Không ai có thể phủ định rằng: Một trong những cách vượt qua sự trì hoãn là tính kỷ luật. Ví dụ, bạn đặt mục tiêu đi làm sớm hơn mỗi ngày 10 phút cho đỡ tắc đường nhưng chưa từng làm được, bởi bạn luôn trì hoãn và cho phép bản thân dễ dãi với các vấn đề yêu cầu tính chính xác và đúng giờ.
review-sach-ngung-vien-co


Hãy kỷ luật ngay từ hôm nay, đừng trì hoãn nữa. Trì hoãn sẽ khiến bản thân bạn lụt dần trong sự trì trệ và không thể tiến bộ, bứt phá lên được.

Revisach chỉ muốn nói với bạn rằng, mỗi ngày bạn trì hoãn 1 lần, tức là bạn đang trì hoãn con đường đến với thành công.

Revisach xin giới thiệu tới bạn cuốn sách “Ngừng viện cớ” của tác giả Brian Tracy với khát vọng và quyết tâm đạt được mục tiêu và mọi điều bạn ấp ủ nhờ vào tính kỷ luật

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ CUỐN SÁCH “NGỪNG VIỆN CỚ”

Tác giả Brian Tracy là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Brian Tracy International - công ty chuyên đào tạo và phát triển cho các tổ chức và cá nhân. Ông giữ vai trò là huấn luyện viên hàng đầu về các kỹ năng cần thiết trong công việc và cuộc sống như lãnh đạo, bán hàng, tự tin, mục tiêu, chiến lược, sáng tạo và tâm lý thành công

Ông cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các công ty lớn, cụ thể là hơn 1.000 công ty với 5 triệu người và 5000 buổi nói chuyện trên khắp nước Mỹ, Canada cũng như hàng chục các quốc gia trên thế giới.

Vậy nên không ngạc nhiên khi ông cũng là một nhà viết sách tài ba với hơn 70 cuốn sách bán chạy nhất do tờ New York Times bình chọn.

Tác giả Brian Tracy có cuộc sống thời thanh niên cũng không hề dễ dàng: chưa tốt nghiệp trung học và trải qua công việc tay chân mưu sinh trong nhiều năm.

Ông không tập trung học hành nên các kỹ năng trường lớp bị hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng mềm. Nhưng đổi lại, ông là người có tính kỷ luật với bản thân rất mạnh mẽ.

Đây là điều quan trọng và mấu chốt giúp ông thay đổi hoàn toàn cuộc đời mình nhờ vào những tư duy mới mẻ, tích cực, kiên định. Ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sale (bán hàng), marketing, đầu tư, phát triển bất động sản.

Cuốn sách “Ngừng viện cớ” với cái tên quá dễ để bạn hiểu ra vấn đề: Thôi viện cớ - Ngừng đổ lỗi – Đừng trì hoãn – Hãy hành động ngay với mục tiêu mà bạn đã đặt ra. Ngừng viện cớđược viết cho những người có khát vọng và quyết tâm đạt được mục tiêu mà mình ấp ủ.

Mỗi chương trong tổng 21 chương của cuốn “Ngừng viện cớ” sẽ đưa bạn đến với từng bài học thực hành ý nghĩa. Từ đó giúp bạn hiểu thấu và áp dụng được phương pháp “ngừng viện cớ” vào trong cuộc sống và công việc.

Từng bước, bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng kỷ luật với bản thân, kiên trì, nghiêm khắc với bản thân, và học cách trở nên thành công trong mọi việc bạn làm.

Rèn luyện tính kỷ luật không phải là con đường ngắn nhất nhưng sẽ là con đường chắc chắn nhất giúp bạn trở nên ưu tú, xuất sắc hơn mỗi ngày.

NỘI DUNG CUỐN SÁCH “NGỪNG VIỆN CỚ”

Có câu nói rất hay rằng “Có vô vàn cái cớ biện hộ cho sự thất bại, nhưng không có cái cớ nào là chính đáng cả” Nếu bạn vẫn tiếp tục viện cớ cho mình 1 lần, đảm bảo sẽ luôn có lần thứ 2, thứ 3 và lần thứ n.

Bạn đương nhiên làm điều đó vì nó trở thành thói quen. Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: “Tại sao người khác thành công hơn mình? Bí quyết gì giúp họ thành công?

Tại sao cùng độ tuổi, cùng một khoảng thời gian, có người thành công, có người vẫn đang loay hoay đi tìm con đường cho chính mình? Có phải 100% người thành công đều do may mắn.

Thử đi, đến và hỏi xem bí quyết thành công của họ là gì, họ sẽ trả lời bạn ngay là: nhờ tính kỷ luật, nghiệm khắc với bản thân mà có.

Cuốn sách “Ngừng viện cớ” sẽ chỉ cho bạn 3 lĩnh vực chủ chốt và cách thức để bạn thành công trong từng lĩnh vực:

Mục tiêu trong đời sống cá nhân
Mục tiêu trong sự nghiệp tài chính
Hạnh phúc toàn diện
Sức mạnh của ngừng viện cớ trong việc đặt mục tiêu

Bạn sẽ chỉ viện cớ suốt ngày bởi bạn lấy lý do cho việc bạn không làm được một điều gì đó. Bạn phải tìm cách bao biện cho nó để không cảm thấy thất vọng hoặc tội lỗi.

Vấn đề mấu chốt của Ngừng viện cớ là việc bạn không làm, làm sai, làm chậm là vì bạn không có kế hoạch và mục tiêu từ đầu. Để rèn luyện được tính “ngừng viện cớ” bạn phải đặt ra những mục tiêu rõ ràng cho bản thân rồi nỗ lưc mỗi ngày, bám sát mục tiêu, hoàn thành kế hoạch. “Bạn không thể chạm đến những mục tiêu mà bạn không nhìn thấy”.

Chứng tỏ 1 điều, không có mục tiêu thì không thể thành công, không thể đạt được những giá trị trong cuộc đời.

Yếu tố 3%

Ngừng viện cớ chỉ ra chỉ khoảng 3% số người trưởng thành viết được ra mục tiêu và kế hoạch của cuộc đời mình. Và tất nhiên 3% số người đó thành công và kiếm được nhiều tiền hơn 97% số người còn lại.

Đơn giản chỉ là, bạn luôn nhanh hơn 97% số người không lập mục tiêu 1 bước, trong khi họ đang loay hoay tìm kiếm con đường đi cho mình, thử rồi thất bại và lại thử theo cách cũ, đi đến đâu tính đến đó thì bạn đã có sẵn kế hoạch trong tay, ngay hàng thẳng lối, bước thật nhanh về phía trước và mắt hương về mục tiêu.

Không chệch hướng, không loay hoay, không phân tâm xao nhãng. Bạn sẽ chỉ tập trung vào nơi bạn muốn đến và làm mọi cách để đến được nơi đó nhanh nhất mà thôi. Đây là lý do tại sao 3% người đặt mục tiêu, họ không chỉ thành công, mà còn thành công nhanh và chắc chắn nữa.

Ngừng viện cớ cho rằng mục tiêu sẽ chết nếu bạn không hành động và bám sát. Một mục tiêu mà bạn không dồn sức để thực hiện là mục tiêu chết.

Nó giống viên đạn mà không chứa thuốc súng, vô dụng. Sẽ có những người có mục tiêu rồi, nhưng để đó, hoặc làm giữa chừng thấy không có khả năng và bỏ dở.

Bạn nhất định đừng quên, mục tiêu đi liền với kỷ luật. Sự nỗ lực và tính kỷ luật là quá trình đi từ mục tiêu đến thành công.

Kỷ luật trong việc ghi chép – Can đảm trong hành động

“Cái gì có trong đầu thì sẽ có trong tay”, chưa đủ. Có trong đầu rồi nhỡ để luôn trong đầu và quên luôn thì sao. Vậy nên nghĩ gì cũng phải ghi chép ra để theo dõi và đối chiếu. Hành động có kỷ luật chính là ghi ra mục tiêu, theo dõi hàng ngày, xem bạn hoàn thành bao nhiêu % trên tổng kế hoạch đề ra

Ngừng viện cớ cho rằng việc ghi chép và theo dõi cẩn thận kế hoạch sẽ giúp viêc hoàn thành mục tiêu của bạn tăng gấp 10 lần. Chẳng mất nhiều thời gian cho việc bạn ghi chép mà lại là một lợi thế rất lớn cho bạn đó

Bạn cứ tưởng tượng, mỗi lần viết ra chính là một lần bạn suy nghĩ. Bạn sẽ tập trung và xem xét lại mục tiêu, những việc trọng tâm và phải đầu tư nhiều thời gian để thực hiện, cái nào quan trọng hơn. Khi bạn viết ra, bạn sẽ ghi nhớ vào trong tiềm thức, để biến mục tiêu thành hiện thực

“Chỉ có 3% số người trưởng thành viết ra mục tiêu của mình, và tất cả những người còn lại đều làm việc cho họ”. Điều này có nghĩa, bạn luôn viện cớ cho việc nỗ lực và cố hoàn thành mục tiêu mỗi ngày của chính mình để dành thời gian hoàn thành mục tiêu của người khác. Bạn có muốn làm điều đó trong suốt cuộc đời mình không?

Churchill đã nói “Can đảm quả thật là phẩm chất được xếp trước nhất, vì mọi phẩm chất khác đều phụ thuộc vào nó”. Quả thật chính xác.

Bạn phải đủ sự can đảm để ứng phó với mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống, không có sự can đảm, có đủ kế hoạch, đủ kiên trì cũng vô dụng. Bởi ai cũng có lúc sợ hãi, rụt rè, không đủ can đảm và dũng khí để thực hiện mục tiêu.

Điểm khác biệt duy nhất giữa người can đảm và kẻ hèn nhát chính là: Người can đảm luôn rèn luyện cho mình các kỹ năng quan trọng để đối phó với nỗi sợ, kiểm soát và điều khiển nó. Còn kẻ hèn nhạt sẽ bị chính nỗi sợ kiểm soát, lôi kéo và làm nhụt chí.

Vậy nên rèn luyện cho mình sự can đảm là vô cùng quan trọng

LỜI KẾT

Cuốn sách “Ngừng viện cớ” không chỉ là lời khuyên nhẹ nhàng mà chính là lời cảnh tỉnh, thúc giục với những ai chưa có mục tiêu hoặc vẫn đang mông lung về bước đi của cuộc đời mình bằng việc liên tục viện cớ và trốn tránh vấn đề.

Rằng hãy hành động, hãy đặt mục tiêu, hãy kỷ luật và nghiêm khắc với chính mình. Revisach tin rằng, nếu bạn rèn luyện được các kỹ năng chúng mình vừa chia sẻ, nhanh thôi, bạn sẽ tự hào vỗ ngực về những thành công mà bạn đạt được
#revisach
#review_sách_ngừng_viện_cớ