vậy. Rất đời thường, thường tới mức không thể nào thường hơn. Thế nhưng qua lăng kính của điện ảnh, cái sự bình thường ấy mang lại sự day dứt trong đầu không ít người xem.
Nếu đặt một cái tên khác cho bộ phim, mình nghĩ “Chạy” là lựa chọn hợp nhất. Không chỉ là tên của bài hát chủ đề, mà từng phận người trong phim, tất cả đều chạy. Bất kể mục đích là gì, họ phải chạy.
Như đã nói ở trên, tại cái chung cư cũ ấy, con người ta lao động, làm việc chỉ để có miếng cơm qua ngày. Còn niềm tin, niềm hy vọng đổi đời, được thoát khỏi cái thực tại, họ gửi trọn vào những con số. Họ chơi đề hằng ngày, trông đợi một điều gì đó khác thường, thậm chí là làm những điều mê tín dị đoan để cho ra 1 con số, rồi hóng chờ kim đồng hồ điểm 16:30 để biết kết quả.
Nếu thắng, họ tiếp tục chơi đề với số tiền lớn hơn cùng niềm tin sau lần 1, sẽ có lần 2. Nếu thua, họ vay tiền, bán nhà để tiếp tục chơi đề, với hy vọng thua lần này, lần sau sẽ thắng. Không chỉ những người lao động nghèo, kể cả lớp tri thức cũng không thoát khỏi vòng xoáy ấy (chỗ này mình sẽ làm rõ hơn ở phần cmt, vì có spoil). Con ma đề chẳng biết có ma lực cỡ nào, mà khiến tất cả phận người ở khu chung cư ấy lao đầu vào như con thiêu thân. Họ lầm tưởng rằng bản thân đang nâng đôi chân để chạy tới một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng không! Bước chân của họ chỉ vẽ thành 1 vòng tròn lẩn quẩn không có điểm kết.
Phim Ròm vs. Xích lô và những cái 'án treo' của điện ảnh Việt Nam - BBC  News Tiếng Việt
Những phận người bám víu vào số đề
Đối với những đứa nhóc bàn đề như Ròm và Phúc, tụi nó càng phải chạy. Và chúng đã chạy từ khi tuổi đời chưa vượt qua 2 con số. Người xem có thể hình dung được điều này thông qua những cảnh phim quá khứ đan xen với thực tại. Chúng không chạy vì điểm số, vì thành tích học tập như những đứa trẻ cùng trang lứa may mắn khác. Chúng chạy vì miếng ăn. Chạy vì biết chẳng có ai lo cho chúng nữa.
Khác với những phận người ở chung cư. Ròm Phúc đã xác định được cái đích phía cuối con đường mà chúng phải chạy. Với Phúc, nó chạy để trở thành đứa ghi đề nhanh nhất, được tin tưởng nhất hay nói cách khác, trở thành kẻ mạnh nhất và được người khác công nhận. Sinh ra trong cái cảnh mồ côi, lớn lên trong khu ổ chuột và cùng những vết sẹo dài dù mới chỉ 13, 14 tuổi đã gieo vào đầu Phúc suy nghĩ rằng nếu không phải là kẻ mạnh nhất, rồi nó sẽ bị đào thải.
Còn với Ròm, nó chạy không chỉ vì miếng ăn, vì sinh tồn. Nó chạy để tìm cha mẹ, tìm sự yêu thương từ gia đình mà nó từng có. Và nó làm tất cả mọi thứ để đạt được mục đích, dẫu có đổ bao nhiêu giọt mồ hôi, đổ bao nhiêu máu, bị đánh bao nhiêu lần. Có lúc biết rằng điều đó là bất khả thi, nhưng Ròm vẫn chạy.
Vì sao 'Ròm' vừa công chiếu một ngày doanh thu đã cán mốc 10 tỉ đồng? |  Tuổi Trẻ Cười

Chạy chạy và chạy. Sao mà ám ảnh thế nhỉ. Cũng đúng thôi, chẳng phải mỗi người chúng ta đang chạy từng ngày sao? “Chạy vì miếng ăn, chạy vì nhà cửa. Chạy vì một nữa và vì gia đình cha mẹ tương lai.” Nhìn theo góc độ nào đó, chúng ta có lẽ cũng đang chạy chẳng khác gì những phận người trong phim cả. Chỉ là ta may mắn hơn thôi. Vì vậy, hãy chạy hết mình vì gia đình và cuộc sống. Đừng sự tồn tại bản thân trên đời này bằng không.
Phim Việt thắng giải ở LHP Busan nhận án phạt 40 triệu đồng

P/s: Nói thêm xíu về chạy, Ròm cũng đã chạy một quãng đường quá dài rồi. 8 năm làm phim, được vinh danh tại Busan, bị cấm chiếu, rồi bị hoãn chiếu do dịch,… một chặng đường quá chông gai. Và cuối cùng, Ròm đã tới đích khi được đã được công chiếu. Dù phim còn rất nhiều điều chưa đạt và cần cải thiện, nhất là hơi lạm dụng những cảnh đánh nhau. Nhưng Ròm là một trải nghiệm thật đặc biệt và mãn nhãn đối với mình. Còn bạn thì sao? Bạn đã chạy bao lâu rồi? 
Ghung576